Tỷ trọng vốn gửi HSC, cho vay/ Tổng vốn HĐ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 50 - 57)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2007-2010) Tại thời điểm tách ra, do toàn bộ các khách hàng lớn & các dự án cho vay trung dài hạn và cho vay đồng tài trợ có dư nợ lớn đã chuyển lên HSC nên dư nợ cho vay khách hàng quy VND của SGD giảm mạnh. Đây là một bất lợi lớn đối với SGD do nguồn vốn cho vay ngắn hạn luân chuyển nhanh dẫn đến thu nhập từ lãi không ổn định. Thêm vào đó, tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng nguồn vốn huy động lại quá nhỏ, toàn bộ phần vốn huy động dôi ra sau khi trừ phần thanh khoản cần thiết đã được SGD gửi HSC nhưng thu nhập từ nguồn này phụ thuộc khá nhiều vào chính sách huy động vốn nội bộ của HSC nên SGD không chủ động được thu nhập trong hoạt động kinh doanh.

Nhận thức được vấn đề này, BGĐ SGD đã chỉ đạo khối tín dụng tập trung tăng dư nợ trên cơ sở sàng lọc các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính tốt, làm ăn hiệu quả để cho vay vốn lưu động đồng thời tích cực tiếp cận, tìm kiếm các dự án trung dài hạn có hiệu quả, có triển vọng để cho vay nhằm tăng dư nợ, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, góp phần tăng trưởng ổn định tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thêm vào đó, thực hiện chủ chương của Chính phủ về khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGD đã thành lập

Phòng Tín dụng nhỏ và vừa (SME) nhằm tập trung mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.

Kết quả, dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD tăng trưởng khá mạnh. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ quy VND qua các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 so với năm trước tương ứng là 31,44%; 26,63%; 36,19%.

2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SGD luôn dương nhưng không ổn định trong giai đoạn từ 2007-2010. Đặc biệt là năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 1.5%

so với năm 2008.

Ngoài ra trong những năm gần đây thị phần huy động vốn của SGD so với toàn hệ thống và địa bàn Hà Nội đã bị giảm nhẹ.

Bảng 2.8: Thị phần huy động vốn của SGD so với hệ thống VCB và địa bàn HN

Chỉ tiêu thị phần (%) 2007 2008 2009 2010

SGD/hệ thống 26.21 24.94 23.86 23.30

SGD/địa bàn Hà Nội 8.27 8.25 6.65 5.99

(Nguồn: Số liệu từ phòng nghiên cứu tổng hợpNHNN- phòng tổng hợp của VCB) Đó là do sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên khốc liệt. Sự ra đời của hàng loạt các NHTM cổ phần, sự xuất hiện của các NHTM 100% vốn nước ngoài (kể từ năm 2008) khiến cho sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn đang làm thu hẹp dần thị phần của các NHTM Nhà nước và các ngân hàng tiền thân là NHTM Nhà nước như VCB. Mặt khác do VCB có quy định về việc mở mới phòng giao dịch căn cứ trên tỷ lệ nợ xấu nên trong năm 2010, SGD đã không được mở mới thêm PGD nào trong khi các ngân hàng cũng như chi nhánh VCB khác trên địa bàn Hà Nội đã tích cực mở nhiều địa điểm giao dịch như các chân rết trên địa bàn để thu hút tiền gửi của dân cư nên thị phần huy động vốn của SGD cũng bị thu hẹp.

2.2.2.3 Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng

* /Nếu phân theo đối tượng khách hàng, huy động vốn của SGD bao gồm huy động từ các tổ chức và huy động từ dân cư. Số liệu cụ thể về tình hình tăng trưởng từng nguồn được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.9: Huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng 2008- 2007 2009-

2008 2010- 2009

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) (%) Huy động từ

nền kinh tế 37,466 100 44,707 100 45,377 100 54,013 100 19.3

3 1.50 19.03 1. TG của TCKT 25,683 69 33,673 75 32,519 72 35,027 65 31.11 (3.43) 7.71 2.TG của cá nhân 11,783 31 11,034 25 12,859 28 18,986 35 (6.36) 16.54 47.65

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của SGD năm 2007-2010) - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Do lợi thế về quy mô, uy tín đặc biệt là thế mạnh về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như trình độ quản lý cao nên SGD đã thu hút được một số lượng lớn các khách tổ chức mở tài khoản tiền gửi, thanh toán: từ các đại sứ quán, các văn phòng đại diện đến các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đóng trên địa bàn Hà Nội cũng như các vùng lân cận. Do đó, một mặt, SGD luôn đạt được mức tăng trưởng khá lớn về số lượng tài khoản tiền gửi của các tổ chức, vốn huy động và nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng.

Bảng 2.10: Số lượng tiền gửi của TCKT theo kỳ hạn Đơn vị: tài khoản, tỷ đồng

Chỉ tiêu Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn

Số TK Số dư Số TK Số dư

Năm 2007 7,365 15,761 640 9,921

Năm 2008 7,803 10,711 1,541 22,962

Năm 2009 8,032 11,620 612 20,896

Năm 2010 8,353 8,129 782 26,897

(Nguồn: số liệu thống kê SGD 2007 - 2010)

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán tăng nhanh chóng qua các năm. Tuy nhiên, số dư của các tài khoản này thì lại giảm

rừ rệt trong ba năm 2008, 2009, 2010 đối nghịch với nú là số dư tiền gửi cú kỳ hạn của các tổ chức lại tăng lên đáng kể.

Điều này phản ỏnh rất rừ nột thực trạng do vào cuối năm 2008 và năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Ngành ngân hàng – tài chính cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hệ lụy của cuộc khủng hoảng này. Tỷ giá và lãi suất huy động biến động liên tục theo nhiều hướng ngược chiều nhau, đặc biệt năm 2008, với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cao (19.98%), tín dụng ngân hàng tăng nóng đã lôi các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất mà có thời điểm, lãi suất huy động của một số ngân hàng lên đến kịch trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định (thời điểm cao nhất là 21%/năm).

Cùng với cuộc đua lãi suất này đã xuất hiện một nghịch lý làm biến dạng đường cong lãi suất ngân hàng, đó là việc lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn (< 6 tháng) cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn dài. Đặc biệt phát sinh các kỳ hạn cực ngắn như 2 tuần, 1 tuần, 3 ngày hay thậm chí có ngân hàng còn niêm yết lãi suất qua đêm áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán dựa trên số dư của tài khoản này.

Đến đầu năm 2009 cùng với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản giảm dần, lãi suất huy động cũng giảm dần nhưng đến cuối năm 2009 thì hiện tượng này lại xuất hiện do các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với định hướng của NHNN, dẫn đến tình trạng căng thẳng về thanh khoản của không chỉ các ngân hàng cổ phần mà còn lan sang cả các NHTM nhà nước. Và một lần nữa, kết hợp với việc NHNN quy định trần lãi suất huy động của các TCTD là 10.5%/năm vào năm 2009 và 12%/năm trong năm 2010 thì đường cong lãi suất lại biến dạng thành một đường thẳng nẳm ngang với việc niêm yết lãi suất ở tất cả các kỳ hạn đều bằng nhau và kịch trần do NHNN quy định – tất cả các kỳ hạn đều được niêm yết ở mức 10.49%/năm, thậm chí 10.499%/năm và 12%/năm.

Chính cuộc đua lãi suất này cùng với việc đưa vào niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn kết hợp với tình hình kinh doanh khó khăn nên các tổ chức đã tận dụng

nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, làm cho số dư tiền gửi thanh toán giảm trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể, có thể nói là đột biến vào cuối năm 2008.

Năm 2008 tiền gửi của các TCKT tăng với tốc độ nhanh hơn của dân cư dẫn đến tỷ trọng tiền gửi của TCKT trong tổng vốn huy động tăng so với 2007.

Nếu như cuối năm 2007, tiền gửi của các TCKT chỉ chiếm 69% tổng vốn huy động thì con số này đã tăng lên 75%. Tuy nhiên sang đến 2 năm 2009, 2010 tốc độ tăng của tiền gửi TCKT chậm hẳn so với tốc độ tăng trưởng của tiền gửi dân cư nên tỷ trọng của đối tượng này giảm dần xuống 72% & 65%.

Tiền gửi của đối tượng này tăng khá nhanh trong 2 năm từ 2007 đến 2008 đặc biệt là tiền gửi VND tập trung vào một số khách hàng đã tăng lượng tiền gửi tại SGD với số lượng lớn sau đó giảm nhẹ vào năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010.

Đặc biệt, vào năm 2008, SGD đã huy động được khoản tiền gửi gần 6,000 tỷ đồng của SCIC thu được từ nguồn cổ phần hóa VCB nên mặc dù tiền gửi bằng USD giảm mạnh nhưng tổng vốn huy động từ đối tượng này vẫn tăng 6,934 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào năm 2009, 5 khách hàng có lượng tiền gửi lớn nhất tại SGD đã chuyển tiền hỗ trợ ngân sách, đầu tư và trả nợ nước ngoài cũng như trong nước với tổng số tiền quy VND là trên 4,000 tỷ nên mặc dù tiền gửi của các TCKT khác vẫn tăng trưởng tốt (10%) nhưng tổng nguồn huy động từ đối tượng này giảm 1,154 tỷ đồng, dẫn đến tiền gửi của các TKCT trong tổng nguồn vốn huy động giảm 3.43%. Năm 2010 SGD đã huy động thêm vốn từ nguồn tự doanh của các công ty chứng khoán nên tiền gửi của TCKT đã tăng lên 7.71% so với năm 2009.

