2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
2.1.4 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
Bảng 2.3:Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của APECS
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn 491,897 1.259 408,447
Vốn chủ sở hữu 220,819 400,916 310,449
Vốn điều lệ 260 390 390
Doanh thu thuần 111,218 214,23 88,17
Chi phí hoạt động kinh doanh
84,82 146,79 167,566
Lợi nhuận gộp 26,396 67,436 (79,396)
Lợi nhuận thuần 8,998 40,719 (94,79)
Lợi nhuận trước thuế 10,1 44,097 (91,797)
Lợi nhuận sau thuế 8,77 44,097 (91,797)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của APECS các năm 2009, 2010, 2011)
Bảng 2.4: Doanh thu các hoạt động kinh doanh của APECS
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%) DT hoạt động môi giới
chứng khoán 42,654 38,24 58,868 29,5 13,929 16,96
DT HĐ đầu tư góp vốn 9,443 8,45 17,464 8,8 3,529 4,3 DT hoạt động bảo lãnh
DT đại lý phát hành
chứng khoán 0,027 0,025
DT hoạt động tư vấn
đầu tư 0,064
0,56 2,340 1,18 0,329 0,05 DT hoạt động uỷ thác
đầu giá 0,030 0,015
Doanh thu khác 59,351 53,21 119,849 60,36 64,315 78,7 Tổng doanh thu 111,539 100 198,881 100 81,463 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của APECS các năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.1: Tình hình tài chính của APECS
2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của APECS
Trong giai đoạn 2009-2011, kết quả hoạt động kinh doanh của APECS có những chuyển biến cơ bản sau:
Năm 2009, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của APECS đạt mức tăng trưởng cao với con số đạt được là 111,218 tỷ đồng; APECS về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2009, đạt hơn 1,5 lần so với kế hoạch được giao (kế hoạch năm 2009 là 74,1 tỷ đồng).
Năm 2010, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của APECS đạt 214,23 tỷ đồng, tăng trưởng 156,41% so với năm 2009 chủ yếu là do tăng doanh thu hoạt động môi giới và doanh thu khác, trong đó doanh thu hoạt động môi giới đạt 58,868 tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng doanh thu của công ty, tăng trưởng 34,5% so với năm 2009; doanh thu khác đạt 119,849 tỷ đồng, chiếm tới 60,36% tổng doanh thu của công ty, tăng trưởng tới 101,93% so với năm 2009. Trong năm, APECS đã tăng vốn điều lệ lên 390 tỷ đồng, nhằm làm tăng tiềm lực tài chính của công ty. Công ty tập trung đầu tư và hoàn thiện phát triển các sản phẩm dịch vụ làm tăng các khoản chi phí kinh doanh lên mức 146,79 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là hơn 61,97 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu thuần từ các hoạt động kinh doanh chỉ tăng thêm
những hơn 103 tỷ đồng so với năm 2009. Chính vì vậy mà trong năm lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 44,097 tỷ đồng, tăng thêm 35,323 tương ứng với 402,59% so với lợi nhuận sau thuế năm 2010.
Kết thúc năm 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của APECS lỗ 91,79 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2010 ( lãi 44,097 tỷ đồng), nguyên nhân chủ yếu là do: Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của APECS năm 2011 đạt 88,17 tỷ đồng, giảm 41,15% so với năm 2010 ( đạt 214,23 tỷ đồng). Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh của công ty đạt tới mức 167,566 tỷ đồng, tăng thêm 20,776 tỷ đồng so với năm 2010, là nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của APECS lỗ 91,79 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2010( lãi 44,097 tỷ đồng). Lý do là trong năm 2011, TTCK đối mặt với rất nhiều khó khăn và biến động lớn, giá chứng khoán giảm mạnh dẫn đến những phiên giảm điểm liên tục của thị trường, các nhà đầu tư mất niềm tin vào hoạt động đầu tư chứng khoán mà dần chuyển hướng sang các kênh đầu tư tài chính khác hấp dẫn nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình, dẫn đến hoạt động giao dịch trên thị trường trở nên ảm đạm, cả khối lượng và giá trị giao dịch đều giảm sút, chính vì những yếu tố như vậy đã tạo áp lực rất lớn trong kinh doanh cho các công ty chứng khoán, trong đó có APECS.
2.1.4.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
Bảng 2.5: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế 8,77 44,097 (91,797)
Vốn chủ sở hữu 220,819 400,916 310,449
ROE 3,97% 11% (29,57%)
Lãi suất ngân hàng 12% 14% 12%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của APECS năm 2009, 2010, 2011) Năm 2009, hệ số ROE của APECS là 3,97%, có nghĩa là 100 đồng vốn công ty bỏ ra và tích lũy thì tạo ra được 3,97 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này trong năm mà công ty đạt được là rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức lãi suất đi vay ngân hàng (12%), chứng tỏ nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra chưa đủ khả năng để trả lãi vay ngân hàng, hiệu quả hoạt động của công ty trong năm là thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mức đầu tư của công ty bỏ ra.
Năm 2010, hệ số ROE của APECS là 11%, có nghĩa là 100 đồng vốn công ty bỏ ra và tích lũy thì tạo ra được 11 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này của công ty năm 2011 đó tăng rừ rệt so với năm 2009, tăng thờm 7,03%. Nguyờn nhõn là do năm 2011 lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được tăng tới 35,327 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 402,81%, vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm 180,097 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 81,56%, nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận tới 321,25%. Tuy hệ số này vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng nhưng đã cho thấy sự nỗ lực và cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm.
Năm 2011, hệ số ROE của APECS là âm 29,59%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn công ty bỏ ra và tích lũy thì bị lỗ 29,59 đồng. Hệ số này đã phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm rất yếu kém, kết quả kinh doanh lỗ tới 91,797 tỷ đồng, điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong sử dụng vốn của bản thân. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 TTCK Việt Nam phải trải qua cuộc khủng hoảng lớn, giá chứng khoán giảm liên tục, các nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường và có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác như
vàng, bất động sản...đã làm cho hoạt động giao dịch trở nên ảm đạm, kèm theo đó là hoạt động môi giới của các CTCK cũng ảm đạm theo.
Do nằm trong xu hướng tăng trưởng nói chung của tất cả các CTCK khi mà TTCK Việt Nam đang bước vào giai đoạn khó khăn như hiện nay thì sự giảm sút về lợi nhuận của công ty là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó lại là cơ hội cho những công ty biết nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đổi mới mình. Vì thế, không chỉ cần bứt phá về mặt lượng, APECS còn cần phải có những bước đi điều chỉnh về mặt chất theo một cơ cấu doanh thu bền vững. Cần đa dạng hóa hơn các hoạt động nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và một vị thế vững mạnh cho công ty trên TTCK Việt Nam trong tương lai.
2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG