Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới ở công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán châu á – thái bình dương (Trang 43 - 63)

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

2.2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới ở công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

2.2.3.1 Mức sinh lời từ hoạt động môi giới:

Bảng 2.7: Mức sinh lời từ hoạt động môi giới của APECS, giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu từ hoạt động môi giới 42,65 58,868 13,929 Chi phí từ hoạt động môi giới 15,578 24,066 6,198 Lợi nhuận từ hoạt động môi giới 27,075 34,80 7,73 Mức sinh lời từ hoạt động môi

giới

63,5% 59,1% 55,5%

(Nguồn: Dữ liệu phòng môi giới công ty chứng khoán APEC giai đoạn 2009 – 2011)

Qua bảng phản ánh mức sinh lời từ hoạt động môi giới mà APECS đạt được trong giai đoạn 2009 – 2011 ta nhận thấy:

Năm 2009, mức sinh lời từ hoạt động môi giới của APECS là 63,5%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu hoạt động môi giới tạo ra 63,5 đồng lợi nhuận từ hoạt động môi giới, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới trong năm của công ty là tương đối cao. Nguyên nhân là do trong năm hoạt động môi giới của công ty

hạn chế, cắt giảm nên chỉ ở mức 15,578 tỷ đồng, chính vì vậy mà lợi nhuận tạo ra ở mức khá tốt, đạt 27,075 tỷ đồng.

Năm 2010, mức sinh lời từ hoạt động môi giới của APECS là 59,1%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu hoạt động môi giới thì tạo ra 59,1 đồng lợi nhuận hoạt động môi giới, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới của công ty ở mức khá nhưng đang có xu hướng giảm sút, công ty cần phải linh hoạt hơn nữa trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động môi giới. Nguyên nhân là do trong năm doanh thu từ hoạt động môi giới là 58,868, tăng 16,218 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 38,03% so với năm 2009; chi phí bỏ ra cho hoạt động này là 24,066 tỷ đồng, tăng 8,488 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 54,49% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với tốc độ năng của doanh thu nên lợi nhuận đạt được chỉ ở mức 34,8 tỷ đồng, tăng 7,725 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 28,53% so với năm 2009, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Trong năm 2010, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra doanh thu nhưng chưa có chính sách phù hợp và thực hiện nghiêm túc công tác cắt giảm chi phí, vì thế dù doanh thu tạo ra tương đối cao nhưng lợi nhuận đạt được lại chưa tương xứng với tiềm lực của công ty.

Năm 2011, mức sinh lời từ hoạt động môi giới của APECS là 55,5%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu hoạt động môi giới thì tạo ra 55,5 đồng lợi nhuận từ hoạt động môi giới. Tỷ suất này của công ty đã giảm 3,6% so với năm 2010, bởi các tác động xấu từ TTCK đã làm cho doanh thu và lợi nhuận hoạt động môi giới giảm mạnh, làm suy giảm hiệu quả hoạt động môi giới của công ty. Nguyên nhân là do sự sụt giảm đột ngột của cả doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động môi giới của công ty trong năm chỉ đạt 13,929 tỷ đồng, giảm tới 44,939 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 76,34% so với năm 2010; chi phí bỏ ra giảm 17,868 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 74,24% so với năm 2010 nhưng thấp hơn mức giảm của doanh thu do vậy mà lợi nhuận thu được chỉ đạt 7,73 tỷ đồng, giảm tới 27,7 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 77,79%, giảm mạnh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng của TTCK Việt Nam trong năm qua với những biến động lớn về chỉ số giá cổ phiếu và sự sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư khi tham

gia thị trường. Hoạt động môi giới của các CTCK nói chung và APECS nói riêng đã chịu tác động lớn từ thị trường mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, từ việc tìm kiếm doanh thu, cắt giảm chi phí đến việc tạo ra lợi nhuận cho công ty.

2.2.3.2 Mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi giới vào tổng lợi nhuận công ty

Bảng 2.8: Bảng phản ánh mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi giới vào tổng lợi nhuận của APECS, giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm

2010

Năm 2011

Lợi nhuận từ hoạt động môi giới 27,075 34,80 7,73

Lợi nhuận sau thuế 8,77 44,097 (91,797)

Vốn chủ sở hữu 220,819 400,916 310,449

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 3,97% 11% (29,57%) Mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi

giới vào tổng lợi nhuận của công ty

308,72% 78,92% (8,42%) (Nguồn: Dựa trên báo cáo tài chính của APECS các năm 2009, 2010, 2011) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng hoạt động môi giới ngày càng đóng vai trò quan trọng và là hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu, lợi nhuận chính cho APECS.

