Chênh lệch lãi suất bình quân giai đoạn 2007-2010

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 66 - 72)

Năm 2007, bình quân để huy động được một tỷ đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,0454 tỷ đồng chi phí để trả lãi, con số này tăng lên 0,0601 tỷ đồng năm 2008 và tăng nhẹ lên 0,0609 tỷ đồng năm 2009 sau đó giảm vào năm 2010. Tuy nhiên chi phí để huy động một đồng vốn bao gồm chi phí trả lãi và chi phí quản lý năm 2008 cao nhất trong 4 năm, mặt khác do năm này chi phí dự phòng cao nên chênh lệch đầu ra đầu vào bình quân giảm mạnh xuống 0.63%. Trong năm 2008 để huy động vốn, ngoài việc phải trả lãi cho khách hàng, Ngân hàng còn chịu các chi phí ngoài lãi khác như: chi phí do lãi suất thấp của các khoản dự trữ bắt buộc, chi nộp bảo hiểm tiền gửi, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí hoạt động khác.... Mặc dù trong quá trình huy động, SGD VCB đã cố gắng không ngừng giảm thiểu các loại chi phí liên quan, song trước áp lực của sự cạnh tranh mạnh mẽ, các ngân hàng đua nhau đưa các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng thì VCB cũng không thể đứng ngoài cuộc. Do đó chi phí ngoài lãi của VCB trong năm 2008 đã tăng đột biến. Trong 2 năm 2009, 2010 chi phí ngoài lãi đã giảm xuống và mức chênh lệch đã được cải thiện lên lại mức 2 %.

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.3.1 Những kết quả đạt được & nguyên nhân:

Trong giai đoạn 2007-2010 hoạt động huy động vốn của SGD NHTMCP ngoại thương VN đã đạt được những kết quả khả quan, giúp SGD giữ vững được uy tín và ổn định thị phần huy động vốn so với địa bàn. Những kết quả đó là:

Thứ nhất quy mô vốn huy động tăng trưởng đáng kể qua các năm, năm 2007 vốn huy động đạt 37,466.22 tỷ đồng, đến năm 2010 vốn huy động đã đạt mức 54 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1.45 lần so với năm 2007. Đây là điều kiện để SGD mở rộng hoạt động cho vay và đã đóng góp một khối lượng vốn lớn cho hệ thống NHNT. Sự tăng trưởng quy mô vốn này phù hợp với chiến lược phát triển của SGD trong tương lai, phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Thứ hai là có sự phù hợp tương đối giữa huy động với cho vay& gửi tương ứng HSC theo loại tiền. Điều này tạo điều kiện cho SGD tránh được rủi ro tỷ giá và đạt được hiệu quả nhất định trong hoạt động huy động vốn.

SGD đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:

Các phòng ban của SGD tập trung chủ yếu ở các tuyến phố lớn ở Hà Nội.

Đây là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, nơi tập trung các tổ chức lớn, các bộ ngành, các đại sứ quán và văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài; nơi tập trung vốn của các dự án lớn; nhiều khu phố buôn bán sầm uất và mật độ dân cư dày đặc.

Sở Giao dịch là 1 trong 2 chi nhánh lớn nhất của Vietcombank, được thừa hưởng rất lớn lợi ích từ thương hiệu VCB. Với uy tín của Vietcombank đặc biệt là uy tín trong thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng góp phần giúp SGD thu hút được số lượng lớn khách hàng giao dịch, có lượng khách hàng truyền thống lớn.

Uy tín này cũng giúp cho SGD thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức nhà nước lớn, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Các tổ chức này thường đặt

yêu cầu an toàn vốn rất cao nên VCB và các NHTM nhà nước lớn, có tiềm lực tài chính mạnh được ưu tiên quan hệ.

Do chính sách phát triển của SGD là duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp này cũng dần lớn mạnh theo thời gian quan hệ với ngân hàng. Lượng tiền gửi từ các đơn vị này tuy không nhiều nhưng phần lớn tập trung ở SGD chứ không bị phân tán qua các ngân hàng khác.

Việc đẩy mạnh mối quan hệ với các khách hàng này sẽ giúp phân tán rủi ro, đồng thời tận dụng được tốt hơn các lợi thế của SGD.

Với nền tảng công nghệ hiện đại của NHNT, SGD có khả năng cung ứng các sản phẩm quản lý vốn hiệu quả đặc biệt đối với các đơn vị có quy mô lớn: dịch vụ quản lý vốn tập trung, đầu tư tự động, thấu chi....nên đã giữ chân và thu hút được những khách hàng lớn và các công ty con của họ, những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tổng thể cao.

Mặt bằng trình độ của cán bộ SGD khá cao nên rất thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Cán bộ có khả năng tiếp cận sản phẩm mới nhanh, có kiến thức tổng hợp và có khả năng tư vấn khách hàng nên cũng thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế

Qua phân tích hiệu quả huy động vốn của VCB, ta thấy còn có một số hạn chế sau:

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của SGD trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Quy mô huy động vốn của VCB vẫn giữ ở mức khá cao nhưng với tốc độ tăng trưởng chững lại thì khoảng cách về huy động vốn giữa SGD với các chi nhánh cũng ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội sẽ ngày càng bị rút ngắn do đó thị phần huy động vốn của SGD so với hệ thống và địa bàn giảm nhẹ và bị thu hẹp.

