Gia tăng vốn điều lệ của ngân hàng

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 72 - 75)

Việc làm này là vô cùng cần thiết và quan trọng với các ngân hàng, đặc biệt là với VID, một trong những ngân hàng có vốn điều lệ còn ở mức thấp. Sở dĩ cần làm như vậy là vì:

Thứ nhất: Ngân hàng sẽ giảm bớt được nguy cơ đối mặt với rủi ro cao. Đó là

rủi ro thanh khoản khi ngân hàng mất khả năng thanh toán hay không đáp ứng được về số lượng, thời gian cho nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng, mà

không thể huy động các nguốn vốn khác ngay lập tức. Đó là rủi ro thiếu vốn khả

dụng, rủi ro tín dụng đầu tư khi các khoản cho vay không thể thu hồi.

Thứ hai: Ngân hàng có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị

trường hạn chế những bất lợi và thua thiệt trong cạnh tranh. Hoạt động bên tài sản Có được tạo điều kiện phát triển theo hướng đa dạng hoá, vừa giảm rủi ro cho ngân hàng vừa gia tăng được các tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho thị trường. Quy mô hoạt động của ngân hàng vì thế cũng được mở rộng hơn.

Thứ ba: Việc ngân hàng gia tăng vốn điều lệ sẽ góp phần củng cố lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng. Dân chúng tin rằng một ngân hàng có số vốn điều lệ lớn cũng đồng nghĩa với vị thế cao, uy tín mạnh và độ an toàn vững chắc. Bên cạnh đó, việc ngân hàng liên tục gia tăng vốn điều lệ cũng tạo cho khách hàng ấn tượng về khả năng sinh lợi cao và tiềm năng phát triển thịnh vượng trong tương lai.

Thư tư: Việc các ngân hàng trong nền kinh tế nâng cao vốn tự có sẽ gúp phần làm giảm lãi suất cho vay của nền kinh tế. Bởi vì vốn tự có là nguồn vốn không phải trả lãi suất và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng được sử dụng, nên ngân hàng có thể

gia tăng nguồn cho vay, giảm chi phí tín dụng, từ đó giảm được lãi suất cho các khoản vay.

Chính vì những lý do nêu trên, ngân hàng cần thiết phải đảm bảo vốn tự có ở

mức cần thiết

3.2.8 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô, gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản của các NHTM đã gặp rất nhiều khó khăn. Bởi có thời điểm các NHTM đều dư thừa vốn khả dụng, họ đã

quyết định giảm lãi suất huy động, làm cho lượng tiền gửi từ khách hàng bị giảm sút. Nhưng khi lạm phát tăng cao, NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu… trong khi đó một bộ phận người dân rút tiền gửi, hoặc không gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vào vàng và ngoại tệ đã làm cho thanh khoản của các ngân hàng thương mại trở nên khó khăn hơn. Hay như khi lạm phát tăng cao, giá cả vật liệu xây dựng tăng mạnh, và người dân phải sử dụng nhiều tiền hơn cho xây dựng, sửa chữa nhà ở, thi công công trình, dự án…nên một mặt rút tiền gửi,

giảm lượng tiền gửi và nhu cầu vay tăng lên, chưa kể nhiều doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng làm ăn trở nên khó khăn hơn làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng. Tình hình đó đã làm cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng lên.

Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường. Có

như vậy chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao.

Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng. Trên thực tế, dạng rủi ro thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau:

Thứ nhất, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ.

Thứ hai, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm, nhưng thông thường tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị

rong.

Thứ ba, một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất không thay đổi như nhau. Tác động cảu thay đổi lãi suất đến vốn và thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà

ngân hàng nắm giữ và sự thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến loại tài sản và nợ khác ra sao.

Chính vì những tác động rất lớn của tình hình kinh tế vĩ mô cũng như là rủi ro thị trường đến khả năng thanh khoản của ngân hàng nên Ngân hàng VID Public cần có bộ phận chuyên phân tích và dự báo những điều kiện kinh tế vĩ mô đã, đang và sẽ xảy ra trong tương lai để đưa ra những kịch bản và có biện pháp ứng phó kịp thời.

3.2.9 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp

Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua không ngừng mở

rộng mạng lưới hoạt động. Ngân hàng VID Public cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tuy nhiên, ngoài việc tính toán bài toán chi phí – lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Muốn làm được điều này, cần có một nền tảng công nghệ (hệ thống ngân hàng cốt lõi – core banking) hiện đại. Điều này hiện nay ở VID Public vẫn còn hạn chế do sử dụng phần mềm Smartbank – phần mềm này đã khá cũ. Do vậy, không còn cách nào khác, Ngân hàng VID Public cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin, mua phần mềm hiện đại hơn phần mềm hiện đang dùng hoặc nâng cấp phần mềm hiện tại lên.

Tất nhiên, không dễ dàng gì thực hiện được điều này trong khi quy mô vốn tự có

của ngân hàng còn nho như hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập trung vào hội sở chính, có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từ đó có chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp. Bởi có những thời điểm lượng vốn trên tài khoản tiền gửi của hệ

thống tại NHNN ở mức quá cao, dư thừa so với dự trữ bắt buộc gây nên tình trạng thặng dư thanh khoản, lãng phí nguồn vốn.

Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế

xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao dịch, mọi chi nhánh có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có. Một chính sách phân biệt hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

nhờ quy mô.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w