Dự báo khe hở thanh khoản của VID

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 60 - 68)

Do có sự hạn chế trong việc cập nhật các số liệu của những năm trước nên học viên chỉ xin trình bày dưới đây dự báo khe hở thanh khoản cho VID từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011 (thời điểm dự báo: 31/10/2010), dựa trên các bộ phận cấu thành của tài sản và nguồn vốn của VID như sau:

- 2% tiền gửi không kỳ hạn sẽ được rút vào ngày hôm sau, 4% từ 2-7 ngày, 7% từ 1 tuần đến 1 tháng, và 20% từ 1 tháng đến 3 tháng.

- 20% tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và dự báo sẽ được khách hàng rút ra.

- 30% tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng đến hạn sẽ được rút vào ngày đáo hạn

- 45% tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng sẽ được rút vào ngày đáo hạn.

- 15% tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm sẽ được rút vào ngày đáo hạn.

- 25% tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm sẽ được rút vào ngày đáo hạn - 80% các khoản tín dụng đến hạn sẽ được trả về.

- 100% các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng sẽ được trả và phải trả.

- Tiền gửi mới trong vòng 3 tháng tiếp theo: Tiền gửi từ dưới 3 tháng: 5%; từ

3 đến 6 tháng: 8%, từ 6 đến 12 tháng: 13%.

- Cấp tín dụng mới trong vòng 3 tháng tiếp theo: Tín dụng có kỳ hạn dưới 3 tháng: 5%; từ 3 đến 6 tháng: 10%; từ 6 đến 12 tháng 13%.

Nhìn vào bảng số liệu dưới đây để có thể thấy rõ được khe hở thanh khoản như sau Bảng 10: Ước tính khe hở thanh khoản từ tháng 11/2010 – tháng 10/2011

Ngày 31/10/2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Đến hạn Ngà

y hôm

sau

Từ 2 ngày đến 1 tuần

Từ 1 tuần đến 1 tháng

Từ 1 tháng đến 3 tháng

Từ 3 tháng đến 6 tháng

Từ 6 tháng đến 1 năm

Trên 1 năm I.Dòng tiền vào

1. Tiền mặt 23

2. Tiền gửi tại NHNN 3. Tiền gửi tại ngân hàng

khác 489 108 340 0 0 0 0

4. Trái phiếu chính phủ 5 0 0 0 0 0 0

5. Cho vay khách hàng 0 36 150 156 777 176 878

6. Tiền gửi mới từ khách

hàng 2 12 44 116 464 754

Tổng dòng tiền vào 519 156 534 272 1,241 930 878

II. Dòng tiền ra

1. Tiền gửi và trả vay tại

ngân hàng khác 90 0 371 0 0 0 0

3. Tiền gửi của khách hàng 26 107 299 713 245 665 473

4. Chứng chỉ tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0

5. Vay từ chính phủ và

NHNN 0 0 0 0 0 0 0

6. Lãi và phí dự trả 1 5 31 19 5 2 0

7. Cho vay mới 2 9 36 95 475 617 0

Tổng dòng tiền ra 119 121 737 827 725 1,284 473

Khe hở thanh khoản 400 35 -203 -555 516 -354 405

Khe hở thanh khoản lũy kế 400 435 232 -323 193 -161 244

(Nguồn: Tính toán của học viên )

Từ bảng số liệu trên có thể thấy được ngân hàng có thể đầu tư khoản tiền là 400 Tỷ

VND vào ngày hôm sau, 435 tỷ từ 2 đến 7 ngày, và 232 tỷ vào tháng sau. Phần khe hở thanh khoản 323 tỷ từ 1 đến 3 tháng sẽ được bù đắp bằng khoản tiền đầu tư thu về từ các kỳ hạn ngắn trước đó.

Như vậy, căn cứ vào tính toán trên, ngân hàng có thể đầu tư 400 tỷ cho các kỳ hạn từ 1 ngày đến 1 tháng, còn phần thiếu hụt 323 tỷ từ 1 tháng có thể được bù

đắp bởi các khoản đã đầu tư đến hạn trong vòng 1 đến 3 tháng. Với dòng tiền vào và

dòng tiền ra như trên, cùng với những dự báo trong tương lai, ngân hàng có thể có

những để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như sau:

- Tăng lãi suất huy động tiền gửi từ khách hàng để có thể thu hút thêm tiền gửi các kỳ hạn.

- Vay mượn vốn trên thị trường tiền tệ

- Bán trái phiếu chính phủ đang nắm giữ để bù đắp phần thiếu hụt khi cần thiết.

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC

Một ngân hàng được coi là thanh khoản nếu có khả năng tiếp cận với các nguồn thanh khoản một cách tức thời, tại mức chi phí hợp lý và tại thời điểm có nhu cầu. Như vậy ngân hàng phải đáp ứng được các nhu cầu sau đây:

- Hoặc là có sẵn một lượng tài sản thanh khoản cần thiết

- Hoặc là phải có khả năng đi vay hay huy động tức thời được nguồn vốn thanh khoản, hay bán được các tài sản “Có”.

