Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 75 - 79)

Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ

chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý

thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ NHTM nào. Chính vì vậy, VID cần tăng cường liên kết và phối hợp với hai ngân hàng thành viên góp vốn là BIDV và

Public Bank Berhad (Malaysia) mở các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên ngân hàng. Những đội ngũ nòng cốt sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, VID cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng nhằm phát huy khả năng, sở

trường của mỗi người.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Một là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng chính sách kiểm soát và ràng buộc các ngân hàng thương mại trong môi trường kinh doanh theo mục tiêu an toàn;

đảm bảo điều hành các yếu tố vĩ mô nhằm tăng tính an toàn của hệ thống ngân hàng tài chính, xây dựng các phương án hỗ trợ khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản (cho vay, bảo hiểm, tiền gửi, cam kết chi trả…).

Hai là, Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ để không làm khó các NHTM. Có những thời điểm vì mục tiêu giải quyết vấn đề

lạm phát mà NHNN đã tiến hành thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt khá mạnh khiến cho các NHTM gặp phải vấn đề thanh khoản. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi NHNN đã phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng, hút về một lượng tiền lớn khoi lưu thông, vấn đề lạm phát tạm thời được bình ổn nhưng cũng đã khiến cho các NHTM

“lao đao” về thanh khoản.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần có kế hoạch dự phòng của chính mình để

đáp ứng kịp thời cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp xảy ra mất khả

năng thanh toán vì rút tiền hàng loạt, ngăn ngừa nguy cơ đổ vơ lan truyền trên toàn hệ thống; tiếp tục nghiên cứu và có những quy định, hướng dẫn, trợ giúp cần thiết cho các ngân àng thương mại trong vấn đề quản trị thanh khoản

Bốn là, cần phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm soát ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và đảm bảo an toàn hệ thống. Cụ thể là :

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có thể theo dõi từ xa hoặc thanh tra bất thường để đánh giá trình độ quản lý, việc tuân thủ các quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, phát hiện kịp thời các nguy cơ mất an toàn, đưa ra những yêu cầu, khuyến nghị đối với Ban Giám đốc của ngân hàng. Tất cả nhằm mục đích bảo vệ

người gửi tiền bằng cách ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh toán trong hệ

thống ngân hàng thương mại.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ

trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả

hoạt động ngân hàng theo Uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng thanh tra.

- Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hoi kỹ thuật đối với các ngân hàng thương mại dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Năm là, hệ thống pháp luật và thể chế về lĩnh vực ngân hàng tài chính cần hoàn chỉnh so với yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ công khai cần được đổi mới trong hoạch định và

thực thi chính sách tiền tệ công khai cần được đổi mới kịp thời. Tuy thị trường tiền tệ có tổ chức đã hình thành và bước đầu phát huy tác dụng, nhưng mức độ hiệu quả

và linh hoạt còn hạn chế do năng lực của các chủ thể tham gia còn nghèo nàn và các công cụ tài chính và khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh.

Sáu là, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh dẫn vốn” quan trọng của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường liên ngân hàng Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần phát huy vai trò người tổ chức, vận hành, quản lý thị

trường liên ngân hàng, kiểm soát các giao dịch và can thiệp kịp thời các tình huống tiềm ẩn rủi ro, phát triển hệ thống thông tin để tránh tình trạng “thông tin ko hoàn hảo” làm cản trở khả năng điều tiết và đảm bảo an toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước.

Bảy là, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo hợp tác, liên kết với các ngân hàng trong cả nước và hội nhập quốc tế về ngân hàng – tài chính. Đây là

một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh việc duy trì quan hệ

tốt với các tổ chức tín dụng trong nước, ngân hàng cũng tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, chủ động học hoi, khai thác kinh nghiệm quản trị, kinh doanh cũng như tạo điều kiện để đội ngũ

nhân viên tiếp xúc và học hoi kiến thức ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, vào điều kiện thực tế của Ngân hàng liên doanh VID, luận văn đã thực hiện được những nội dung sau đây:

Thứ nhất: Phân tích được những nội dung cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai: Đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng liên doạVID, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số gợi ý

nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng VID Public.

Thực tế đã chứng minh rất nhiều ngân hàng đã bị sụp đổ hoặc buộc phải sáp nhâp với ngân hàng khác do sự quản lý yếu kém về thanh khoản. Điều này trong

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VID public (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w