Kinh nghiệm phát triển kinh doanh ở thị trường nước ngoài và bài học cho NHTMCPVN

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NƯỚC NGOÀI CỦA NHTM VN

1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh ở thị trường nước ngoài và bài học cho NHTMCPVN

1.4.1 Kinh nghiệm phá triển kinh doanh ở thị trường nước ngoài

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài, NHN đã cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tài chính và ngân hàng của nhiều nước vào Việt Nam để hoạt động.Với việc mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng trong nước được tiếp cận với thị trường tài chính quốc tê, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và kỹ năng kinh doanh nhất là về các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít có kinh nghiệm như kinh doanh ngoại hốim thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro.Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Đến nay có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 8 công ty cho thuê tài chính, 56 văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.Các tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt.Mặc dù thị phận hoạt động của các TCTD nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn ( khaongr 10% ) nhưng có vị trí quan trọng

trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam.Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam được ví như những “ kình ngư “ trong dòng sông hẹp.Đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận được 6 bộ hồ sơ, trong đó về cơ bản có 5 bộ hồ sơ đầy đủ, và 2 giấy phép lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài chính thức được cấp cho Ngân hàng của Hồng Kông - HSBC và Standard Chartered Bank.Tất nhiên, giấy thông hành chỉ được cấp khi các tổ chức đó vượt qua được những rào cản kỹ thuật cần thiết, như ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản tối thiểu 10tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp hồ sơ, nếu muốn mở thêm chi nhánh ngân hàng mẹ phải có tài sản trên 20 tỷ USD và vốn tối thiểu mỗi chi nhánh sẽ là 15 triệu USD, cũng như điều kiện về hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ.

Là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi.HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp “ Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương “. Với trụ sở chính tại Luân Đôn, HSBC có trên 9.500 văn phòng tại 86 quốc qua và vùng lãnh thổ.Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.527 tỷ USD tính đến ngày 31.12.2008.Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn.Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP.Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng, HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập văn phòng đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.Với hơn 130 năm hoạt động tại Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm :

- Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp

- Dịch vụ Ngân hàng cho các Tập đoàn Đa quốc gia và Định chế Tài chính - Dịch vụ Tiền tệ và Thị trường vốn

- Dịch vụ Thanh toán và Quản lý Tiền tệ - Dịch vụ Thanh toán Quốc tế

- Dịch vụ Chứng khoán - Dịch vụ Tài chính cá nhân.

Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cần phải linh hoạt và kiên nhẫn, ký được hợp đồng có thể phải mất vài năm.Nhìn chung thói quen kinh doanh vẫn mang tính Á châu và kinh doanh buôn bán vẫn chưa hòa đồng với các tập tục

phương Tây như trường hợp Hồng Kông và Singapore.Tuy nhiên , Việt Nam không có một tập tục kinh doanh đồng nhất.Điều này được coi là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.Một vớ dụ là sự khỏc biệt rừ ràng giữa thúi quen kinh doanh ở miền Bắc ( Hà Nội ) với miền Nam ( Thành phố Hồ Chí Minh ) của Việt Nam.Và như vậy, các phương pháp tiếp cận và các chiến lược cần thay đổi tùy thuộc nơi đặt văn phòng đại diện hay chi nhánh ở đâu tại Việt Nam

Xây dựng mối quan hệ trước tiên luôn là lời khuyên đầu khi kinh doanh ở Việt Nam.Các hoạt động kinh doanh thành công hay phải mất nhiều thời gian nếu không xây dựng được các mối quan hệ hiệu quả.Điều đặc biệt thiết yếu là tạo lập được mối quan hệ với các đồi tác chính.Chính vì thế ngày 29 thang 12 năm 2005 , HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Viêt Nam ( Techcombank ), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn.Tháng 7 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank.Tháng 9 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% - 20% trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.

Tháng 9 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt.

Ngay 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09 năm 2008.Ngân hàng mới có tên là Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC ( Việt Nam ) đặt trụ sở chính ở tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM.Với số vốn đăng ký 3.000 tỷ đồng.Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC ( Việt Nam ) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên chính thức của tập đoàn HSBC.Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn

nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Năm 2009 sau khi trở thành ngân hàng 100% vốn ngoại đầu tiên tại Việt Nam, HSBC đã mở rộng mạng lưới lên 10 điểm giao dịch và 146 máy ATM.19/4/2009, lợi nhuận trước thuế mà HSBC Việt Nam đạt được là 1.018,23 tỷ đồng, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh không kể đến các khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 2.405,44 tỷ đồng; tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2009 là 36.689,32 tỷ đồng; tỷ suất sinh lợi trên vốn là 19%.Thông báo của HSBC Việt Nam cũng cho biết, trong năm 2009 ngân hàng này tiếp tục củng cố thế mạnh về vốn.Tỷ lệ an toàn vốn là 58% ( tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu là 8% ).Trong năm, HSBC Việt Nam nắm giữ 26.353,49 tỷ đồng tiền gửi khách hàng.Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động từ khách hàng đạt 51,3% tính đến ngày 31/12/2009.Tỷ lệ vốn ngắn hạn được dùng hỗ trợ cho vay dài hạn chỉ chiếm 6% ( tỷ lệ tối đa được Ngân hàng Nhà nước cho phép là 30% ). Nguồn vốn cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất là 3.902,63 tỷ đồng. Cùng với những dữ liệu trên, báo cáo cho biết hoạt động kinh doanh của HSBC Việt Nam trong năm 2009 đều có lãi trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả dịch vụ tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán.Đến năm 2010 ngân hàng HSBC Việt nam tiếp tục đạt được nhịp độ tăng trưởng ấn tượng đồng thời duy trì được sức mạnh về vốn và tính thanh khoản cao dù phải đối mặt với nhiều thách thức của thị trường.Lợi nhuận trước thuế tăng 389 tỷ đồng ( tăng 38% so với 2009 ) đạt mức 1.407 tỷ đồng. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh không kể đến các khoản chi phía dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 553 tỷ đồng ( tăng 24% so với năm 2009 ), đạt mức 2.961 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tín dụng giảm 74 tỷ đồng ( giảm 43% so với năm 2009 ), còn 97 tỷ đồng, đạt mức thấp nhất từ ngày thành lập ngân hàng 100%

vốn nước ngoài. Tổng tài sản của ngân hàng tính đến ngày 31/12/2020 tăng 11.312 tỷ đồng ( tăng 31% so với năm 2009 ), đạt mức 47.826 tỷ đồng. HSBC vẫn giữ vững vị trí ngân hàng nước ngoài hàng đầu năm thứ hai liên tiếp sau khi trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt nam với mạng lưới hoạt động được mở

rộng lên đến 14 điểm giao dịch và triển khai “ HSBC Premier “ – gói dịch vụ ngân hàng cấp cao toàn diện đầu tiên tại Việt Nam được kết nối trên phạm vi toàn cầu.Năm 2010, HSBC được đánh giá cao từ các nhà xuất bản tài chính hàng đầu qua các giải thưởng đạt được : Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 bởi FinaceAsia; Ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam năm 2009, 2010 bởi Global Finance; Ngân hàng lưu ký tốt nhất Việt Nam 2008, 2009, 2010 bởi Global Finance; Giải thưởng Rồng vàng cho Dịch vụ ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2010 bởi Thời báo Kinh tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Cho đến nay , trong nửa đầu năm 2011 tại Việt Nam, lợi nhuân trước thuế của HSBC vẫn theo đà tăng 116% so với cùng kỳ năm trước.Hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2011 của HSBC tại Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt mặc dù có nhiều thử thách đối với tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh, nhờ vảo thế mạnh của HSBC trong mảng dịch vụ tài trợ thương mại và những tiến triển tốt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cao cấp.Đến giữa năm 2011 báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế đạt 11,5 tỷ USD, tăng 3% so với nửa đầu năm 2010 và tăng 45% so với nửa cuối năm 2010; lợi nhuận có thể phân phối cho cổ đông đạt 8,9 tỷ USD, tăng 35% so với nửa đầu năm 2010, tăng 46% so với nửa cuối năm 2010.Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu trung bình trong kỳ báo cáo đạt 12,3%, tăng từ mức 10,4% của đầu năm 2010 và mức 8,9% của nửa cuối năm 2010; lãi trên mỗi cổ phiếu là 0,51 USD, tăng 34% so với nửa đầu năm 2010 và tăng 46% so với nửa cuối năm 2010; giá trị tài sản thuần trên một cổ phiếu là 8,59 USD, tăng 17% so với nửa đầu năm 2010 và tăng 8% so với nửa cuối năm 2010.Khoản dự phòng nợ xấu và rủi ro tín dụng của HSBC chỉ còn 5,3 tỷ USD, giảm 30% so với nửa đầu năm 2010 và giảm 19% so với nửa cuối năm 2010; hệ số cho vay trên vốn huy động ở mức 78,7%, tăng so với mức 77,9%

