Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tăng thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN

1.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tăng thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững

1.3.1. Tốc độ tăng thu ngân sách

Tốc độ tăng thu ngân sách phải ở mức hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Điều này sẽ đảm bảo được tỷ suất huy động nguồn thu từ nền kinh tế vào NSNN, nhằm đạt mục tiêu ổn định mức đóng góp về thuế, phù hợp với

Ngân sách Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp xã

khả năng, nội lực nền kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngân sách, không để xảy ra tình trạng thu từ thuế không đủ chi thường xuyên của nhà nước. Nếu tốc độ tăng thu ngân sách lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra gánh nặng về thuế với nền kinh tế, điều này có thể sẽ dẫn đến kìm hàm động lực phát triển của nền kinh tế. Ngược lại nếu tốc độ tăng thu ngân sách thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguy cơ thu không đủ nhu cầu chi tiêu và bội chi ngân sách.

1.3.2. Đảm bảo cán cân ngân sách cơ bản

Cán cân ngân sách cơ bản chính là chênh lệch giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên của NSNN. Nếu thu thường xuyên bằng chi thường xuyên, ngân sách cơ bản được cân bằng, không có thâm hụt, cũng không có thặng dư. Nếu thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản có thặng dư. Nếu thu thường xuyên nhỏ hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản bị thâm hụt (thâm hụt ngân sách cơ bản). Cán cân ngân sách cơ bản được đảm bảo, sẽ làm tăng khả năng thanh toán của ngân sách nhà nước. Theo thông lệ, thu thường xuyên bằng tổng thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ổn định theo luật của NSNN, không kể tiền vay.

Chi thường xuyên bao gồm tất cả các khoản chi của NSNN (kể cả chi trả lãi) trừ chi đầu tư phát triển.

1.3.3. Cơ cấu thu ngân sách

Cơ cấu thu ngân sách là tương quan, tỷ lệ giữa các bộ phận của các nguồn thu ngân sách cấu thành quỹ ngân sách, mối quan hệ giữa chúng với nhau và quan hệ với tổng thu NSNN trong một chỉnh thể thống nhất. Cơ cấu thu NSNN bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nội dung thu NSNN được sắp xếp theo những tiêu thức nhất định gọi là tiêu thức phân loại thu NSNN, như: thu ngân sách đối với thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác… Về định lượng, các khoản mục thu NSNN được lượng hóa thông qua các số đo cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục so với tổng thu NSNN hàng năm hoặc so với GDP. Những tỷ lệ này được gọi là tỷ trọng của từng khoản thu trong tổng thu NSNN hoặc trong GDP; thông qua đó để xác định được vị trí, quy mô của từng khoản thu so với tổng thể nền kinh tế. Từ đó, thấy

được mức độ quan trọng của từng khoản thu, phản ánh sự lựa chọn, mức độ ưu tiên của Nhà nước trong cơ cấu thu, tỷ trọng các nguồn thu trong NSNN ở mỗi thời kỳ.

Cơ cấu kinh tế thể hiện tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế một quốc gia nó được thể hiện thông qua tỷ trọng các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thường được chia thành cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo vùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần. Mỗi ngành, mỗi vùng, thành phần kinh tế trong điều kiện nhất định tạo ra mức tích lũy khác nhau do vậy cần có những chính sách để có thể huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Khi cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về tỷ lệ động viên các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.

Cơ cấu thu ngân sách, đặc biệt là cơ cấu thuế thể hiện mức độ huy động tập trung các nguồn lực tài chính, đó là quá trình phân phối các kết quả của quá trình sản xuất, do quy mô cơ cấu kinh tế quyết định. Nếu quy mô kinh tế lớn thì sẽ mở rộng khả năng huy động từ các chủ thể trong xã hội.

