Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành địa phương 1. Lập kế hoạch NSNN

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.4. Đánh giá chung về tăng ngân sách bền vững

3.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành địa phương 1. Lập kế hoạch NSNN

Hiện nay việc lập dự toán ở các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong tỉnh thường có tư tưởng xây dựng dự toán thu năm sau cao hơn năm

trước nhưng ở mức khá thấp, nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch, do đó dự toán thu NSNN chưa phản ánh được thực chất tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy phải đổi mới ngay từ khâu lập dự toán ngân sách. Cụ thể :

Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khai thác triệt để từng vùng và lợi thế từng điạ phương. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn giúp cho cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn của NSNN; là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế-xã hội đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch.

Dự toán ngân sách phải được thảo luận giữa ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào NSNN.

3.2.1.2. Chấp hành NSNN

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế, tài chính và biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NSNN trở thành hiện thực. Chấp hành NSNN một cách đúng đắn là tiền đề quan trọng đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Từ đó làm cho kinh tế tăng trưởng và phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Chỉ có chấp hành ngân sách theo đúng luật ngân sách Nhà nước quy định mới có khả năng kiểm tra tính đúng đắn, hiện thực của các chỉ tiêu trong dự toán NSNN.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách. Việc kiểm tra, thanh tra là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý ngân sách, được coi là một trong những yếu tố huy động nguồn vốn của Nhà nước và quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn vốn đó.

Tăng cường công tác quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN mà trước hết là các khoản thuế vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội.

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hướng giảm thuế suất, mở rộng diện thu, đơn giản các sắc thuế; có chính sách thuế khuyến khích mạnh mẽ đầu tư và tích luỹ trong nước để tăng thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khai thác và quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả.

3.2.2. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Thực hiện nguyên tắc vừa đảm bảo tập trung cho NSTW vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương trong việc điều hành ngân sách đã được phân cấp. Để đảm bảo nguyên tắc này, Quốc hội chỉ quyết định các nhiệm vụ cơ bản của ngân sách Nhà nước như tỷ lệ động viên từ GDP, mục tiêu chi cần tập trung, tỷ lệ bội chi...

Gắn việc phân cấp ngân sách với sự phân chia quyền lợi về kinh tế - xã hội.

Việc phõn chia cỏc nguồn thu và cỏc nhiệm vụ chi phải rừ ràng, cụ thể và ổn định trong một thời gian tương đối dài để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách ổn định.

Thực hiện các mục tiêu trên cần phải áp dụng vào từng chính sách thuế cụ thể. Tuy nhiên, mỗi chính sách thuế đảm nhận chức năng và vai trò khác nhau, nên thứ tự mục tiêu có thể khác nhau, nhưng mục tiêu huy động nguồn thu nên đặt lên hàng đầu.

Ngành thuế tiếp tục xây dựng hoàn thiện chính sách thuế theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng bộ với việc định các mức thuế suất hợp lý, đảm bảo hiệu

quả, công bằng bình đẳng, công khai minh bạch phục vụ tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện chính sách xã hội nhà nước.

Về cơ bản, pháp luật, luật thuế là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền nhà nước, tỉnh không can thiệp được. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tỉnh cần chủ động trong phân cấp quản lý nguồn thu. Phân cấp nguồn thu có nhiệm vụ chi là vấn đề trọng tâm của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Cả lý luận và thực nghiệm ở các nước, cũng như trong quan điểm, đường lối của Đảng ta đều cho thấy trong phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải luôn đảm bảo cho ngân sách cấp trên giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận những nhiệm vụ chi chính và quan trọng để thực hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế đảm bảo sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các vùng, các nghành trình độ, bước đi thích hợp.

Trên cơ sở đó tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh phân cấp nguồn thu theo các hướng:

- Các khoản thu mỗi cấp hưởng 100% phải được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách. Vì vậy cần phân cấp mạnh hơn các nguồn thu này cho ngân sách các cấp quận huyện để khuyến khích chính quyền các cấp làm chủ ngân sách cấp mình. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện, xã và tương đương trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại… Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay phân nên phân cho cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm đến các nguồn thu này, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, nhất là cho nông nghiệp và nông thôn.

- Đảm bảo phân cấp nguồn thu phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội.

- Phân cấp địa phương đảm nhận thu (kết hợp với phân cấp nhiệm vụ chi) từ những hàng hóa dịch vụ công cộng cấp địa phương như nhà ở công cộng, cấp nước, cơ sở hạ tầng nông thôn…

- Tiếp tục chuyển một số khoản thu từ doanh nghiệp tư nhân, dịch vụ, thương nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể,… về chi cục thuế quận huyện quản lý.

Đổi mới cơ chế thu thuế, để các doanh nghiệp tự kê khai nộp thuế. Qui trình nộp thuế hiện nay thực hiện như sau: doanh nghiệp tự tính toán, kê khai với cơ quan thuế, cơ quan thuế tiến hành thẩm tra và thông báo thuế xuống doanh nghiệp, các doanh nghiệp theo số thuế được thông báo mà tiến hành nộp thuế. Đây tưởng như một cơ chế thu chặt chẽ nhưng trên thực tế lại tỏ ra kém hiệu quả. Từ khi doanh nghiệp kê khai đến cơ quan thuế ra thông báo thuế và doanh nghiệp tiến hành nộp thuế chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn là khép lại một chu trình thu. Một cơ quan thuế thực hiện theo cơ chế này sẽ phải đảm đương một khối lượng quá lớn các công việc nếu muốn làm tốt công tác thanh tra kiểm tra việc kê khai thuế của các doanh nghiệp. Trên thực tế, đòi hỏi này quá sức với cơ quan thuế. Việc thanh tra kiểm tra của cơ quan thu thuế vì thế chỉ mang tính hình thức, hiệu quả công việc không cao.

Kết thúc một qui trình nộp thuế, coi như việc thu nộp đã hoàn tất. Quì trình này vừa gây phiền hà, vừa kém hiệu quả lại vừa tạo cơ hộ phát sinh những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thu. Thời gian qua, Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp, kết quả rất thành công. Với cơ chế mới, việc doanh nghiệp đã nộp thuế thì qui trình quản lý vẫn chưa kết thúc, còn công tác hậu kiểm tra của cơ quan chức năng. Việc hậu kiểm tra vừa giảm bớt gánh nặng công việc cho cơ quan thu, từ đó nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế các doanh nghiệp. lại vừa mang lại sự tiện lợi cho đối tượng nộp thuế; đặc biệt là tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế, mang lại kết quả thu đúng hơn sát với thực tế tình hình phát triển doanh nghiệp hơn. Hậu kiểm chọn mẫu các doanh nghiệp sẽ giúp giảm gánh nặng và nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra.

Trong giai đoạn hiện nay nước ta chưa thể đổi mới hoàn toàn các luật thuế một cách đột ngột và đồng loạt trong một thời điểm ngắn cho nên việc cải tiến hệ thống luật thuế nên được thực hiện theo kế hoạch với từng giai đoạn phát triển.

Cùng với điều kiện tự nhiên và lịch sử để lại những đặc thù riêng nên tỉnh Bắc Ninh phải vận dụng khéo léo công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Bất kỳ loại thuế nào cũng có vai trò riêng, do đó khi áp dụng mỗi luật thuế

Nhà nước cần xem xét và thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

Thứ nhất, đổi mới hệ thống thuế gắn với mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử: bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống thuế cũng phải tính đến yếu tố hiệu quả: Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp thông qua hệ thống thuế nhằm phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Hệ thống thuế phải cải tiến theo hướng đơn giản hóa và dễ hiểu, dễ quản lý và không tốn kém. Hệ thống thuế phải đảm bảo linh hoạt trong mọi điều kiện thay đổi kinh tế xã hội, bên cạnh đó cần đáp ứng được tính công bằng và hợp lý.

Trên cơ sở những yêu cầu cơ bản đó Nhà nước sẽ điều chỉnh các luật thuế cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ nhất định.

Thứ hai, kết hợp hài hòa giữa thuế trực thu và gián thu: trong một hệ thống thuế bao gồm cả luật thuế gián thu và thuế trực thu, mỗi loại thuế lại có những vai trò riêng và hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ hơn. Nếu chỉ sử dụng các luật thuế trực thu dễ nảy sinh mâu thuẫn và luôn có sự chống đối của người nộp thuế đối với các cơ quan quản lý thuế. Đặc biệt là trong những thời điểm nền kinh tế có biến động lớn mà các chính sách thuế trực thu không có sự điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế và dễ chuyển thành các mâu thuẫn về chính trị xã hội.

Các luật thuế gián thu cũng có những ưu điểm trong việc làm giảm các mâu thuẫn đó nhưng các luật thuế này rất dễ gây chồng chéo và tạo gánh nặng về thuế đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các luật thuế có diện thu thuế rộng và bao quát. Mặc dù các nước phát triển có thiên hướng sử dụng nhiều các luật thuế trực thu thay cho thuế gián thu trên cơ sở hiện đại hóa quản lý thu thuế nhưng không phải không có các luật thuế gián thu như các nước khác.

Thứ ba, Cải tiến phương pháp tính và áp thuế suất, hướng đến một hệ thống thuế đơn giản hơn và thống nhất không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Luật thuế nên có ít mức thuế suất hơn và đơn giản hơn trong cách tính toán.

Khoảng cách về các mức thuế suất sẽ ít và đối tượng nộp thuế sẽ rộng hơn nhưng cũng được bình đẳng hơn. Hệ thống thuế nên thống nhất trên các mặt như đối tượng nộp thuế, điều kiện nộp thuế, cách tính toán thuế và các điều kiện ưu đãi hay miễn giảm thuế. Về mức thuế và thuế suất phải có căn cứ khoa học. Về chế độ khai báo và nộp thuế nên thực hiện theo cơ chế tự nguyện trên cơ sở áp dụng các biện pháp kinh tế. Hạn chế các biện pháp ưu đĩa miễn giảm thông qua thuế nhằm nâng cao tính độc lập của từng sắc thuế. Chuyển dần những hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế thành các chương trình hỗ trợ độc lập nhằm tăng cường sự bình đẳng của thuế đối với mọi đối tượng.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý thuế: Thủ tục hành chính thuế đơn giản, minh bạch tạo thuận lợi cho người nộp thuế, được công khai để người nộp thuế có thể giam gia vào quá trình giám sát việc thực thi pháp luật thuế. Quy trình quản lý thuế được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin về cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung; đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại đối tượng nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Để tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trường, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tớnh đơn giản, rừ ràng, minh bạch, cụng khai, gúp phần thỳc đẩy cải cỏch hành chớnh và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, thực hiện cơ chế tự khai-tự nộp, một số luật thuế cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w