ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM PHONG
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Nam Phong
- Công ty cần tăng cường hoàn thiện về bộ máy quản lý, bộ máy điều hành của công ty, tăng cường đầu tư về chiều sâu trong lĩnh vực công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Công ty cần giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng, để lợi nhuận có thể đạt
53
mức cao nhất có thể.
- Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương hướng mua bán trực tiếp để tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của công ty trong năm tới . Thêm vào đó công ty còn có thể tìm thêm những nơi cung cấp linh kiện máy móc tốt và giá cả hợp lý để vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Công ty đang tiến hành tuyển dụng đào tạo đội ngũ kinh doanh, đội ngũ bán hàng có trình độ chuyên môn công việc.
- Công ty đang tiến hành giảm tải công việc cho kế toán hàng hóa thành kế toán thu ngân chuyên làm phiếu và thu tiền khách hàng, và kế toán kho sẽ đảm nhiệm lượng xuất nhập tồn trong kho. Công ty mà có kế toán làm chuyên về kho sẽ giải quyết được rất tốt vấn đề tồn kho
Trong năm 2008-2009 lượng hàng tồn kho của công ty tăng 1.010.260.844 đ (chiếm thỉ trọng 47,8 % tổng TSLĐ . Đối với những sản phẩm thiết bị của công ty với trọng lượng hàng tồn kho lớn như vậy thì việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc hạ giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty .
Đối với hàng hóa tồn kho công ty nên thực hiện những phương pháp sau đây:
- Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã sản phẩm tạo ấn tượng tốt trên thị trường. Mặc dù hiện nay công ty đã tạo cho mình những khả năng cạnh tranh như: tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm , phương thức phục vụ ....để chạy đua với các doanh nghiệp khác nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận . Để làm được điều này công ty cần phải đầu tư những trang thiết bị hiện đại, mẫu mã đẹp ,bắt mắt, và phải tổ chức 1 bộ máy nhân viên thật hợp lý để hoạt động có hiệu quả.
- Công ty cần phải nghiên cứu thị trường mở rộng thị trường, nắm bắt xu
thế của thị trường qua các năm để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Bên cạnh đó công ty cần phải đầu tư vào chiến lược maketting để đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng một cách hợp lý nhất.
- Công ty cần tăng thêm nhiều chính sách ưu đãi khách hàng tốt hơn, chính sách tín dụng của công ty vừa phải lỏng mà cũng phải rất chặt chẽ áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng . Tính lỏng áp dụng cho từng tỉ lệ chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng đầu tiên khi mua sản phẩm đắt tiền có tính năng cao... tính chặt chẽ thể hiện ở chỗ phải quy đinh phạt thật năng đói với những khách hàng vi phạm hợp đồng mua bán trả tiền chậm so với ngày quy định. Bằng chính sách tín dụng đó công ty không những nhanh chóng thu hồi được tiền hàng mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong kinh doanh, điều này giúp cho việc quản lý các khoản phải thu
- Trong việc kinh doanh thường xuyên nảy sinh việc doanh nghiệp xuất giao hàng hóa cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền của hàng hóa xuất bán . Từ đó nảy sinh khoản phải thu của khách hàng.
Việc tăng nợ phải thu khi tăng thêm hàng hóa bán chịu cho khách hàng sẽ tăng thêm môt số khoản chi phí khác như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ....Tăng nợ phải thu cũng có nghĩa là tăng rủi ro đố với doanh nghiệp.
Do vậy để đảm bảo sự ổn định,tự chủ lành mạnh về mặt tài chính ,tránh bị tồn đọng vốn và chiếm dụng vốn , đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động , từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả , công ty cần có những biên pháp hữu hiệu xiết chặt kỷ luật thanh toán hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ quá hạn . Để làm được điều đó công ty cần có những biện pháp như sau:
- Công ty cần thu hồi nợ càng sớm càng tốt, động viên công nhân viên đi thu trực tiếp, tăng chi phí cho việc thu hồi nợ, quản lý các khoản thu được và tính toán chi tiết các khoản khách hàng đang nợ.
55
- Trước khi cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng công ty cần cân nhắc kĩ càng . So sánh lợi ích giữa chi phí từ khoản tín dụng đó trước khi đi tới quyết định cuối cùng. Khi quyết định cung cấp tín dụng thương mại thì trong hợp đồng cần quy định rừ thời hạn , hỡnh thức thanh toỏn và mức phạt chậm so với quy định trong hợp đồng.
- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm hía cho khách hàng khi khách hàng mua một số lượng lớn nhằm đẩy nhanh quá trình thanh toán của khách hàng , hạn chế các khoản nợ dây dưa khó đòi. Để làm được điều này tỉ lệ chiết khấu công ty chưa phù hợp , hấp dẫn khách hàng thanh toán ngay vừa bù đắp được chi phí vốn và rủi ro mà công ty có thể gặp khi sử dụng chính sách tín dụng thương mại.
- Định kỳ công ty nên tổ chức đánh giá công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng quen thuộc , những khách hàng hay mua sản phẩm của công ty và đi giới thiệu cho những người khác. tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu nhập những ý kiến củ khách hàng , tạo điều kiện cho công tác bán hàng và thu nhập tiền hàng 1 cách tốt hơn, thường xuyên hơn nữa tổ chức các buổi thảo luận, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn cho từng thành viên trong công ty.
- Tỉ trọng tài sản lưu động chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty 90,5 % còn TSCĐ lại chiếm tỉ trọng qua ít 9,5% hai khoản mục này chênh lệch quá lớn, là do cơ sở vật chất của công ty chưa được đởi mới nhiều . trong tình hình cạnh tranh gay gắt như ngày nay việc đầu tư mua sắm TSCĐ đúng hướng , đúng mục đích là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh , đồng thời góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu , từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Những yêu cầu đặt ra trong công việc
Yêu cầu thống nhất:
Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo yêu cầu thống nhất
giữa bộ phận kế toán Công ty với đơn vị kế toán cơ sở về: phương pháp đánh giá hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định, thống nhất về việc sử dụng tài khoản, về nội dung, tên gọi, mẫu sổ… Đảm bảo được yêu cầu này thì công tác tổng hợp số liệu kế toán của DN được dễ dàng, giúp quản lý DN cũng như cơ quan Nhà nước đánh giá được chính xác tình hình, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của DN.
Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả:
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm về thời gian, về chi phí. Phải làm sao để các giải pháp đó khi thực hiện sẽ giúp cho khối lượng công việc của kế toán được giảm nhẹ, không đòi hỏi chi phí quá lớn mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý DN.
Muốn vậy DN nên kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mỗi bộ phận kế toán tài chính của Công ty sẽ đảm nhiệm thêm phần hành kế toán quản trị. Kế toán tài chính cung cấp thông tin trong quá khứ cho các đối tượng bên ngoài DN qua hệ thống báo cáo tài chính. Nhà quản lý DN muốn đưa ra quyết định kinh doanh có hiệu quả thì ngoài thông tin về kế toán tài chính còn phải được cung cấp thông tin trong nội bộ DN liên quan đến hoạt động kinh tế trong cả quá khứ và tương lai. Những thông tin này có được từ công tác kế toán quản trị DN.
Yêu cầu chính xác và kịp thời:
Quản lý DN muốn đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn thì phải được cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, DN nào chớp được cơ hội kinh doanh, lựa chọn phương án kinh doanh đúng đắn thì DN đó sẽ thành công. Vì vậy, giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải làm sao đưa ra kết quả tính toán chính xác mà vẫn đảm bảo tính kịp thời cho lãnh đạo DN.