Năm 2009, mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi giới vào tổng lợi nhuận sau thuế công ty đạt mức tương đối cao là 308,72% có nghĩa là cứ 100 đồng lợi nhuận sau thuế công ty tạo ra được đóng góp bởi 308,72 đồng lợi nhuận từ hoạt động môi giới; điều này cho thấy trong năm hoạt động môi giới đã hoạt động hiệu quả, có đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận đạt được của công ty. Nguyên nhân là do trong năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động môi giới của công ty ở mức khá cao, đạt 27,075 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại thấp, chỉ ở mức 8,77 tỷ đồng.

Như vậy, tuy hoạt động môi giới hoạt động có hiệu quả nhưng hiệu quả hoạt động chung của công ty vẫn ở mức thấp.

Năm 2010, mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi giới vào tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh, chỉ đạt mức 98,92% có nghĩa là cứ 100 đồng lợi

nhuận sau thuế công ty tạo ra chỉ được đóng góp bởi 98,92 đồng lợi nhuận từ hoạt động sau thuế. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới trong năm 2010 đã giảm sút so với 2009, sức đóng góp của hoạt động môi giới vào kết quả chung của công ty yếu đi. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 của công ty tăng mạnh, ở mức 44,097 tỷ đồng, tăng 35,327 tỷ đồng so với năm 2009, trong khi đó lợi nhuận hoạt động môi giới cũng tăng nhưng tỷ trọng đóng góp của nó vào tổng lợi nhuận của công ty đã có xu hướng giảm.

Năm 2011, mức đóng góp từ lợi nhuận hoạt động môi giới vào tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là âm 8,42%. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới của APECS trong năm sụt giảm mạnh, chỉ đạt 7,73 tỷ đồng, giảm tới 27,07 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới trong năm của công ty là thấp, lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty không cao, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm bị lỗ tới 91,797 tỷ đồng . Trước bối cảnh TTCK đối mặt với nhiều thử thách, giao dịch trên thị trường trở nên ảm đạm và giá của hầu hết các cổ phiếu đều suy giảm thì việc hoạt động môi giới của công ty vẫn tạo ra được lợi nhuận là rất đáng khích lệ.

2.2.3.3 Doanh thu từ hoạt động môi giới

Từ năm 2009 đến nay, doanh thu hoạt động môi giới tại CTCK APEC có nhiều biến động và đang có xu hướng giảm đi theo xu hướng chung của các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán của APECS, giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu từ hoạt động môi giới 42,65 58,868 13,929 Chi phí từ hoạt động môi giới 15,578 24,066 6,198 Lợi nhuận từ hoạt động môi giới 27,075 34,80 7,73

(Nguồn: Báo cáo tài chính của APECS các năm 2009, 2010, 2011)

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán của APECS, giai đoạn 2009 – 2011

Năm 2009, tuy phải chịu sức ép về cạnh tranh gay gắt từ thị trường do có thêm nhiều CTCK hoạt động nhưng kết quả hoạt động môi giới năm 2009 của APECS vẫn đạt 42,654 tỷ đồng, chiếm 38,3% tổng doanh thu năm 2009, đạt 1,8% giá trị giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên chi phí ở mức 15,578 là tương đối cao nên lợi nhuận đạt từ hoạt động môi giới của công ty trong năm chỉ đạt 27,075 tỷ đồng. Mặc dù năm 2009 được đánh giá là một năm có nhiều khó khăn, tuy nhiên TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi và đạt được những bước tăng trưởng mạnh.

Năm 2010, doanh số từ hoạt động môi giới của công ty là 58,868 tỷ đồng, cao hơn mức doanh thu môi giới cả năm 2009 là 16,218 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 38,03%. Trong khi chi phí ở mức 24,066 tỷ đồng, tăng 8,488 tỷ đồng thấp hơn so với sự tăng của doanh thu, do đó mà lợi nhuận hoạt động môi giới của công ty năm 2010 khá cao, đạt mức 34,80 tỷ đồng, tăng 7,725 tỷ đồng so với năm 2009. Đạt được kết quả hoạt động kinh doanh như trên là do công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh trên cả nước, đồng thời triển khai nhiều dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư như dịch vụ tín dụng hỗ trợ vốn, dịch vụ REPO cho các cổ phiếu OTC, cung cấp miễn phí phần mền i-Trading Plus, APECS plus...cho các nhà đầu tư. Trên TTCK,

APECS có thị phần về dịch vụ môi giới đứng thứ 7 trên sàn HNX và trong top 10 trên sàn HNX năm 2010.

