Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập ngành du lịch chuyến đi thực tế miền trung (Trang 104 - 107)

V. Mô tả và đánh giá khái quát phương thức quản lý, khai thác du lịch

5.1. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Đây là khu vực núi đá vôi lớn nhất nước ta, có tuổi địa chất cổ nhất châu á, có giá trị địa chất địa mạo cao nên đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 05/07/2003. Chúng ta đang đệ trình hồ sơ xin công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 với tiêu chí đa dạng

sinh học vì đây là khu vực được đánh giá có độ đa dạng sinh học cao nhất hành tinh.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được thành lập căn cứ vào quyết định số 189/QD -TTG của thủ tướng chính phủ ngày 12/12/2001.

Ngày 20/03/2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 24- 2002 QĐ - UB thành lập ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Ban quản lý vườn quốc gia có 115 người phụ trách nghiên cứu thực vật học, động vật học, lâm sinh học, kinh tế xã hội học.

Tỉnh Quảng Bình đã đưa vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 1997-2010 và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Phong Nha – Kẻ Bàng – Hin Namno (Lào).

Với tiềm năng du lịch phong phú, Vườn quốc gia này có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như :

- Khám phá hang động bằng xuồng.

- Du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật - Leo núi mạo hiểm.

- Một số tuyến du lịch quan trọng:

Tuyến 1: Từ ban quản lý đến hang E, đi theo đường mòn Hồ Chí Minh qua đèo Gió đến hang E. Hang dài 736m, thời gian tham quan 1/2 ngày.

Tuyến 2: Từ ban quản lý đến hang Tối: ngược dòng sông Son vào đầu nhánh sông Chày phía Bến Trại là hang Tối, có chiều dài 5258m và cao 83m. Xung quanh hang có nhiều rừng rậm, là nơi ở của đàn Voọc Hà Tĩnh.

Tuyến 3: Từ ban quản lý theo đường mòn Hồ Chí Minh tới trạm Trợ Mộng. Tuyến đi qua khu rừng nguyên sinh phong cảnh hấp dẫn, có thể quan sát được linh trưởng vào buổi sáng, thời gian tham quan 1 ngày.

Tuyến 4 : Từ ban quản lý đến bản Đòng và hang én có thể đi theo đường 20 và đường Hồ Chí Minh nhánh tây.

Tuy nhiên, những chuyến tham quan trên ít phổ biến chủ yếu dành cho những người nghiên cứu chuyên sâu.

Hai tuyến tham quan chủ yếu là từ ban quản lý thăm động Phong Nha (Hang Ướt) và Động Tiên Sơn (Động Khô). Gần đây người ta phát hiện một động dài, lớn và đẹp hơn động Phong Nha nhiều lần. Người ta đặt tên là Động Thiên Đường vì vẻ đẹp siêu việt của nó. Trong thời gian tới Động Thiên Đường sẽ được đưa vào khai thác du lịch.

Sau 3 năm được công nhận là di sản thế giới lượng khách du lịch đến đây tăng đột biến. Một bộ phận dân cư địa phương chuyển sang sống bằng nghề du lịch (hướng dẫn viên, nhiếp ảnh, chèo thuyền …) Hiện nay, tại bến thuyền có khoảng 248 thuyền tạo việc làm cho 500 cư dân, cứ 2 người một thuyền họ được huấn luyện những kĩ năng đảm bảo an toàn cho khách, thu nhập của họ trung bình 70.000đ/ngày. Tuy nhiên do công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh chưa được quan tâm nhiều ,dịch vụ tiện ích cho du khách ít nên từ năm 2005 lượng khách du lịch giảm hẳn chủ yếu là khách nội địa.

Công tác quản lý và khai thác du lịch củ tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu kém :

Công tác quy hoạch vùng phụ cận chưa được thực hiện bài bản bản quy hoạch tổng thể diện tích 200ha do trung tâm quy hoạch tỉnh Quảng Bình thực hiện không được phê duyệt vì không có tầm nhìn tương lai.Uỷ ban nhân dân tỉnh tuyên bố thuê chuyên gia nước ngoài nhưng vẫn chưa thuê được.

Không có bản quy hoạch cụ thể, khoa học nên rất khó phát triển những tuyến du lịch mới dù tiềm năng du lịch của vùng là rất phong phú.

Công tác quản lý yếu kém, thái độ thờ ơ của cơ quan chức năng, ý thức của

người dân kém dẫn đến tình trạng phát triển lộn xộn của vùng đệm: sổ đỏ được cấp tràn lan, hàng loạt nhà hàng khách sạn được xây một cách lộn xộn, tự phát. Đến nay có khoảng mười đơn vị đầu tư ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, lớn nhất là dự án của công ty phát triển văn minh đô thị ( Cividec ) được cấp diện tích 50 ha để phát triển khu du lịch sinh thái với số vốn hơn ba trăm tỉ đồng nhưng hiện nay vẫn dậm chân tại chỗ. Hoạt động xây dựng đường nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 20 chạy qua vựng lừi của vườn quốc gia đe doạ nghiờm trọng đời sống của cỏc loài động thực vật. Việc xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Quảng Trạch cách vườn quốc gia 40 km làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.

Vùng đệm của vườn quốc gia có 52 nghìn hộ dân gồm các dân tộc Kinh Chứt, Vân Kiều đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế còn thấp, hơn 64% là thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn mới, cuốc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng, và ngày ngày họ vẫn tàn phá di sản: núi đá bị dân đục đẽo nham nhở để xây dựng và làm đường. Việc khai thác nguồn lợi rừng một cách tràn lan, khu vực đệm bị tàn phá nặng nề, nhiều khu rừng bị chặt trắng.ở đây đã hình thành một đường dây khai thác, buôn bán gỗ lậu có tổ chức một ngày khai thác khoảng một tấn gỗ trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Mun, Giáng Hương, Sưa. …. Trong khi chính quyền tỏ ra thờ ơ. Việc khai thác thú rừng một cách ồ ạt để phục vụ các nhà hàng địa phương và buôn bán vẫn diễn ra hàng ngày thậm chí có những cán bộ là chủ nhà hàng hoặc lái buôn động thực vật quý hiếm.

Thực trạng trên đặt ra cho uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình bài toán bảo tồn phát triển du lịch cho tương xứng với tiềm năng của một di sản thế giới.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập ngành du lịch chuyến đi thực tế miền trung (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w