Khái quát về Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 39 - 42)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/04/1963, tiền thân là Sở quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã từng bước khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nhiều lĩnh vực như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ, ứng dụng công nghệ tiến tiến vào trong hoạt động ngân hàng và cũng là ngân hàng có nguồn vốn vào loại lớn nhất Việt Nam.

Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiền thân là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng trực thuộc Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HSC). Do đó, quá trình hình thành và phát triển của nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT).

Năm 2006 Sở Giao dịch tách ra hoạt động với tư cách là một chi nhánh trực thuộc NHNT theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 28/12/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT. Với việc tách ra này, SGD hoạt động giống như các chi nhánh khác nhưng là chi nhánh lớn thứ hai trong toàn hệ thống NHNT đồng thời đảm nhận vai trò là một chi nhánh đặc biệt, là đầu mối triển khai cũng như thí điểm các chính sách, quy trình công nghệ... của NHNT.

Hiện tại, Sở Giao dịch có trụ sở chính tại 31- 33 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Sở Giao dịch còn xây dựng được mạng lưới 20 phòng giao dịch tại các quận nội thành cũ thuộc Thành phố Hà Nội.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP NT VN

Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch được xây dựng theo mô hình ngành dọc, bao gồm Ban giám đốc và các Phòng ban chức năng.

Các phòng nghiệp vụ được chia thành các khối như sau Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.

Khối tín dụng: Phòng Khách hàng, Tín Dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), Đầu tư dự án, Quản lý nợ, Khách hàng thể nhân.

Khối thanh toán: Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Vay nợ Viện trợ, Bảo lãnh.

Khối nguồn vốn & dịch vụ khác: Phòng Kế toán giao dịch, P.KHĐB, Kinh doanh dịch vụ, Thanh toán Thẻ và các PGD.

Phòng GD 16

Tổ xử lý nợ xấu Phòng KH

thể nhân Phòng QL

Nhân sự

Phòng KTGD Phòng

KT-TC Phòng Ngân quỹ

Phòng quỹATM

Phòng Tin học

Phòng SME Phòng

ĐTDA Phòng

HC-QT Phòng

TTQT Phòng TT thẻ

Các phòng GD Phòng KD DV

Phòng KH

đặc biệt Phòng

QL nợ

Phòng

KH Phòng

Bảo lãnh

Phòng Vốn&KDNT GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

P. KT GS T T

Khối hỗ trợ: Phòng Vốn & Kinh doanh ngoại tệ, Kế toán tài chính, Kiểm tra nội bộ, Quỹ, Tin học, Hành chính quản trị, Quản lý nhân sự, Văn phòng Đảng đoàn 2.1.2 Các hoạt động cơ bản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trong những năm qua, hoạt động của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện thông qua kết quả thu được từ các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như sau:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Trong những năm qua SGD NHTMCP NTVN luôn đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn cũng như nhận thức được vai trò là “người cung ứng vốn” cho toàn bộ hệ thống VCB nên SGD đã liên tục bám sát thị trường vốn trên địa bàn để đưa ra các sản phẩm cũng như mức lãi suất cạnh tranh nhằm tăng cường đẩy mạnh hoạt động này.

Bảng 2.1 : Tỷ trọng huy động vốn của Sở Giao dịch 2007-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

2007 2008 2009 2010

Tổng nguồn vốn huy động của SGD quy VNĐ

37,466 44,706 45,377 54,013

Tỷ trọng so với Tổng vốn huy động từ thị trường 1 của toàn bộ hệ thống VCB (%)

26.21 24.94 23.86 23.30

Tỷ trọng so với Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn HN %

8.27 8.25 6.65 5.99

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHNT&SGD, số liệu thống kê NHNN Hà Nội, các năm 2007-2010)

Vốn huy động của SGD luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên dưới 25%) trong tổng vốn huy động từ thị trường 1 của NHNT. Trong khi mức trung bình huy động vốn tính theo đầu chi nhánh tại NHNT là khoảng 2000 tỷ đồng/1 chi nhánh thì số liệu trên tại SGD nhiều gấp 16-20 lần mức trung bình này. Với địa bàn Hà Nội, thị

phần huy động của SGD chiếm tỷ trọng trên dưới 6% và đã giảm đáng kể qua các năm do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 2.1.2.2 Hoạt động thanh toán

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là một mảng hoạt động khá mạnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Với hệ thống các Ngân hàng đại lý rộng lớn trên thế giới, Ngân hàng ngoại thương có được thế mạnh trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của SGD đạt 2,7 triệu USD. Tổng doanh số thanh toán quốc tế của SGD trong năm 2009 giảm 49,99% so với năm 2008 và hoàn thành 82,6% kế hoạch 2009 do HSC giao. Cuối năm 2010, nguồn cung USD luôn bị khan hiếm đặc biệt là khi SGD chuyển toàn bộ nghiệp vụ của phòng Vay nợ viện trợ lên phòng Vốn Tín dụng quốc tế HSC và việc hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu nên doanh số thanh toán nhập khẩu trong năm 2010 xấp xỉ doanh số của năm 2009 là 2.708 tr USD.

2.1.2.3 Kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch là mảng hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả khá tốt. Doanh số mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch qua các năm như sau:

Bảng 2.2 : Doanh số mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch trong 2 năm gần đây:

Đơn vị: tr. nguyên tệ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 So với năm trước

Tuyệt đối Tương đối (%) 1.DS mua

- USD 1,792.27 1,790.65 1.61 0.09

- EUR 207.32 160.05 47.27 29.53

- JPY 62,977.97 61,911.56 1,066.41 1.72

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w