V. Mô tả và đánh giá khái quát phương thức quản lý, khai thác du lịch
5.3 Di sản cố đô Huế
Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, nên Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo, nơi lưu giữ một hệ thống các công trình văn hoá vật thể và rất nhiều các giá trị văn hoá phi vật thể có giá trị cao.Trải qua những thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thiên tai rất nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá, nhiều giá trị văn hoá phi vật thể bị mai một.Trước yêu cầu bảo tồn tôn tạo, phát triển giá trị của di tích cố đô Huế, trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế được thành lập (từ 1982-1992 là công ty quản lý di tích lịch sử văn hoá Huế).Trụ sở của trung tâm ở 23 Tống Duy Tân, thành
phố Huế. Đơn vị chủ quản là Uỷ ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của bộ Văn hoá Thông tin,sự tư vấn giám sát kĩ thuật của UNESCO.
Trung tâm có chức năng nhiệm vụ:
Nghiên cứu lịch sử, các giá trị văn hoá nghệ thuật của di sản bảo tồn trùng tu tôn tạo, từng bước nâng cao các giá trị của văn hoá Huế.
Bảo tồn các công trình di tích bất động sản, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm, vận động quần chúng chung sức bảo tồn di sản, thực hiện xã hội hoá công tác bảo tồn di tích.
Nghiên cứu,sưu tầm có chọn lọc nhằm bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể,nghệ thuật văn hoá cung đình.
Thực hiện các dự án hợp tác quốc tế nhất là với tổ chức UNESCO, tranh thủ nguồn viện trợ trong nước và các tổ chức quốc tế, chịu trách nhiệm về vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo tồn di tích.
Trung tâm có khoảng 400 cán bộ nhân viên dược đào tạo và làm việc taị các phòng ban:Văn phòng trung tâm,phòng kế toán tài chính,phòng nghiên cứu hướng dẫn,phòng đối ngoại, nhà hát cung đình, bảo tàng cổ vật cung đình,ban quản lý dự án, công ty cổ phần trùng tu di tích Huế, xưởng thiết kế trùng tu di tích văn hoá, thư viện cố đô.Trung tâm được tổ chức có tính chuyên môn hoá cao, khoa học.
Di tích cố đô Huế bao gồm hệ thống cung điện, lăng tẩm, chùa,với số lượng di tích lớn, giá trị đặc sắc.Trung tâm đã chọn lọc đưa một số di tích sau vào khai thác du lịch: Đại Nội, bảo tàng cung đình Huế, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng,lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng DụcĐức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, điện Hòn Chén. Một số diểm tham quan không bán
vé như: Chùa Thiên Mụ, Hổ Quyền, đàn Nam Giao, cung An Định,Văn Miếu, nhà &9 Phùng Hưng.
Về mặt quy hoạch: Khác với một số di tích khác di sản Huế chịu nhiều sức ép từ quá trình đô thị hoá. Do dặc thù các công trình di tích nằm xen kẽ với khu vực dân cư,nên người dân muốn xây dựng, cơi nới nhà cửa cũng phải xin phép chính quyền địa phương.Trong thành nội, nhà dân không được xây quá 11m, không quá 2tầng.Vườn dưới 200m2 không được sẻ ra làm các công trình vì ảnh hưởng đến không gian nhà vườn. Để bảo tồn tốt các di tích chính quyền địa phương có chủ trương di dời nhà máy xí nghiệp, cơ quan ở khu vực nội thành ra ngoại thành, di dân ở các khu vực Thượng thành, Hộ thành hà,.. Thành phố đang tích cực nghiên cứu các phương án quy hoạch đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị di tích cố đô Huế và quy hoạch phát triển thành phố.Đặc biệt là các dự án quy hoạch bảo tồn sẽ có sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản
Công tác quản lý, bảo tồn, và khai thác du lịch của trung tâm khá tốt đạt nhiều thành tựu:
Đưa di tích Huế ra khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp. Trùng tu gần 80 công trình, tổ chức thành công hơn 20 hội thảo tầm cỡ quốc gia, quốc tế..Dặc biệt là việc lập thành công 2 hồ sơ để UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới, và nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu nhân loại .
Xưởng sản xuất vật liệu truyền thống đã sản xuất thành công ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly, cung cấp 25.000m2 mái lợp cung đình.
Các nghề thủ công truyền thông như sơn thiếp, nề ngoã, hội hoạ, ghép mảnh sành sứ được phục hồi phát triển.
Nhà hát cung đình Huế (thành lập năm1994) với gần 100 diễn viên nhạc công đã được đào tạo chuyên ngành. Trung tâm đã sưu tầm dàn dựng gần 400 bài nhạc lễ,nhiều điệu múa cung đình đặc sắc, tham gia nhiều festival trong nước và quốc tế.
Công tác đối ngoại: nhờ sự năng động,nhiệt tình mà trung tâm đã thu hút nhiều nhà tài trợ như: Quỹ uỷ thác Nhật Bản, ngân hàng American Epress, quỹ Toyota Nhật Bản, quỹ Ford Mỹ, hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới như đại học Waseda (Nhật Bản), Deakin(úc). Đại học Waseda đã tài trợ dự án nghiên cứu đào tạo bảo tồn di tích Huế (2005- 2008) với số vốn 3,5 triệu USD.
5.4 .Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 4-12-1999,với tiêu chí thứ 6”có mối quan hệ trực tiếpvới các sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn sát thực về lý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí”
Trung tâm bảo tồn di sản di tích Quảng Nam – trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh - là đơn vị quản lý 2 di sản phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm là làm công tác nghiên cứu các di tích, di sản, hướng dẫn cho các cơ sở công tác quản lý và nghiệp vụ, phối hợp giưã các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện công tác bảo tồn và trùng tu các di tích.
Thánh địa Mỹ Sơn còn là một bí ẩn lớn đối với chúng ta nên việc tiếp tục nghiên cứu và tìm ra hướng trùng tu tôn tạo thánh địa là một yêu cầu bức thiết.Trải qua năm tháng, bom đạn chiến tranh, thiên tai số lượng tháp hiện nay còn lại chỉ khoảng 30 tháp, và đều năm trong tình trạng có nguy cơ sụp đổ.Từ khi phát hiện ra thánh địa đến nay đã có rất nhiều công trình, dự án trùng tu nhưng chúng ta chưa làm được gì nhiều, ngoài việc tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tham quan di sản như làm đường xá,
cầu cống, nhà trưng bày nghiên cứu Mỹ Sơn.Công việc vệ sinh tháp và phát quang cỏ dại tạo không gian thoáng đãng mà ban quản lý thực hiện được coi là một biện pháp chống xâm thực. Bên cạnh đó trung tâm đã phối hợp với các tổ chức thực hiện nhiều cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia ,quốc tế quy tụ nhiều nhà khoa học tâm huyết để có kế hoạch lâu dài, tổng thể về bảo tồn và phát triển du lịch ở đây. Từ năm 1999 đã có nhiều dự án lớn được triển khai ở Mỹ Sơn như dự án trùng tu tháp E,F, dự án khảo cổ dòng suối Khe Thẻ, đăc biệt là dự án bảo tồn tháp G do chính phủ Italia tài trợ 2002-2005 là dự án có kinh phí lớn.
Lượng khách du lịch đến với Mỹ Sơn ngày một đông, trung bình một ngày có khoảng 300-500 du khách, năm sau tăng hơn năm trước. Du lịch phát triển tạo nhiều việc làm cho cư dân địa phương nhưng cũng tạo sức ép rất lớn với bảo tồn khi chính du khách trực tiếp hay gián tiếp tác động xấu tới di tích.