Cơ cấu kỳ hạn của vốn huy động chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay và gửi tương ứng HSC còn tương đối cao. Đây là một điểm bất lợi cho SGD, đặc biệt là sau khi NHNN ban hành Thông tư số

15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng giảm từ mức 40% xuống còn 30%. Điều đó cho thấy nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngắn hạn. Đây là một một thách thức lớn đối với nguồn vốn huy động.

Nguồn tiền gửi dân cư có tính ổn định cao, có kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, các TCKT.

Tuy nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, các TCKT có chi phí vốn thấp, đem lại thu nhập cao nhưng không ổn định, biến động thường xuyên với số lượng lớn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của chi nhánh và khi cần nhận vốn điều hòa từ NHTMCP ngoại thương VN thì ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của cả hệ thống. Mặt khác nguồn tiền gửi không kỳ hạn này tập trung vào một số TCT, tập đoàn lớn, dẫn đến sự lệ thuộc của chi nhánh vào một số khách hàng lớn này.

Chi phí huy động vốn có chiều hướng tăng cao, chênh lệch đầu ra-đầu vào thấp, có chiều hướng thu hẹp.

2.3.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế có nhiều biến động

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy đã thoát khỏi suy thoái nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất nặng nề. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân. Hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp khó khăn hơn kết hợp với lãi suất ngân hàng cao cùng với việc niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn nên các đơn vị có xu hướng tận dụng khoản vốn nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn như đã nói ở trên.

Sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng

Để đat được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động, các NHTM không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà còn chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như:

tặng quà, dự thưởng,…Thêm vào đó, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài với trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm dày dặn, thương hiệu được đảm bảo trên toàn thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của các NHTM trong nước.

Nguyên nhân chủ quan :

- Sản phẩm chưa đa dạng: Xét về hai mảng nghiệp vụ chính là huy động vốn

& tín dụng thì số lượng cũng như tính năng sản phẩm của SGD nói riêng và VCB nói chung còn kém hơn rất nhiều các ngân hàng khác.

- Do nhiều hạn chế về cơ chế tài chính nên chính sách chăm sóc khách hàng của SGD vẫn chưa có nhiều nổi bật và đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay. Hiện SGD mới đang từng bước cải thiện để theo kịp đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn.

- Thái độ, tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên Sở Giao dịch mặc dù cú những bước chuyển biến và thay đổi rừ rệt, càng ngày càng lấy được thiện cảm với khách hàng, thông qua quá trình đào tạo, thông qua quy trình, quy chế và chế tài nhưng vẫn chưa thể hiện nổi trội hơn các ngân hàng khác, chưa thể hiện được bản sắc riêng vốn có của VCB; năng suất lao động chưa cao.

- Sản phẩm của Sở giao dịch chưa thực sự đặc biệt, mới chỉ tập trung cạnh tranh bằng yếu tố giá cả, thay vì tạo ra sản phẩm mới hoặc giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trong khi đó, yếu tố giá cả không phải là một lợi thế của Sở giao dịch, do Sở giao dịch là chi nhánh lớn trong một ngân hàng có tỷ lệ vốn Nhà nước cao nên phải chịu thiệt thòi khi phải làm gương trong việc thực thi chính sách tiền tệ như ổn định lãi suất, tỷ giá theo yêu cầu của NHNN và Chính phủ.

Đồng thời cũng chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước nên chiến lược cạnh tranh bằng giá không linh hoạt và kịp thời so với đối thủ. Điển hình là giai đoạn hiện nay khi NHNN áp dụng trần lãi suất huy động là 14% thì Sở giao

dịch đã mất một lượng lớn khách hàng do các đối thủ cạnh tranh đã lách luật chào lãi suất cao hơn.

- Tỷ trọng cho vay nền kinh tế/ Tổng nguồn vốn huy động là quá thấp, phần vốn còn lại gửi tương ứng HSC những lãi suất gửi nội bộ chỉ đảm bảo chênh lệch đầu vào - đầu ra thấp, do đó phần sử dụng vốn của SGD bị kém hiệu quả nên chênh lệch đầu ra-vào bình quân thấp. Mặt khác do bị động phụ thuộc nhiều vào chính sách của HSC nên SGD không được chủ động trong việc tính toán, thay đổi lãi suất huy động cũng như kỳ hạn huy động do đó ảnh hưởng đến sự chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn

- Với việc ngày càng nhiều các tổ chức được kinh doanh một số nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn & đầu tư (các TCTD phi ngân hàng, các quỹ tiết kiệm bưu điện, ...) và sự phát triển của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, quỹ đầu tư... cũng sẽ cạnh tranh với ngân hàng trong việc huy động vốn và một số dịch vụ khác.

- Chưa có chính sách Marketing đồng bộ. Trong thời gian gần đây, hoạt động marketing đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng do đó chưa đưa ra được chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Mặc dù trong những năm gần đây, SGD đã chú trọng hơn đến công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí…

nhưng kết quả thu được không đáng kể. Số lượng các hoạt động truyền thông lớn nhưng lại rải rác, không tập trung, mức độ đầu tư của SGD cho mỗi hoạt động còn thấp nên hiệu quả không cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ cấu khách hàng hiện tại của SGD chủ yếu vẫn là doanh nghiệp, tổ chức và những khách hàng có độ tuổi trung niên trở lên; đây vốn là những khách hàng truyền thống của VCB, tìm đến VCB vì tên tuổi, uy tín và bề dày thương hiệu.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w