Phân tích cung cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 47 - 60)

a) Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số

thanh khoản

Bảng 7: Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản của VID

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010

Tiền mặt + tiền gửi tại

TCTD 1,150,824 610,797 1,523,062 555,965 1,229,749

Dư nợ cho vay 1,487,156 2,478,046 2,935,113 4,003,774 4,745,668 Tổng tài sản có 2,840,646 4,415,721 4,915,240 6,367,579 7377056 Tổng số tiền gửi 1,803,296 3,508,145 3,341,394 4,277,217 4,716,385

1. Vốn tự có / Tổng nguồn vốn huy động (H1) (%)

14 8 30 23 20

2. Vốn tự có / Tổng tài

sản có (H2) (%) 11 7 22 18 16

3. Chỉ số trạng thái tiền

mặt (H3) (%) 44 16 35 13 121

4. Chỉ số năng lực cho

vay (H4) (%) 52 56 60 63 20

5. Dư nợ / Tiền gửi

khách hàng (H5) (%) 82 71 88 94 101

6. Chỉ số chứng khoán

thanh khoản (H6) (%) 0 0 0 0 0

7. Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay TCTD (H7) (%)

238 527 837 315 214

8. (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/Tiền gửi khách hàng (H8) (%)

46 17 46 26 26

Đơn vị: Triệu đồng, % ( Nguồn: Phòng kế toán hội sở chính Ngân hàng VID Public năm 2006-2010)

*Chỉ số Vốn tự có / Tổng nguồn vốn huy động (H1)

Chỉ số này cho biết khả năng tài trợ của vốn tự có so với nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vốn tự có ở đây bao gồm vốn góp của các bên liên doanh, các quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận giữ lại…Đây là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng rất nho so với nguồn vốn hoạt động kinh doanh xong nó lại giữ một vai trò vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên nguồn vốn khác của ngân hàng và giúp tạo nên uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên vốn tự có của VID hiện còn khá khiêm tốn chỉ vào khoảng 1.400 tỷ đồng nên nó hạn chế rất nhiều trong hoạt động huy động vốn và cho vay của VID.

Nhìn vào bảng số liệu về chỉ số H1 từ năm 2006 đến năm 2010 ta thấy chỉ số

này của ngân hàng có sự tăng giảm rõ rệt. Chỉ số H1 càng cao cho thấy khả năng tài trợ của vốn tự có so với nguồn vốn huy động càng tăng lên. Cụ thể là:

- Năm 2006 chỉ số H1 là 14% thì sang năm 2007, chỉ số này đã giảm xuống chỉ còn 8%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên từ 2.381.837 triệu đồng lên 3.916.596 triệu đồng (tăng 1.64 lần) trong khi vốn tự có của ngân hàng vẫn không thay đổi khoảng 340 tỷ đồng.

- Sang năm 2008 chỉ số H1 lại tăng trở lại lên 30%. Lý giải điều này là do năm 2008, huy động vốn của ngân hàng bị giảm sút xuống còn 3.565.508 triệu đồng (giảm 351.088 triệu đồng) trong khi đó vốn tự có của ngân hàng đã tăng lên gấp 3 lần thành 62.5 triệu USD (tương đương khoảng 1.000 tỷ

đồng). Điều này đã khiến cho chỉ số H1 của năm 2008 tăng lên một cách rõ

rệt từ 8% năm 2007 lên 30% năm 2008.

- Bước sang năm 2009 và 2010 do vốn huy động của ngân hàng đã được cải thiện và tăng lên đáng kể khiến cho chỉ số H1 giảm xuống liên tục từ sau năm 2008.

Nhìn chung, chỉ số H1 của VID là tương đối ổn định, phù hợp với quy định của NHNN. Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không được phép huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có. Nhìn vào bảng so sánh dưới đây để thấy rõ điều đó.

Bảng 8: Tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động và vốn tự có

Đơn vị: Triệu đồng

M

VỐN TỰ

CÓ (VTC)

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

(NVHD)

NVHDD/VTC (lần)

2006 321,820.00 2,381,837 7.40

2007 322,280.00 3,916,596 12.15

2008 1,061,062.50 3,565,508 3.36

2009 1,121,312.50 4,915,487 4.38

2010 1,183,250.00 5,857,017 4.95

Như vậy, có thể thấy VID đã đảm bảo được việc huy động vốn nằm trong khuôn khổ cho phép của NHNN, đảm bảo được tỷ lệ an toàn về thanh khoản.

