Tại SGD, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngoài ra còn có các hình thức khác như: tiền gửi ký quỹ (ký quỹ thanh toán thẻ, ký quỹ mở L/C, ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ kinh doanh lữ hành, ký quỹ xuất khẩu lao động...), tiền gửi chuyên dùng, tiền quản lý giữ hộ, tiết kiệm không kỳ hạn....Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, mang lại khá nhiều lợi thế cho SGD nhưng biến động nhanh và rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi KKH chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm >98%
tổng tiền gửi KKH của SGD), còn tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.
Một mặt, với công nghệ hiện đại, lợi thế trong hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế và biểu phí các dịch vụ khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác nên SGD đã thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, đặc biệt là tài khoản tiền gửi thanh toán.
Như đã phân tích ở trên, số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng nhưng số dư của các tài khoản này lại có xu hướng giảm do các lý do sau đây:
+Các ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn với lãi suất cao hơn khá nhiều so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đã khiến dịch chuyển một phần vốn KKH sang có kỳ hạn.
+Tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cũng như thu nhập của người dân nên khách hàng đã chú trọng hơn đến việc tận dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, bù đắp một phần suy giảm trong thu nhập.
+Tình hình mất cân đối cung – cầu USD đặc biệt căng thẳng kể từ tháng 4/2008 đã dẫn đến tình trạng một số ngân hàng TMCP bất chấp các quy định của NHNN thực hiện các nghiệp vụ phái sinh hay bằng các hình thức khác nhằm lách trần tỷ giá quy định của NHNN đã hợp thức hóa được chứng từ cho cả bên bán và bên mua có nhu cầu mua bán vượt trần tỷ giá. Do đó, một số lượng lớn khách hàng xuất, nhập khẩu đã chuyển sang hoạt động tại các ngân hàng này để thực hiện được mục đích trên đã làm cho số dư tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi thanh toán giảm cả ở VND và USD.
Chính vì vậy, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động giảm mạnh trong 3 năm 2008, 2009& 2010, từ mức 37.56% năm 2007 xuống còn 24.1% năm 2008 và 23.45% năm 2009, 18.76% năm 2010. Điều này gián tiếp cho chúng ta thấy chi phí huy động của SGD đã tăng lên đáng kể trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
-Tiền gửi có kỳ hạn:
Như đó núi ở trờn, tiền gửi cú kỳ hạn cú xu hướng tăng rừ rệt vào cuối năm 2008, 2009, 2010 đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do thu hút được nguồn vốn dài hạn của SCIC và một số đơn vị khác. Loại kỳ hạn này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đây cũng chính là nguồn vốn trung dài hạn khá ổn định đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng.
Thông thường, các TCKT thường gửi các kỳ hạn ngắn (< 12 tháng) do nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh, việc gửi có kỳ hạn chỉ là tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong khi mục đích chính của đại bộ phận dân cư là gửi tiền nhằm mục đích lãi suất. Chính vì vậy, việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên các thị trường chứng khoán, vàng... và vào sản phẩm cũng như xu hướng lãi suất trên thị trường. Tại những thời điểm lãi suất cao và kỳ vọng lãi suất giảm, dân cư có xu hướng gửi các kỳ hạn dài còn ngược lại, khi kỳ vọng lãi suất tăng lên thì người dân có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn. Việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chương trình khuyến mại, các sản phẩm tiền gửi cung ứng từng thời kỳ.
2.2.2.4 Tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ và ngoại tệ so với nhu cầu cho vay & đầu tư và gửi tương ứng HSC
Để đạt được hiệu quả huy động vốn cao khi và chỉ khi ngân hàng huy động vốn phù hợp với nhu cầu cho vay và đầu tư cả về kỳ hạn và loại tiền
- Cân đối vốn huy động với sử dụng vốn theo kỳ hạn: Với nguồn vốn huy động được, SGD thực hiện cho vay trực tiếp nền kinh tế, phần vốn còn lại sau khi trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và tỷ lệ đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản SGD sẽ dùng vốn gửi lại HSC thông qua việc tính toán kỳ hạn của nguồn vốn.
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động với cho vay & gửi vốn HSC là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Cân đối này được thể hiện thông qua việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay, gửi vốn HSC ngắn hạn và vốn trung dài hạn để cho vay, gửi vốn HSC trung dài hạn. Khi có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn sẽ làm giảm tính an toàn và hiệu quả của hoạt động huy động vốn.
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn với sử dụng vốn của SGD NHTMCP ngoại thương VN thời gian qua dược thể hiện qua các biểu đồ sau:
Bảng 2.12: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Vốn ngắn hạn 24,697.9
9 22,781.0
4 26,222.9 1 SDV ngắn hạn 18,36
4 15,624.0
9 15,733.7 4 Vốn trung - dài hạn 20,008.7
3
22,596.4 1
27,790.2 7 SDV trung - dài hạn 25,98
0 27,198.1
4 30,569.3 0 Tỷ lệ vốn ngắn hạn
được sử dụng TDH 21.7
0 14.42 10.60 (Nguồn: Báo cáo HĐKD của SGD năm 2008-2010)
Ta có thể minh họa số liệu trên theo các biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn & sử dụng vốn ngắn hạn
Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn & sử dụng vốn trung dài hạn
Số liệu trên cho thấy một phần vốn ngắn hạn đã được sử dụng cho mục đích trung dài hạn, tỷ lệ này cao nhất là năm 2008 và đã giảm dần vào các năm sau. Sở dĩ năm 2008 tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng trung dài hạn cao (tương đương 21.7%) là do khi đó lãi suất huy động và gửi nội bộ HSC cả ngắn và trung hạn đều tăng cao, nhưng khách hàng lại gửi ngắn hạn nhiều, khi đánh giá mặt bằng lãi suất chuẩn bị hạ SGD đã tận dụng vốn để gửi HSC kỳ hạn trung dài hạn nhiều hơn để hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên trong các cuộc chạy đua lãi suất các năm sau này các ngân hàng đều rút kinh nghiệm chỉ tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn 1,2,3 tháng và lãi suất nhận gửi nội bộ của HSC cũng chỉ tăng tương ứng kỳ hạn ngắn, do đó vốn SGD gửi HSC cũng giảm dần kỳ hạn dài, nhưng tỷ lệ cho vay trung dài hạn lại tăng lên nên vẫn xảy ra sự mất cân đối về kỳ hạn trong huy động và sử dụng vốn. SGD đang cố gắng hạ dần tỷ lệ mất cân đối này.
- Cân đối vốn huy động với sử dụng vốn theo loại tiền:
Hiệu quả huy động vôn còn được đánh giá thông qua sự phù hợp về loại tiền giữa huy động vốn với sử dụng vốn. Tại SGD thời gian qua sự phù hợp này được thể hiện như sau:
Bảng 2.13: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại tiền
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Vốn huy động VNĐ 29,832.83 26,845.26 34,395.55
SDV bằng VNĐ 28,955 26,055.48 32,523.99
Tỷ trọng SDV/Tổng VHĐ bằng VNĐ 97% 97% 94.5%
Vốn huy động bằng ngoại tệ 14,873.95 18,532.12 19,617.57 SDV bằng ngoại tệ 14,354 17,883.75 18,778.80 Tỷ trọng SDV/Tổng VHĐ bằng ngoại tệ 96.5% 96.5% 95.7%
(Nguồn: Báo cáo HĐKD của SGD năm 2008-2010)
Biểu 2.6: Quan hệ giữa vốn huy động bằng VNĐ với cho vay nền kinh tế