Định hướng phát triển và yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ của Sacombank

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank (Trang 67 - 73)

SÀI GềN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ của Sacombank

Việc Nam đang thực hiện lộ trình cam kết WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thị trường ngân hàng còn sơ khai và nhiều tiềm năng phát triển, cùng với đặc điểm dân số trẻ làm cho thị trường ngân hàng Việt Nam trở nên rất hấp dẫn. Điều này cho thấy sự cạnh tranh của ngành ngân hàng trong thời gian tới đây sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và đòi hỏi các ngân hàng phải tư duy lại, tiếp tục cải tổ, tái lập và định hướng con đường đi cho riêng mình.

Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng có sự phân hóa thành từng lĩnh vực riêng biệt chứ không còn đơn thuần là một ngân hàng đa năng truyền thống. Các mảng kinh doanh bán lẻ, bán buôn, tài chính vi mô cho vay tiêu dùng và mô hình ngân hàng đầu tư đang đi vào chuyên biệt hóa từng lĩnh vực.

Tùy vào thế mạnh của mình mỗi ngân hàng sẽ lựa chọn mô hình phát triển để tập trung khai thác tối đa lĩnh vực đó nhằm gia tăng thị phần hoạt động dẫn đến tối ưu hóa về chi phí cũng như lợi nhuận.

Mặc dù số lượng thành phần tham gia ngày càng nhiều và sự cạnh tranh ngày càng tăng mạnh trên thị trường tài chính, nhưng quy mô của thị trường chắc chắn cũng tăng lên mạnh mẽ theo sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy, lĩnh vực ngân hàng được nhận định vẫn còn dư đất để phát triển. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ, năng suất lao động, sản phẩm đơn điệu đang là những rào

cản trong cạnh tranh của ngân hàng nội địa. Chắc chắn rằng các ngân hàng phải xõy dựng mục tiờu phỏt triển rừ ràng; cú chiến lược tăng cường năng lực vốn, công nghệ và quản lý rủi ro; củng cố hạ tầng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Và hơn bao giờ hết để thành công thì các ngân hàng phải xây dựng cho mỡnh một hệ thống năng lực lừi nhằm tạo sự khỏc biệt và phỏt triển bền vững.

Chiến lược phát triển của Sacombank trong giai đoạn 2011- 2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực” và theo đó định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN VỮNG.

Với tầm nhìn đó để hoàn thành sứ mệnh “không ngừng phát triển nhằm cung ứng đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói, đa tiện ích, thiết thực với giá thành hợp lý để không những tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông, mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên; đồng thời đóng góp chung vào sự phát triển của xã hội và cộng đồng”, chiến lược của Sacombank thời kỳ 2011 -2020 đó xỏc lập 5 giỏ trị cốt lừi phải đảm bảo tuân thủ:

Tiên phong;

Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo;

Cam kết với mục tiêu chất lượng;

Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội; và Tạo dựng sự khác biệt

Cùng với nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng hiện nay Sacombank đã có những định hướng về phát triển dịch vụ như sau:

Một là, Ða dạng dịch vụ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng

cũng ngày càng cao và nhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT), Dịch vụ ngân hàng (DVNH) không ngừng được cải tiến và DVNH hiện đại đã ra đời. Ngân hàng đưa ra thị trường những dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao. Dịch vụ ngân hàng hiện đại được hiểu bao gồm những Dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại (process innovation) và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng (product innovation).

Số lượng dịch vụ được cung cấp ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể, dịch vụ thẻ thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế xã hội. Ngoài những loại thẻ truyền thống, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều loại thẻ tích hợp mới với nhiều tính năng mới làm cho thị trường thẻ thêm phong phú. Mạng lưới ATM và POS ngày càng được đầu tư mở rộng, các dịch vụ gia tăng trên ATM ngày càng được chú trọng nhằm đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn. Số lượng tài khoản cá nhân, doanh số giao dịch thẻ tăng trong thời gian qua cho thấy, việc phát triển dịch vụ thẻ đã làm tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng, người dân đang quen dần với các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.

Bên cạnh đó, sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) bước đầu đã hình thành với sự ra đời của các liên minh. Sự liên minh giữa các NHTM trong kinh doanh thẻ đã cho phép thẻ của ngân hàng phát hành có thể rút tiền mặt tại máy ATM của một số ngân hàng khác, hoặc thẻ của ngân hàng này có thể thanh toán tại các POS của một số ngân hàng khác trong cùng một liên minh.

Hai là, Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính theo định hướng ngân hàng bán lẻ, trong đó chú trọng bán chéo

sản phẩm dịch vụ với các đối tác có liên kết và các công ty trong tập đoàn Sacombank, nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý; phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại.

Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các công ty, tập đoàn kinh doanh,... còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân. Mục tiêu của DVNH bán lẻ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng… Nhờ đó, một lượng rất lớn dân cư chưa được biết đến các sản phẩm, DVNH trong tương lai sẽ tham gia vào lĩnh vực này. Sức mạnh của cuộc cách mạng này sẽ được nhân lên gấp bội vì có hàng triệu các khách hàng mới từ nông thôn tới đô thị đang tiếp cận các sản phẩm tài chính mới. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm này đang trải qua một sự chuyển đổi triệt để nhằm nhận thức và đáp ứng nhu cầu của những thị trường mới này cũng như những thị trường truyền thống.

DVNH bán lẻ là cung ứng sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và DVNH thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và CNTT.

DVNH bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn của các thành phần kinh tế để cho vay cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Đối với khách hàng, DVNH bán lẻ đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. DVNH bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế và chia sẻ rủi ro. Ngoài ra, DVNH bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực

cạnh tranh, tạo nguốn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng. Ngân hàng đang phát triển dịch vụ bán lẻ trên các lĩnh vực chính:

Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác.

Ngân hàng hiện nay đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số đối tượng khách hàng và một số ngân hàng thương mại còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, Amex,... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang phát triển mạnh.

Hiện nay ngân hàng đã và đang tiếp tục triển khai trên diện rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông, Điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, Citiphone, MobiFone, VMS,...

Đặc biệt, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động ATM được nhiều doanh nghiệp có đông công nhân, tổ chức có đông người lao động chấp nhận. Ngoài ra ngân hàng còn mở dịch vụ huy động vốn và cho vay bằng vàng.

Đa dạng các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng cá nhân: ngân hàng đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... được phối hợp với các đại lý bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4 -5 năm và số tiền vay tương ứng với 60% đến 90% giá trị mua xe.

Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, được đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời hạn vay tối đa lên tới 10 – 15 năm.

Gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại:

Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Điển hình và tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này là mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho ngân hàng được thực hiện dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, ngoài ra ngân hàng cũng đang cung cấp dịch vụ Option về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường London cho nhiều doanh nghiệp trong nước.

Các dịch vụ ngân hàng khác, như: bao thanh toán - Factoring, quyền chọn tiền tệ - option, hoán đổi lãi suất,... cũng được ngân hàng thương mại giới thiệu cho khách hàng.

Hiện nay ngân hàng còn được chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master Card, Amex,...

Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại ngân hàng, ngân hàng thương mại phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union,... ngân hàng còn thành lập riêng một công ty kiều hối.

Trong một nền kinh tế sôi động, thị trường chứng khoán phát triển nhanh, thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ,...

sẽ lại càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc và các luồng chu chuyển vốn với tốc độ nhanh.

Tuy nhiên, cũng nhận thấy một thực tế là sự hợp tác trong phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam rất hạn chế, tính ổn định của dịch vụ chưa cao và chất lượng dịch vụ cần phải được nâng lên.

Bốn là, Phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tiền tệ như sản phẩm phái sinh, các sản phẩm cơ cấu, các sản phẩm chứng khoán nợ…

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w