*Chỉ số Vốn tự có / Tổng tài sản có (H2)

Chỉ số H2 cho biết khả năng tài trợ của vốn tự có so với những nghĩa vụ phát sinh liên quan đến cung thanh khoản được thể hiện bên tài sản có của ngân hàng.

Tiêu chuẩn chung cho chỉ số H2 là lớn hơn 5%. Đối chiếu so sánh với chỉ số H2 của VID để thấy rõ được tình trạng thanh khoản của ngân hàng.

Nhìn vảo bảng chỉ số H2 và đối chiếu với tiêu chuẩn chung của ngành thì có

thể thấy rõ, VID đạt mức tiêu chuẩn tốt với chỉ số luôn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn để ra. Cụ thể như sau:

- Năm 2006 và 2007, chỉ số H2 có thấp hơn so với các năm còn lại là do thời điểm này, vốn tự có của ngân hàng còn thấp, chỉ đạt ở mức khoảng hơn 340 tỷ đồng. Chính vì vậy, đã làm cho chỉ số H2 của ngân hàng ở mức thấp.

- Từ năm 2008, vốn tự có của VID được tăng lên gấp 3 lần, từ 20 triệu USD lên 62.5 triệu USD đã giúp cải thiện chỉ số H2 tăng lên, tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm 2008 chỉ số này bị giảm dần là do có sự tăng lên của tổng tài sản có ở mẫu số trong công thức xác định H2, trong khi đó vốn tự có của ngân hàng trong suốt 3 năm không thay đổi nhiều, có chăng chỉ là sự thay đổi của tỷ giá USD/VND và con số này là không đáng kể. Do đó, lý giải cho nguyên nhân sụt giảm của chỉ số H2 trong các năm từ 2008 đến 2010.

Nhìn chung, dựa vào chỉ số H2 để đánh giá khả năng thanh khoản của VID có thể

thấy, thanh khoản của ngân hàng đang được kiểm soát khá tốt và tương đối ổn định.

Ngân hàng có khả năng phản ứng kịp thời với những vấn đề thanh khoản xảy ra.

*Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3)

Chỉ số H3 được xác định bằng công thức sau:

Chỉ số H3 càng cao thì khả năng thanh khoản tức thời của ngân hàng càng tốt bởi tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Nhìn vào bảng chỉ số H3 ta thấy rõ được trạng thái tiền mặt của VID qua các năm là khá ổn định. Duy nhất chỉ có năm 2007 và năm 2009 tỷ lệ này thấp so với các năm. Nguyên nhân là do có sự tăng đồng thời giữa tử số và mẫu số trong công thức tính H3 song mức tăng của tổng tài sản ở mẫu số nhanh hơn so với tỷ lệ tiền

mặt nên đã dẫn đến sự giảm sút của chỉ số H3. Tổng tài sản có năm 2007 1.575.075 triêu đồng so với năm 2006 trong khi đó tiền mặt và tiền gửi tại NHNN và các TCTD chỉ tăng có 593.695 triệu đồng. Tương tự như vậy năm 2009 tổng tài sản có

tăng 1.452.340 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với mức tăng của tiền mặt và tiền gửi tại NHNN, TCTD. Đó là lý do tại sao trong 2 năm 2007 và 2009 chỉ số H3 của VID thấp hơn nhiều so với các năm trước. Chỉ số H3 năm 2006-2007 trung bình của hệ

thống ngân hàng là vào khoảng 12.05%. Có thể thấy trong giai đoạn này, khả năng thanh khoản của VID rất tốt vì có chỉ số H3 ở mức cao hơn nhiều so với trung bình của ngành. Điều này thể hiện sự cẩn trọng của VID trong hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, việc làm này không hẳn đã tốt, vì dữ trữ tiền mặt nhiều sẽ làm giảm mất khả

năng sinh lời cho ngân hàng, ngân hàng mất đi nhiều chi phí cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Với các năm 2008 và 2010, chỉ số H3 của VID cũng vẫn cao, khiến cho VID mất nhiều chi phí cơ hội đầu tư sinh lời.

