Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh nước ngoài của NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54 - 85)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở NƯỚC NGOÀI CỦA NHTM CP NGOẠI

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh nước ngoài của NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1 Các điều kiện phát triển kinh doanh ở nước ngoài của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1 Điều kiện về vốn :

Mặc dù hoạt động khó khăn trong năm 2010, nhưng kết quả kinh doanh của Vietcombank tương đối khả quan với mức lợi nhuận sau thuế 4215 tỷ đồng. Trong cơ cấu thu lãi của Vietcombank thì phần lớn vẫn là từ tín dụng, tuy nhiên những

mảng kinh doanh khác cũng có mức tăng trưởng tốt, và dẫn chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận thuần trước chi phía dự phòng ( lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 927 tỷ , lãi từ kinh doannh ngoại hối đạt 1152 tỷ, lãi từ đóng góp vốn cổ phần đạt 496 tỷ ).

Thu nhập ngoài lãi thuần tăng 20,03% năm 2010 báo hiệu tiềm năng của các mảng hoạt động ngoài tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Điều này cũng là một thuận lợi khi Vietcombank sẽ không phải phục thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng nên ít bị ảnh hưởng từ các cú shock lãi suất.

Bảng 2.1 : Tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của Vietcombank Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

TỔNG TÀI SẢN 167.128 197.363 222.090 255.496 307.496

Vốn CSH 11.228 13.528 13.946 16.710 20.669

Tổng dư nợ TD/TTS 39,68% 48,34% 50,79% 55,43% 57,50%

Thu nhập lãi thuần 3.817 4.005 6.622 6.499 8.188

Thu nhập ngoài lãi thuần 1.472 2.109 2.318 2.788 3.337

Lợi nhuận trước thuế 3.877 3.149 3.590 5.004 5.479

Thuế TNDN ( 1.016 ) ( 759 ) ( 862 ) ( 1.060 ) ( 1.243 )

Lợi nhuận sau thuế 2.861 2.390 2.728 3.945 4.236

Lợi nhuận thuần sau thuế 2.859 2.380 2.711 3.921 4.215 Nguồn : Báo cáo thường niên VCB 2010

Bên cạnh đó, vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước.Vietcombank là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2010 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng đạt 178.814 tỷ đồng, tăng 25% so

với cuối năm 2009, hoàn thành kế hoạch HĐQT đề ra.Dư nợ cho vay SMEs chiếm tỷ trọng 29,6% trên tổng dư nợ đạt kế hoạch do Tổng giám đốc giao

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank

Đơn vị tính : tỷ đồng

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

HĐQT GIAO

THỰC HIỆN 2010 ĐÁNH GIÁ

Tổng dư nợ ( đơn vị tính : tỷ đồng )

168.656 176.814 Vượt

Tăng trưởng tổng dư nợ so với 2009

20% 25% Vượt

Tỷ trọng dư nợ SMEs 28% 29,6% Vượt

Tỷ trọng dư nợ thể nhân 11% 10,9% Đạt

Tỷ lệ nợ xấu tối đa <3,5% 2,83% Đạt

Nguồn : Báo cáo thường niên VCB 2010

2.2.1.2 Điều kiện về tiềm lực

Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, chỉ có những ngân hàng nào có quy mô lớn, có ưu thế đặc biệt trong ngành và đủ tiềm lực tài chính, mới đủ sức chống chọi và tiếp tục vươn lên. So với các ngân hàng trong hệ thống thì Vietcombank nắm giữ một số ưu thế:

Ưu thế của Vietcombank thể hiện ở việc chiếm thị phần lớn trong hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như : Tín dụng ~ 12%, huy động ~ 9%, thanh toán xuất khẩu ~ 27%, thanh toán nhập khẩu ~ 20%, doanh số thẻ ~60%... Đặc biệt mảng hoạt động liên quan đến thanh toán ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank luôn ở vị trí dẫn dầu và có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt ( trong năm 2010 doanh số thanh toán XNK tăng 22,9% , lợi nhuận từ mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh tới 168,8% so với 2009 )

Lợi thế về quy mô: có thể thấy Vietcombank với vốn điều lệ đăng ký 12.100.860.260.000 VNĐ là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Năm 2010. giá trị tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của

VCB đứng thứ ba trong hệ thống ngân thương mại nhà nước là Agribank và BIDV và lớn gấp nhiều lần hai ngân hàng đang niêm yết là ACB và STB.

Thế mạnh của Vietcombank còn đến từ việc huy động được nguồn vốn rẻ khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm từ 47% - 55% tổng huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó Vietcombank là đối tác cung cấp sản phẩm ngoại tệ cho các tập đoàn, tổng công ty lớn nhà nước như tập đoàn dầu khí, tổng công ty hàng không, tổng công ty xăng dầu .... Đồng thời được chỉ định là đầu mối chuyên đổi ngoại tệ cho các khoản giải ngân vốn ODA của chính phủ Nhật Bản cũng như các dự án lớn được chính phủ bảo lãnh như dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Nam Côn Sơn...

