Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong những đô thị loại 1 của Việt Nam
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² trong đó các quận nội thành chiếm 213,05 km², các huyện ngoại thành chiếm 1.042,48 km². Một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ, nên Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Biểu tượng TP.Đà Nẵng
Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, biểu tượng của Đà Nẵng được thiết kế với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát"
với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.
Biểu tượng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu.Tác giả của Biểu tượng Đà Nẵng là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên.
Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm
tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.
Danh lam thắng cảnh:
• Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
• Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và
hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
• Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi
Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà
Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn
thiên nhiên với nhiều động thực vật
quý hiếm. Dưới chân bán đảo
Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và
nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
• Bãi biển Mỹ Khê - bãi biển đẹp nhất ở Đà Nẵng
• Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tớch hựng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cừi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
• Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong suốt và ấm áp quanh năm. Bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
• Bãi biển Nam Ô
• Bãi biển Xuân Thiều
• Bãi biển Thanh Bình
• Bãi biển Mỹ Khê
• Bãi biển Bắc Mỹ An
• Bãi biển Non Nước
• Cầu sông Hàn , cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Bảo tàng
• Bảo tàng điêu khắc Chămpa
• Bảo tàng lịch sử Đà Nẵng
• Bảo tàng Khu V
• Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V)
Ẩm thực
• Quán ăn trên phố Đà Nẵng
• Mì Quảng: là một món ăn rất phổ biến của người miền Trung.
Ngày nay khi nói đến Mì Quảng không nhất thiết là nói đến món ăn đặc sản của Quảng Nam - Đà Nẵng mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung. Mì Quảng tại Đà Nẵng được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2 mm. Dưới lớp mì là rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã nát, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...sao cho có một bát mì thật ngon.
Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của sáu ngọn núi thuộc Đà Nẵng. Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt
tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn.
• Thuỷ sơn (Wasser - water) phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là „Tam Thai“ bởi vì nó giống như „Sao Tam Thai“
tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc.
Chùa Tam Thai
Chùa Tam Thai nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn. Là một ngôi chùa cổ (xây dựng năm 1930), được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa, năm 1827 cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Thời vua Minh Mạng có một công chúa (con vua Gia Long) đến xin xuất gia. Tương truyền vua đã thiết lập du cung ở đây để nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa là nơi từng được quốc sư Hưng Liên trụ trì và đã truyền từ lúc khai sơn đến nay được 18 đời.
Chùa cũng là nơi có nhiều khách hàng hương thăm viếng, cầu Phật, đặc biệt là vào dịp lễ tết.
Chùa Linh Ứng
Nằm trong cụm Hạ Thai, núi Thủy Sơn thuộc Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây cũng là một ngôi chùa cổ, có giá trị lịch sử cao. Vào đời Gia Long,
chùa được xây và đặt tên Ứng Chân, năm Minh Mạng thứ 6 được xây thêm. Đến năm 1841, vua Thành Thái cho đổi tên là Linh Ứng tự.
Chánh điện thờ tam thế Phật: Đức
Phật Thích Ca ở giữa, bên phải là Phật Di Lặc, bên trái là Phật Di Đà, kèm theo hai vị bồ tát là Phổ Hiền và Văn Thù. Góc Chánh điện thờ 18 vị La Hán. Trong chùa còn lưu giữ 2 hiện vật quý hiếm: hai biển vàng - một biển đề "Ngự chế ưng chơn tự Minh Mạng lục niên" (phong Quốc tự năm Minh Mạng thứ 6) và một biển đề "Cải Tử" nghĩa là đổi lại thành Linh Ứng tự dưới triều Thành Thái thứ 3.
Bên ngoài khuôn viên có một tượng Bồ Tát trắng lớn. Chùa được xem là quốc tự và di tích Phật giáo.
• Kim sơn (Metall - metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên „Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò“, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín
• Mộc sơn (Holz - wood) phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người
• Hỏa sơn (Feuer - fire) ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, giữa núi Kim sơn là cánh đồng của xóm Hoà Quế, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà,
• Thổ sơn (Erde - earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn
Bảo tàng điêu khắc Chămpa
Đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Champa - một bảo tàng độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng,Việt Nam mà còn của cả thế giới - dẫu giữa ngày mưa hay ngày nắng, buổi sáng hay buổi chiều, du khách vẫn nhận ra một không khí rất riêng mà nơi này, do đặc trưng của mình vẫn luôn giữ được: sự trầm lắng của những hoài niệm.
Chính thức được xây dựng vào tháng 7 năm 1915 do Apacmawngchie thiết kế và chịu trách nhiệm
xây dựng theo mô típ tháp Chăm , với sự giúp đỡ của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng hiện tại có khoảng gần 2.000 hiện vật lớn
nhỏ, trong đó có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng (được phân chia thành các phòng trưng bày gồm: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định), 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng nung, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.
Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại đây hầu hết đều có một cuộc đời chìm nổi như chính số phận của nền văn hóa rực rỡ đã sản sinh ra nó. Từ trong đổ nát của thời gian, chiến tranh và cả sự quên lãng của con người, những tác phẩm điêu khắc Champa tuyệt vời đã được nhiều thế hệ dày công mang về đây. Và trong chỉnh thể có tính hệ thống này, các công trình của các nghệ nhân Champa xưa lại có được một đời sống mới.
Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao.
Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian... tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế.