Giới thiệu về Quảng Nam

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập ngành du lịch chuyến đi thực tế miền trung (Trang 50 - 59)

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.

Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố và 15 huyện

Diện tích: 10.406 km²

Dân số: gần 1,5 triệu người (2004)

Quảng Nam có nhiều tuyến đường giao thông chạy qua, đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh…thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh.

Quảng Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, là nơi địa bàn của nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm-pa xưa, và là vùng văn hoá xứ Quảng thời Đại Việt. Vì vậy Quảng Nam giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Danh lam thắng cảnh:

• Cù lao Chàm

• Biển Cửa Đại

• Khu du lịch sinh thái Phú Ninh

• Khu du lịch sinh thái Thuận Tình (Hội An)

• Suối nước nóng Tây Viên (Quế Sơn)

• Suối Tiên (Quế Sơn)

• Hòn Kẽm Đá Dừng (Hiệp Đức)

• Tháp Khương Mỹ

• Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Kim Oanh

• Biển du lịch : Tam Thanh ( TP Tam Kỳ}

• Di tích lịch sử

• Đô thị cổ Hội An Các di sản văn hóa Chăm

• Thánh địa Mỹ Sơn

• Trà Kiệu

• Tháp Chiên Đàn

• Tháp Bằng An

• Tháp Khương Mỹ Ẩm thực:

• Mì Quảng.

• Cao lầu Hội An

• Bánh vạc

• Cơm gà Tam Kỳ

• Bò tái Cầu Mống [Điện Bàn]

• Trà Kim Sơn Hội An

Hội An là một thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Hội An được công nhận là

một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã được công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Lịch sử:

- Thế kỉ thứ 2 - Thế kỉ 15:

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng - Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, ẢRập, Trung Quốc.

- Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19:

Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 - thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.

Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.

- 1858 đến nay:

Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới.

• Một số giá trị và đặc điểm nổi bật của phố cổ Hội An:

Phố cổ Hội An đến nay vẫn bảo vệ được khá nguyên vẹn một quần thể di tích kiến trúc đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng, có tới 1.310 di tích các loại trong đó nhiều nhất là các công trình kiến trúc nghệ thuật như: đình, chùa, hội quán, nhà cổ, cầu…

Phố cổ Hội An xây dựng theo hình ban cờ, đường phố hẹp, các phố chạy dọc theo chiều đông tây và bắc nam.

Những giá trị kiến trúc mỹ thuật và những di sản văn hóa của phố cổ Hội An thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, tạo nên sắc thái độc đáo cho Hội An.

Bố cục mặt bằng di tích kiến trúc của Hội An đan xen nhau nằm hai bên đường phố tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa nhung không hề dàn trải, đơn điệu, phù hợp với trức năng của từng công trình.

Các di tích đều có độ cao khiêm tốn thường là mội đến hai tầng, các vật liệu xây dựng đều là vật liệu truyền thống quý như: ngói âm dương, gỗ cẩm lai, gỗ lim, gạch nung…

Kết cấu khung gỗ trong kiến trúc Hội An thường theo kiểu chồng rường, giả thủ, các bộ phận nối với nhau theo hình “vỏ cua”, các khung gỗ được làm mộc, chau chuốt, ít nét trạm trổ và được sơn màu đen.

Đề tài trang trí ở đây là tứ linh, tứ quý, hoa lá động vật…số lượng hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, khảm trai,ốc, lộng lẫy trong các công trình kiến trúc cổ khà nhiều.

• Các di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An Chùa Cầu

Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều) được xây dựng từ năm 1693 đến năm 1696, là công trình kiến trúc độc đáo do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần mất đi, thay vào đó là

kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.Tiếp theo du khách sẽ được tham quan ngôi nhà cổ.

Nhà cổ Tấn Ký

Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với

sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử.

Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam) Tương truyền, tiền thân của Hội quán là

một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang

Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Bảo tàng lịch sử văn hóa

Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005.

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh( từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên ) đến thời kỳ văn hoá Chăm ( từ

thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).

Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ

Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng

đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chămpa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chămpa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng Linga và Shiva. Mỹ

Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chămpa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Kiến trúc:

Một phần quang cảnh nhóm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn.

Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4,

B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).

Các mô típ trang trí bên ngoài một tháp hình thuyền (đã vỡ mái) tại Thánh địa Mỹ Sơn

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu thánh địa có một tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi

vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại hừa đã trở thành tín ngưỡng chính của

người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.

Đền đá

Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ Sơn

Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.

III. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch và sản

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập ngành du lịch chuyến đi thực tế miền trung (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w