- Tiền gửi của dân cư:

Tiền gửi của dân cư tại SGD bao gồm tài khoản tiền gửi thanh toán (Current Account), tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (Fixed Deposit), tiền gửi tiết kiệm (Saving Account): Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi....

Trái ngược với xu hướng tăng trưởng của tiền gửi của TCKT, tiền gửi từ dân cư liên tục sụt giảm trong 2 năm từ 2007 đến 2008 (đặc biệt là năm 2008), sau đó phục hồi và tăng khá vào năm 2009 và 2010 (tăng 16,54% so với năm 2008, năm 2010 tăng mạnh 47.65% so với 2009. Số dư tiền gửi quy VND đạt 11,783 tỷ đồng vào 31/12/07, giảm xuống 11,034 tỷ đồng vào 31/12/08 và tăng lên 12,858 tỷ đồng vào 31/12/09 & 18,986 tỷ vào 31/12/2010. Sở dĩ có sự biến động trên là do các lý do sau đây:

+ Lãi suất huy động của NHNT thường xuyên thấp hơn khá nhiều so với các mức lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân hàng TMCP. Sản phẩm tiền gửi mặc dù đã đa dạng hơn trước (có thêm sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, linh hoạt lãi thưởng, gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm xe máy, bậc thang lãi thưởng, các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ) nhưng cũng chưa có tính năng nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Đặc biệt, các sản phẩm mang tính chất kết hợp với các dịch vụ khác chưa có, ví dụ: các sản phẩm tiền gửi kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm mang tính chất niên kim...

Chính vì vậy, liên tục trong 2 năm 2007 và 2008, vốn huy động từ dân cư tại SGD giảm mạnh (trên 1,000 tỷ/năm). Thêm vào đó, vào cuối năm 2008, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm được thành lập trên cơ sở tách ra từ 4 phòng giao dịch trực thuộc SGD với tổng số tiền huy động là 3,700 tỷ đồng (bao gồm 952 tỷ đồng và 166 triệu USD) đã làm cho vốn huy động từ dân cư của SGD sụt giảm tương ứng.

Năm 2009, nắm bắt được nguy cơ sụt giảm mạnh nếu không kịp thời có những điều chỉnh trong công tác huy động vốn, NHNT đã đặc biệt chú trọng đến việc phỏt triển cỏc sản phẩm bỏn lẻ. SGD đó chủ động theo dừi những diễn biến trờn thị trường tiền gửi, phản ánh kịp thời với Phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ tại HSC để có những điều chỉnh và đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người gửi tiền. Đồng thời, trên cơ sở định hướng của HSC, các quy định của NHNN, SGD thường xuyên nắm bắt và điều chỉnh kịp thời lãi suất theo tín hiệu thị trường; mức lãi suất niêm yết của SGD đã rút ngắn được khoảng cách với các ngân

hàng TMCP nên tiền gửi của dân cư đã tăng lên đáng kể. Vốn huy động từ dân cư quy VND đến cuối năm 2009, 2010 đạt 12,858 tỷ đồng & 18,986 tỷ. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm vốn huy động từ dân cư quy VND tăng lên là việc NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng lên 5.36% kể từ ngày 15/11/09 & năm 2010 tỷ giá tăng lên tiếp 5.52% nên vốn huy động quy VND tăng lên do yếu tố tỷ giá là 433 tỷ đồng.

Góp phần vào kết quả trên còn một phần không nhỏ là do việc cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua triển khai “Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng” trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể các chuẩn mực giao dịch viên cần thực hiện trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Qua đó cũng nâng cao được ý thức của giao dịch viên trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín VCB mà cụ thể hơn là tăng cường mối quan hệ với khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

* Cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn: Trong việc phân loại và quản lý nguồn vốn huy động, SGD phân chia nguồn vốn huy động thành 3 loại kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên. Số liệu chi tiết như sau:

Bảng 2.11: Tỷ trọng vốn phân theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động (%) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tiền gửi KKH 37.56 24.1 23.45 18.76

Tiền gửi CKH <12 tháng 22.12 31.14 26.75 29.79

Tiền gửi CKH từ 12 tháng trở lên 40.32 44.76 49.8 51.45

Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của SGD năm 2007-2010)

Biểu 2.3: Tỷ trọng vốn phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w