Tiềm năng to lớn từ giá trị tài sản đang nắm giữ : Hiện tại Vietcombank đang đầu tư vào hơn 30 đơn vị với tổng mức đầu tư 3151,8 tỷ đồng ( chiếm 26% vốn điều lệ ). Trong đó góp vốn mua cổ phần là 1971 tỷ đồng, góp vốn liên doanh là 1180 tỷ đồng. Hầu hết đây là khoản đầu tư dài hạn được mua với giá gốc hoặc giá ưu đãi. Tổng giá trị đầu tư ghi nhận cho tới cuối quý 1 là 2997 tỷ đồng.

2.2.1.3 Điều kiện về Công nghệ

Với gần 20tr USD đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng 200 cán bộ IT quản lý các đề án công nghệ hiện đại, VCB luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thụng tin giữ vai trũ cốt lừi trong quỏ trỡnh chuyển đổi mụ thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại.Cùng với các dịch vụ khác, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking ( VCB-iBanking ), SMS banking ( VCB SMS-banking ) và thanh toán hóa đơn tự động ( billing payment ) đã và đang đem lai cho khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một Vietcombank năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại.Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB- iBanking với chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, Vietcombank gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại/internet, tiền vé máy bay....Chính việc gia tăng tiện ích đã giúp số lượng khách hàng sử dụng internet banking của Vietcombank tăng rất đáng

kể.Nếu vào tháng 5/2007 chỉ có 42.000 khách hàng thì tới cuối năm 2010, con số đó là 100.000 người,.Dịch vụ VCB-Banking của Vietcombank cũng được đón nhận rất tích cực từ phía khách hàng.Chính thức đưa vào hoạt động tháng 11/2006, sau 06 tháng triển khai,Vietcombank đã có hơn 16.000 khách hàng và tới cuối năm 2007 là 78.000 khách hàng.Tổng đài SMS banking 8170 của Vietcombank đã trở nên quen thuộc với nhiều khách hàng và trong năm 2008, dịch vụ nhắn tin chủ động khi có sự thay đổi số dư tài khoản sẽ được tiếp tục triển khai.

Dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động ( billing payment ) và dịch vụ trả nhận lương qua tài khoản ngân hàng là những ví dụ tiêu biểu khác của việc phát triển manh mẽ các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân.Hiên nay, Vietcombank đang cung cấp dịch vụ billing cho khách hàng tại hầu hết những mảng dịch vụ quan trọng như thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm với đa số các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi trên thị trường.Ngoài việc thanh toán dịch vụ VCB-iBanking, khách hàng còn có thể thực hiện giao dịch tại hệ thống ATM của ngân hàng.Và mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khau dịch vụ VCB Securities – online một dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản đầu tư chứng khoán của họ tài Công ty chứng khoán.Dịch vụ này một mặt hỗ trợ các công ty chứng khoán và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về việc tách bạch trong quản lý tài khoản của nhà đầu tư mặt khác tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể linh hoạt trong sử dụng đồng vốn của mình thông qua các tiện ích thanh toán nổi trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank.

2.2.1.4 Điều kiện về Con người

Đội ngũ lao động tại VCB lên đến gần 10000 người với số nhân sự tuyển dụng mới trong năm 2010 là gần 1200 lao động. Các khóa đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh quản trị điều hành cũng như đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu thường xuyên được VCB chú trọng.Các chương trình đào tạo trong và ngoài nước về quan hệ khách hàng, nghiệp vụ chứng khoán, kiểm toán nội bộ, công nghệ, thẻ... thường xuyên được cập nhật và đổi mới theo yêu cầu thực tiễn.

2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh nước ngoài của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

2.2.2.1 Các nội dung phát triển kinh doanh ở nước ngoài của NHTMCP Ngoại thương Việt nam

a. Xác định mục tiêu và đinh hướng phát triển kinh doanh ở nước ngoài Năm 2011, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng, song khả năng tăng chậm và tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau thời kỳ khủng hoảng. Lạm phát và lãi suất quốc tế sẽ có xu hướng tăng, luồng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào các thị trường mới nổi.

Không nằm ngoài xu thế của kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế hội nhập kinh tế, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lạm phát tăng cao, tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp. Chính phủ đăt mục tiêu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu cho cả năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2011 sẽ theo hướng thận trọng, thắt chặt; kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng cho nền kinh tế; kiềm chế lạm phát nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2011, sẽ là năm quan trọng để các ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các quy định của Luật TCTD mới, đặc biệt đối với việc phát triển và mở rộng phạm vị hoạt động rộng ra các nước trên thế giới bằng việc mở thêm các Chi nhánh và VPDD tại thị trường Châu Âu, Châu Mỹ…. Việc giám sát của NHNN đối với các TCTD thông qua Luật mới sẽ theo xu hướng chăt chẽ, yêu cầu cao hơn.

Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và diều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước, quán triệt phương châm “ Tăng tốc – An toàn – Hiệu quả - Chất lương” và với quan điểm chỉ đạo điều hành “ Linh hoạt,quyết liệt “ Vietcombank đã xác định đươc kế hoạch kinh doanh ở nước ngoài như sau :

Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu:

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 2011 TĂNG TRƯỞNG SO VỚI NĂM 2010

Tổng tài sản ( triệu đồng ) 37.927 15%

Dư nợ cho vay 22.757 <=20%

Huy động vốn từ nền kinh tế 26.812 20%

Lợi nhuận trước thuế 650 3,1%

Lao động cuối kỳ 1.407 Tối đa 15%

Số Chi nhánh và VPDD 7 80.9%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ Dưới 2,8%

b. Lựa chọn thị trường và lựa chọn khách hàng

Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế;

trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngõn hàng hiện đại, Vietcombank cú lợi thế rừ nột trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,

…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh

chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Ban đầu khi chưa hoạt động tại thị trường nước ngoài các NHTM VN nói chung và Vietcombank nói riêng thường hướng tới các thị trường lân cận, chung 1 khối kinh tế, các nước láng giềng nhằm tận dụng được lợi thế cận biên, dễ dàng nắm bắt hơn về nhu cầu và mô hình kinh doanh. Thị trường ASEAN là thị trường mà các NHTM VN luôn hướng tới đầu tiền. Hai thị trường đặc biệt được chú trọng và hướng đến của đại đa số các NHTM VN là thị trường Lào và Capuchia, VCB không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Lào, nguồn thu nhập chính của nước này là từ khai thác đồng, vàng, thủy năng và du lịch. Phần lớn người dân sống bằng nghề nông.Chính vì thế nếu muốn phát triển ở thị trường Lào, VCB cần chú trọng vào các sản phẩm dịch vụ phù hợp đối với người nông dân, có thể gửi tiết kiệm bằng vàng, có những chương trình dự thưởng, tiết kiệm bậc thang đánh đúng tâm lý của người nông dân.

Bên cạnh đó, trong khu vực ASEAN, Singapore là một đất nước có nền kinh tế phát triển, một đất nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể nào khác ngoài cảng biển sâu, nhưng bù lại Singapore có vị trí địa lý thuận lợi, mang tính chiến lược. Với cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài vào Singapore. Vào những năm gần đây tuy trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ, nhưng Singapore với mọi tiềm lức sẵn có của mình đã hạn chế một cách tối đa và hữu hiệu mọi ảnh hưởng tiêu cực tối đa với nền kinh tế của mình.Các ngành kỹ thuật cao được ưu tiên đặc biệt của Chính phủ. Với các ưu thế về mặt địa lý và xã hội, nên các ngành dịch vụ cũng được quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các dịch vụ ngân hàng tài chính là một trong số đó, vì vậy các ngành này đang phát triển mạnh cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất hàng hóa.

Trong khu vực Châu Á không thể bỏ qua thị trường Hồng Kông, một thị trường hấp dẫn đối với xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm dịch vụ của Việt Nam do những thủ tục “ thông tiền, thoáng hậu “. Thị trường Hồng Kông không quá khắt khe với chất lượng sản phẩm. Hồng Kông không có cơ chế quản lý ngoại hối, vì vậy doanh nghiệp hay NH VN không phải báo cáo hay xin phép khi giao dịch quốc tế. Tiền vốn và lợi nhuận được tự do đưa ra vào Hồng Kông mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào.Hồng Kông là một thị trường chuyển khẩu lớn, có lượng hàng tái xuất lớn nhất trên thế giới ( Lượng hàng tái xuất chiếm trên 87,4% tổng kim ngạch XNK của Hồng Kông ). Vì vậy đây là thị trường “ béo bở “ cho giới kinh doanh đến đây để tạo một bàn đạp thâm nhập vào thị trường khác như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Trung cận Đông, châu Mỹ, châu Âu… Chính vì vậy nếu mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Hồng Kông về dịch vụ XNK sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

c. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh ở từng thị trường

Đối với thị trường Hồng Kông: HK là nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hồng Kông có ít đất bằng phẳng và ít tài nguyên thiên nhiên, do đó phải nhập khẩu hầu hết thực phẩm và nguyên liệu. Kinh tế HK chủ yếu là dịch vụ, vì thế khi mở chi nhánh ngân hàng tại HK nên tập trung vào phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ phục vụ cho ngành xuất nhập khẩu, hàng hóa VN không phải là ngoại lệ khi xuất khẩu sang HK, việc nhờ thanh toán sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho NH mẹ.

Thị trường Singapore: Singapore là một đất nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể nào khác ngoài cảng biển nước sâu, nhưng bù lại Singapore có vị trí địa lý thuận lợi, mang tính chiến lược.Singapore có nền kinh tế phát triển và thị trường hoàn toàn tự do. Môi trường kinh doanh lành mạnh, không có hối lộ, giá

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w