Qua phần phân tích và đánh giá ở trên có thể thấy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của VID vẫn còn nhiều lỗ hổng cần được bù đắp, cần được điều chỉnh cho phù hợp.

- Chứng khoán thanh khoản còn ít, ngân hàng nắm giữ tiền mặt ở mức cao:

Hiện tại những tài sản thanh khoản mà VID nắm giữ chủ yếu là tiền mặt ngoài ra còn có trái phiếu chính phủ còn những loại chứng khoán có tính thanh khoản thì

ngân hàng không có trong suốt thời gian 5 năm. Lý giải cho điều này là do chính sách “kinh doanh an toàn” của ngân hàng mẹ “Public Bank Berhad”, họ không cho phép ngân hàng kinh doanh các loại chứng khoán vì thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn chưa ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng điều này lại dẫn đến một nguy cơ rất lớn nếu VID găp phải vấn đề về thanh khoản bởi những tài sản có tính long cao thì VID hầu như không có. Và thực tế qua nghiên cứu có thể thấy rõ, VID nắm giữ tỷ lệ tiền mặt ở mức cao thể hiện ở chỉ số H3. Điều này về mặt kinh tế

không mang lại hiệu quả cao vì khi đó ngân hàng sẽ phải tìm kiếm một nguồn khác để bù đắp thanh khoản. Cụ thể VID tiến hành đi vay trên thị trường liên ngân hàng.

Việc làm này chỉ có thể giúp khắc phục mang tính tức thời xong chi phí cao, và chỉ

đáp ứng duy trì được trong thời gian ngắn do chỉ vay được trên thị trường với các

kỳ hạn ngắn chủ yếu là ON (Overnight), 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng. Và có những thời điểm ngân hàng đã phải huy động mức lãi suất cao 30-40% vào cuối năm 2008.

- Vốn tự có ở mức an toàn: Theo quy định của NHNN, vốn tự có của NHTM phải bằng 5% trên Tổng tài sản có nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh tiền tệ.

Theo bảng số liệu thống kê chỉ số H2 có thể dễ dàng thấy được vốn tự có của ngân hàng luôn đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn theo quy định của NHNN. Đồng thời sự

giảm đi của tỷ trọng vốn tự có so với Tổng tài sản có cũng cho thấy việc quản lý

nguồn vốn của ngân hàng là rất hiệu quả. Vốn tự có là khá “đắt đỏ” so với các nguồn vốn khác vì sử dụng nhiều vốn tự có sẽ làm tăng chi phí vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Khe hở thanh khoản bị thâm hụt: Khe hở thanh khoản của VID trong 3 năm liền từ năm 2007 đến 2009 liên tục bị âm thể hiện việc quản trị vẫn còn nhiều thiếu sót, phần thiếu hụt ngân hàng đã phải bù đắp bằng những khoản đi vay trên thị

trường liên ngân hàng với lãi suất cao điển hình nhất là vào cuối năm 2007,2008, có

thời điểm lên tới 30-40%. Nguyên nhân là do những biện pháp mạnh của NHNN như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để thu hồi một lượng tiền lớn từ lưu thông về “két” của NHNN. Kết quả của biện pháp thắt chặt trên khiến cho các ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản về cuối năm buộc phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi khách hàng, đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên cao.

Điều này đã làm tăng chi phí của ngân hàng lên rất cao, mặc dù nó đảm bảo đáp ứng kịp thời cầu thanh khoản của khách hàng.

- Hoạt động của hội đồng ALCO: ALCO của VID được thành lập khá muộn so với các NHTM khác, hoạt động còn đơn giản và chưa chuyên biệt, thực sự chưa phát huy và thực hiện hết trách nhiệm của ALCO. Theo quy chế thành lập ALCO do VID đề ra thì bộ phận ALCO phải có trách nhiệm theo dõi diễn biến thị trường, diễn biến tỷ giá, lãi suất cũng như là những điều kiện kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, những báo cáo tổng hợp nhằm phục vụ cho các phòng ban. Tuy nhiên, hiện tại ALCO ở VID vẫn chưa thực sự có những hoạt động theo đúng quy định, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngân hàng, tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là

rủi ro thanh khoản.