Tóm lại, một chỉ số H3 cao đảm bảo cho ngân hàng có khả năng chống đơ với những cú sốc thanh khoản tức thời, song dự trữ nhiều tiền mặt tức chỉ số H3 quá

cao lại không mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Chính vì vậy, VID cần có sự cơ cấu lại tỷ lệ tiền mặt để điều chỉnh tỷ lệ này cho hợp lý, ước lượng chính xác lượng tiền mặt cần nắm giữ đối với mỗi chi nhánh để không làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

*Chỉ số năng lực cho vay (H4)

Chỉ số H4 là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nợ xấu, nợ khó đòi thậm chỉ là nợ có khả năng mất vốn. Chỉ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Chỉ số H4 cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ. Do vấn đề

thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng…

Chỉ số H4 được xác định bởi tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có.

Chỉ số này càng cao thể hiện năng lực cho vay của ngân hàng càng tốt.

Chỉ số H4 trung bình của ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010 là 54.73%.

so sánh với VID có thể thấy rõ, VID có chỉ số ở mức ổn định so với trung bình của ngành. Chỉ số này của VID tăng đều đặn qua các năm và ở mức tỷ lệ khá cao. Mặc dù vốn của ngân hàng nho song ngân hàng có sự cẩn trọng trong hoạt động, kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng tín dụng nên hiệu quả tín dụng của ngân hàng tăng cao, năng lực cho vay được cải thiện đáng kể. Có được năng lực cho vay tốt, song ngân hàng vẫn cần phải cẩn trọng hơn trong việc quản lý tín dụng, theo dõi sát sao các hợp đồng này để tránh rủi ro tín dụng xảy ra. Chỉ số năng lực cho vay H4 tốt cũng sẽ giúp cho ngân hàng có uy tín hơn trong hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền và thực hiện các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh tại VID.

*Chỉ số dư nợ / Tiền gửi khách hàng (H5)

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ cấp tín dụng so với lượng vốn huy động vào ngân hàng. Chỉ số này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ

yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có

thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (gần hết ) khả năng của minh trên thị trường tiền tệ.

Nhìn vào bảng trên có thể thấy chỉ số H5 của VID qua các năm từ năm 2006 đến năm 2010 có xu hướng tăng liên tục, duy nhất chỉ có năm 2007 chỉ số này bị

giảm và chỉ số H5 còn ở mức rất cao. Điều này chứng to ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn; trước mắt thì vấn đề đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thì rất tốt nhưng trong tương lai thì ngân hàng lại gặp nhiều rủi ro do thiếu nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu tín dụng. Chính vì vậy ngân hàng cần phải điều chỉnh chỉ số này cho thật hợp lý, tránh tình trạng

“lấy ngắn nuôi dài” đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa nguồn vốn cấp tín dụng và

nguồn vốn huy động được. Trong tương lai ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn tốt hơn để đảm bảo đủ lượn vốn cung cấp cho hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian sắp tới.

*Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6)

Chỉ số H6 cho biết khả năng tài trợ tức thời của các loại chứng khoán trong trường ngân hàng gặp phải nhu cầu về thanh khoản chẳng hạn như có nhiều khách

hàng đến rút tiền vào cùng một thời điểm. Chỉ số H6 được xác định bởi tỷ lệ giữa chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán với tổng tài sản có.

Công thức xác định:

Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán là những loại tài sản có tính thanh khoản cao và mang tính tức thời. Trong trường hợp cầu thanh khoản lớn, ngân hàng có thể dùng biện pháp bán những loại chứng khoán này nhằm thu tiền về hỗ trợ cầu thanh khoản. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp bán chứng khoán này đó là việc bị giảm giá trị của chứng khoán vào thời điểm bán.

Ngân hàng càng nắm giữ nhiều những chính khoán này càng có khả năng vượt qua những cú sốc thanh khoản. Tuy nhiên, khi phải bán chứng khoán này tại thời điểm gặp phải vấn đề thanh khoản thì sẽ rất rủi ro vì phần lớn là sẽ bị “lỗ”, làm giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Với VID thì việc nắm giữ chứng khoán này gần như là không có. Chỉ số H6 của VID trong 5 năm liền đều bằng 0. Tất cả chứng khoán của ngân hàng VID Public từ năm 2006-2010 đều chủ yếu là chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.