của nửa đầu năm 2010 và mức 78,1% của nửa cuối năm 2010; hệ số vốn cơ bản cấp một tăng từ 10,5% lên 10,8% trong 6 tháng đầu năm.Với tình hình tăng trưởng ổn định và tiến triển tốt qua các năm có thể thấy được vị thế của HSBC đối với thị

trường Việt Nam và cũng là kinh nghiệm cho các NHTM VN khi mở rộng phạm vi và phát triển hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

1.4.2 Bài học cho NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

Qua thực tế phát triển kinh doanh của HSBC tại thị trường Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra như sau :

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và phương thức phát triển hoạt động

Phát triển hoạt động kinh doanh không đơn thuần chỉ là cung cấp một số dịch vụ ngân hàng quốc tế, mà thực sự phải đi vào tất cả các phương thức hoạt động, đặc biệt là hiện diện thương mại thông qua việc thiết lập văn phòng đại diện, mua cổ phần của ngân hàng bản địa, mở Chi nhánh cũng như thành lập ngân hàng 100%

vốn nước ngoài. Để hiện diện thương mại thì cần phải vượt qua rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, điều kiện kinh tế địa phương. Giải pháp tối ưu ban đầu là tìm mọi cách mua cổ phần của ngân hàng bản địa, tiến tới có thể chi phối. Như vậy sẽ tận dụng và phát triển ngay trên thị phần và cơ sở hạ tầng hiện có của các ngân hàng bản địa, thay vì phải thành lập chi nhánh hay thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ khắc phục được những điểm yếu như thiếu kinh nghiệm thị trường, sự khác biệt về văn hóa.

- Mở rộng ngân hàng tới bất cứ đâu có khách hàng

Thông qua việc tăng cường những DVNH hiện đại, DVNH online, các hình thức giao dịch từ xa để đáp ứng nhu cầu của họ, thông qua Home Banking, Tel Banking, Internet Banking... Ngoài ra, Website cung cấp tỉ giá chung, các thông tin sản phẩm, tin tức và thể thao. Các khách hàng có thể thoải mái và tiện lợi khi thực hiện các cuộc giao dịch ngân hàng trực tuyến.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ :

Cần tạo ra những dịch vụ có tính năng vượt xa so với mục đích. Gây dựng thương hiệu chính là nhờ vào việc luôn tập trung tới những sản phẩm mới, sáng tạo và linh hoạt dựa trờn sự hiểu biết và năm bắt rừ nhu cầu của khỏch hàng.

Khi thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh thì sự đổi mới và các cuộc cải cách là điều quyết định cho sự tồn tại. Khả năng tận dụng mạng lưới rộng khắp toàn cầu và những chuyên môn quốc tế về sản phẩm dịch vụ tài chính tạo nên sự tin tưởng cho mọi khách hàng.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh ngay tại bản địa

Tham gia vào WTO sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, đa dạng hơn. Để xuất khẩu được DVNH trước hết các NHTM VN cần phải đứng vững ngay tại thị trường nước ngoài thông qua việc nghiên cứu hiện đại hóa công nghệ giảm giá thành dịch vụ, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, xây dựng thương hiệu... để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

- Hiểu được thế mạnh của đối thủ cạnh tranh

Ở một ngân hàng nước ngoài lớn, trong cơ cấu lợi nhuận 40% là kinh doanh ngoại hối và trái phiếu; thu phí thanh toán xuất nhập khẩu và các phí khác của khách hàng doanh nghiệp chiếm 20%; dịch vụ khác chiếm tỉ trọng còn lại. Ở một số ngân hàng nước ngoài khác, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ và ngân quỹ cũng chiếm 40% lợi nhuận.

Rừ ràng, dịch vụ ngoại hối và phớ mới là nguồn lợi nhuận chớnh của ngõn hàng nước ngoài. Khi mà NHTM VN vốn quen với việc bị ràng buộc bởi các quy định hành chính liên quan đến kinh doanh ngoại tệ, không thể lách luật, thì các ngân hàng nước ngoài tỏ ra linh hoạt.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w