- Huy động vốn: Chính sách huy động tiền gửi của khách hàng của VID còn đơn giản và không thực sự hấp dẫn, sản phẩm chưa phong phú nên chưa bao quát hết được nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thì điều này sẽ khiến cho vốn huy động của VID bị ảnh hưởng rất nhiều. Minh chứng cho thấy tiền gửi huy động từ khách hàng của VID có tốc độ

tăng chậm, duy nhất chỉ có năm 2007 huy động tăng cao so với năm 2006 (biểu đồ

có độ dốc cao)

Hình 6: Tiền gửi huy động khách hàng giai đoạn 2006 – 2010

Như vậy, có thể thấy nhà quản trị VID cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, tăng cường hoạt động của hội đồng ALCO, tăng dự trữ những loại chứng khoán có

tính thanh khoản cao đồng thời đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi hấp dẫn để

có thể tăng huy động của khách hàng. Song song với việc làm trên là cần có sự chặt chẽ trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng, kiểm soát từ các khâu thẩm định, giải ngân cho đến việc kiểm soát sử dụng vốn vay, trả lãi vay của khách hàng để có

thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro về nợ xấu có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VID PUBLIC 3.1.1 Chiến lược phát triển tổng thể của Ngân hàng VID Public

- Ngân hàng VID Public phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng liên doanh hàng đầu khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới, tiến tới chiếm lĩnh vị trí là ngân hàng liên doanh hàng đầu, có ưu thế cũng như năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Ngân hàng VID Public kiên trì mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng bán lẻ, chú trọng nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nho ngoài quốc doanh, khách hàng là cá nhân khu vực đô thị. Từ đó, ngân hàng quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, cố gắng đạt mức tăng trưởng về mọi mặt, năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3.1.2 Kế hoạch phát triển của Ngân hàng VID Public trong thời gian tới

- Về hoạt động huy động vốn : Ngân hàng VID Public tiếp tục chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại và các tiện ích bổ sung nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng chuẩn bị điều kiện trang thiết bị kỹ thuật và nhân sự để quản lý tập trung tài khoản tiền gửi, đưa dịch vụ gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi vào hoạt động. VID phấn đấu mức tăng trưởng huy động.

- Về hoạt động tín dụng: Ngân hàng tập trung phục vụ đối tượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nho ngoài quốc doanh, các cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hộ gia đình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không ngừng mở rộng thị trường tín dụng, tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tín dụng, đảm bảo an toàn tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như cho khách hàng. Ngân hàng phấn đấu mức tăng trưởng tín dụng mỗi năm là 35%.

- Về chính sách giá cả và cạnh tranh: VID lựa chọn chính sách “ sản phẩm tốt nhất – giá tối ưu” với mục tiêu lâu dài là chia sẻ cạnh tranh hiệu quả và bền vững thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ, không theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ.

- Về phát triển mạng lưới: VID cần phát triển mạng lưới bao phủ rộng khắp các đô thị lớn và tỉnh thành trên cả nước để thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

- Về các chỉ tiêu hoạt động: VID chú trọng tăng cường chất lượng của các tỷ

lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC

3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngân hàng

Quản trị tài sản của ngân hàng với nội dung chuyển hoá nguồn vốn (tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ) thành các loại tài sản (ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, tài sản khác) theo một phương thức thích hợp để thoả mãn mục tiêu tối đa hoá lợi ích của chủ ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn (an toàn thanh khoản, an toàn tín dụng và các an toàn khác). Một chiến lược quản trị tài sản hiệu quả là nhân tố quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Để

thực hiện tốt công tác quản trị tài sản, ngân hàng cần lưu ý các điểm sau đây:

Một la, ngân hàng cần xác định cụ thể mục tiêu ưu tiên và các mục tiêu phụ

mà tài sản cần đạt đến, xác định quy mô, cấu trúc và đặc tính của tài sản dưới tác động của các nhân tố khác nhau, xác định các chính sách và nghiệp vụ quản lý tài sản của ngân hàng

Hai la, ngân hàng có thể tổ chức các bộ phận quản lý gắn liền với tổng khoản mục tài sản (ví dụ bộ phận quản lý ngân quỹ, bộ phận quản lý tín dụng, bộ

phận quản lý đầu tư chứng khoán..); đồng thời xây dựng bộ phận quản lý liên kết, quản lý tổng thể các khoản mục (ví dụ Hội đồng quản lý các tài sản Nợ, tài sản Có…).

Ba la, ngân hàng cần quan tâm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân chia quỹ cho các tài sản để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản. Có hai cách thức phân chia là: cách thức tập trung quỹ vốn và cách thức phân chia tài sản. Các phương pháp phân chia này không hoàn toàn khác nhau, và có thể áp dụng riêng biệt hay kết hợp tuỳ thuộc vào trong điều kiện cụ thể để phát huy hiệu quả quản lý tài sản một cách tích cực nhất. Cụ thể như sau:

- Phương pháp tập trung quỹ vốn : ngân hàng tập trung các nguồn vốn lại với nhau ( tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, quỹ vốn) sau đó sẽ phân chia cho các khoản đầu tư tài sản (dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp, tín dụng, chứng khoán) với tỷ trọng và thứ tự ưu tiên thích hợp, không phân biệt nguồn gốc của vốn từ đâu, được trích ra để đầu tư vào tài sản nào. Do vậy, nhà quản trị phải phân biệt các nhu

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w