Nguyên nhân của việc nắm giữ ít chứng khoán có tính long cao đó là do chính sách của VID. Với phương châm kinh doanh cẩn trọng, nên Hội đồng quản trị quyết định không nắm giữ nhứng chứng khoán này vì rủi ro cao. Nhất là trong điều kiện thị

trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai, phát triển thiếu ổn định nên rất khó lường trước được. Điều này cũng sẽ gây nên những vấn đề rất lớn nếu như VID gặp phải vấn đề về thanh khoản.

* Chỉ số tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay của TCTD (H7)

Chỉ số này cho biết tỷ lệ giữa cho vay và vay của TCTD. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì bên cạnh việc kinh doanh với khách hàng thì các ngân hàng cũng có quan hệ tín dụng với nhau nhưng thông thường là có kỳ hạn ngắn. Vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng cũng là một trong những giải pháp được các ngân hàng lựa chọn trong trường hợp đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Với kỳ hạn vay và cho vay ngắn nên các ngân hàng có thể quay vòng đáp ứng tức thời

cho nhu cầu thanh khoản tại một thời điểm nào đó. Chỉ số H7 cao thể hiện việc khả

năng thanh khoản cũng tốt.

Nhìn vào bảng chỉ số H7 có thể thấy trong giai đoạn 2006-2010 VID cho vay các TCTD nhiều hơn so với vay từ TCTD rất nhiều lần. Điều này chứng to việc phải sử dụng đến biện pháp vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là không có. Trong giai đoạn này, VID chủ yếu là hoạt động kinh doanh kiếm lời trên thị trường liên ngân hàng. VID vay từ các ngân hàng khác đồng thời cho vay ra để kinh doanh chênh lệch, tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt năm 2007 và 2008 chỉ số H7 ở mức rất cao bằng 5.27 và 8.37 lần mặc dù 2 năm là thời điểm lạm phát cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2008 lên tới 30%/năm. Bước sang năm 2009 và 2010, chỉ số H7 có chiều hướng giảm sút đáng kể chỉ còn ở mức 3.15 và 2.14 lần. Nguyên nhân là do thời điểm này tình hình tài chính thế giới có những diễn biến bất lợi, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nên việc kinh doanh cũng trở nên khó khăn. Hơn nữa, sau “cú sốc”

một loạt ngân hàng lâu đời ở Mỹ phải tuyên bố phá sản hoặc phải sáp nhập với ngân hàng khác, khiến cho hoạt động trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng bị

“lắng” xuống, các ngân hàng trở nên cẩn thận hơn trong việc vay và cho vay các ngân hàng khác. Hơn thế nữa, hạn mức mà VID cấp cho các ngân hàng khác còn thấp nên hạn chế việc kinh doanh cho vay của VID.

*Chỉ số tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD / Tiền gửi khách hàng (H8)

Chỉ số H8 được xác định tương tự như chỉ số trạng thái tiền mặt H3. Chỉ số

H8 cho biết khả năng tài trợ của tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD so với tiền gửi huy động từ khách hàng. Một chỉ số H8 cao, tức là tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi của TCTD có khả năng tài trợ cho tiền gửi của khách hàng trong trường khách hàng đến rút tiền một cách liên tục và ồ ạt. Ngân hàng có khả năng phản ứng tốt với những cú

sốc thanh khoản. Tuy nhiên nếu chỉ số H8 thấp, thì ngân hàng sẽ gặp phải khó khăn khi có vấn đề về thanh khoản xảy ra.

Chỉ số H8 của VID trong 5 năm qua đều ở mức ổn định và khá cao so với trung bình của ngành ngân hàng trong mỗi năm. Theo thống kê của Hiệp hội ngân hàng và tính toán của học viên thì chỉ số H8 trung bình của ngành ngân hàng trong các năm từ 2006 đến 2010 là khoảng từ 30-35%. Như vậy có thể thấy VID có 2 năm

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w