Về cơ cấu, thu NSNN mang tính bền vững phải có một tỷ lệ áp đảo các nguồn thu từ thuế đánh vào các hoạt động kinh tế trong nước (thu nội địa), phải đạt trên 75% tổng thu ngân sách, trong đó thu nội địa từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 66% không kể các yếu tố như; Các khoản thu chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại sinh như (thuế XNK, dầu mỏ,…) phải chiếm tỷ trọng nhỏ; Các khoản thu không thường xuyên (như thu từ đất đai, thu bán tài sản công…) cũng phải chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN. Một NSNN bền vững, xét về phía nguồn thu, phải dựa chủ yếu vào các khoản thu từ thuế đánh trên nền tảng các hoạt động kinh tế trong nước. Ðể bảo đảm NSNN bền vững thì thu NSNN cũng cần được đẩy mạnh, đặc biệt thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng thu từ kinh tế trong nước, giảm dần sự phụ thuộc nguồn thu từ tài nguyên, dầu thô và xuất nhập khẩu bởi các khoản thu này khó bền vững do phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường thế giới. Nếu tỷ suất thu thuế, phí trực tiếp từ các hoạt động kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN cũng cho thấy chính sách thuế tuy có phần yếu kém, thiếu cơ sở bền vững, không ngăn chặn các hành vi tăng trưởng không bền vững, tăng trưởng bằng mọi giá... từ đó, không góp phần thúc đấy kinh tế phát triển bền vững

thì cuối cùng cũng làm mất tính bền vững của NSNN, vừa không đóng góp làm tăng một cách hợp lý quy mô thu NSNN, cải thiện tích cực phần tỷ trọng các nguồn thu có tính bền vững trong kết cấu thu NSNN, cần sớm được hoàn thiện để ổn định bền vững nguồn thu NSNN nhưng hệ thống thuế đó cũng khá ưu ái đối với các doanh nghiệp.

1.3.4. Tính công bằng

Ngân sách được xem là bền vững khi gánh nặng thuế và các lợi ích do các chương trình chi tiêu của Chính phủ có sự công bằng và bình đẳng giữa các thế hệ khác nhau. Sẽ là không công bằng nếu chính sách ngân sách đem lại lợi ích cho thế hệ này song lại làm gia tăng gánh nặng thuế cho các thế hệ tiếp theo, tăng thu trong thời kỳ này mà làm ảnh hưởng tới nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai.

Cần phải đảm bảo được rằng các thế hệ người dân là người nộp thuế trong tương lai không phải đối mặt với các nghĩa vụ thuế mà bản thân họ không thể chấp nhận được khi Chính phủ thực hiện các chương trình chi tiêu hiện tại. Một chính sách ngân sách bền vững cũng cần phải “đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia một cách công bằng giữa các thế hệ khác nhau trong tương lai”. Chính sách ngân sách khi xét về yếu tố bền vững cần phải đảm bảo được yêu cầu là các chương trình chi tiêu ngân sách và huy động nguồn thu qua thuế có sự công bằng cả trong phạm vi một thế hệ dân và giữa các thế hệ dân khác nhau trong tương lai.

Việc lượng hoá để xác định mức độ công bằng thường khó hơn so với việc xác định khả năng cân đối ngân sách. Thực tế hiện nay cho thấy không có một định nghĩa nào về “sự công bằng” được tất cả mọi người chấp nhận cùng sử dụng.

Liệu những người dân thuộc các thế hệ trong tương lai có nên phải gánh chịu một nghĩa vụ thuế cao hơn khi mà họ giàu có hơn hay không? Trách nhiệm của các thế hệ trong tương lai đối với những người dân đang sống nên như thế nào là phù hợp? Các nhà hoạch định chính sách thường gặp phải rất nhiều trở ngại khi tiến hành đánh giá về tính công bằng giữa những người thụ hưởng và người nộp thuế khác nhau trong cùng một thế hệ.

Tính bền vững luôn đi cùng yếu tố công bằng. Ngân sách sẽ không bền vững nếu không có được sự công bằng. Sự phân bổ nguồn lực không công bằng sẽ không duy trì được bền vững trên cả giác độ kinh tế và chính trị. Trên giác độ chính trị, những người phản đối sự gia tăng thuế trong tương lai sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực phản đối sự gia tăng gánh nặng thuế quá mức xuất phát từ các nghĩa vụ phát sinh từ các chính sách mà Chính phủ đã thực hiện trong quá khứ. Về khía cạnh kinh tế, sự phồn thịnh của một quốc gia sẽ bị hạn chế do sự gia tăng thuế sẽ kéo theo các tác động tiêu cực làm giảm sút nỗ lực làm việc, ảnh hưởng xấu đến tiết kiệm và tổng mức đầu tư trong nền kinh tế.

1.3.5. Tác động lan toả

Ngân sách bền vững giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, phát triển ổn định và bền vững, giải quyết việc làm cho người lao động tác động gia tăng thu nhập, cải thiện tình trạng nghèo đói, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w