Năm 2011, là năm kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam trong năm qua tuy vẫn đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng (5,89%) nhưng kèm theo đó là tỉ lệ lạm phát cao đột biến (18,12%, trong top 5 nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới), sự đóng băng của thị trường bất động sản, thị trường vàng giao động lớn, tỷ giá bất ổn định, lãi suất tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số VN Index giảm sâu, tạo nên một năm khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Doanh thu từ hoạt động môi giới của APECS năm 2011 là 13,929 tỷ đồng, chiếm 16,96% tổng doanh thu, giảm mạnh so với năm 2010. Mặc dù chi phí hoạt động môi giới trong năm ở mức thấp, chỉ ở mức 6,198 tỷ đồng nhưng doanh thu sụt giảm mạnh nên lợi nhuận đạt được của công ty rất thấp, chỉ đạt 7,73 tỷ đồng, giảm tới 27,07 tỷ đồng so với năm 2010. Và với tình hình như hiện nay thì năm 2012 hứa hẹn lại là 1 năm khó khăn và thách thức nữa đối với các CTCK nói chung và APECS nói riêng.

Bảng 2.10: Doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán Đơn vị tính: Tỷ đồng Tên công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty chứng khoán Châu Á – Thái

Bình Dương

42,6 58,8 13,9

Công ty chứng khoán Thăng Long 192,1 235,5 56,2

Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI 196 176,04 96

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của APECS các năm 2009, 2010, 2011) Biểu đồ 2.3: Doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán

Qua bảng so sánh doanh thu hoạt động môi giới giữa APECS và hai công ty lớn trong lĩnh vực chứng khoán là Thăng Long và SSI cho ta thấy:

Năm 2009, doanh thu hoạt động môi giới của APECS là 42,6 tỷ đồng kém xa so với Thăng Long và SSI. Trong khi doanh thu của Thăng Long là 192,1 tỷ đồng;

của SSI là 196 tỷ đồng thì doanh thu từ hoạt động môi giới của APECS chỉ ở mức 42,6 tỷ đồng chỉ bằng 21,73% so với Thăng Long và bằng 22,18% so với SSI.

Năm 2010, doanh thu hoạt động môi giới của APECS là 58,8 tỷ đồng, tăng 138,03% so với năm 2009 nhưng vẫn kém xa so với doanh thu này của Thăng Long và SSI. Trong khi doanh thu của Thăng Long đạt 235,5 tỷ đồng, bằng 122,59% so

với năm 2009; của SSI đạt 176,04 tỷ đồng, chỉ bằng 89,82% so với năm 2009. Như vậy tuy doanh thu hoạt động môi giới của APECS vẫn còn thấp so với Thăng Long và SSI nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao hơn. Điều này cho thấy xu hướng phát triển hoạt động môi giới của công ty là khả quan và tương đối tốt.

Năm 2011, chứng kiến sự sụt giảm của tất cả các giá cổ phiếu, giao dich chứng khoán trên thị trường ảm đạm dẫn tới doanh thu môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 doanh thu hoạt động môi giới của APECS chỉ đạt 13,9 tỷ đồng, bằng 23,64% năm 2010. Trong khi doanh thu từ hoạt động này cảu Thăng Long đạt 56,2 tỷ đồng, bằng 23,86% năm 2010; của SSI đạt 96 tỷ đồng, bằng 54,53% năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới của công ty trong năm không tốt, thua kém đối thủ cả về giá trị doanh thu cả về tốc độ tăng trưởng doanh thu.

2.2.3.4 Số lượng tài khoản

Môi giới được xác định là hoạt động mà APECS tập trung hết sức lực để phát triển trở thành mặt mạnh của công ty. Từ khi thành lập cho đến nay, APECS luôn chú trọng vào đầu tư nâng cấp hệ thống phần mềm giao dịch và phát triển hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với sàn giao dịch của công ty. Có thể nhận thấy hoạt động môi giới của công ty ngày càng được mở rộng qua bảng thống kê số lượng tài khoản giao dịch mở mới tại công ty qua các năm từ năm 2009 đến năm 2010 như sau:

Bảng 2.11: Số lượng tài khoản giao dịch tại APECS, giai đoạn 2009 – 2011 Đơn vị tính: Tài khoản

Năm 2009 2010 2011

Số lượng TK 21.336 27.194 28.959

Số lượng TK

tăng thêm 6.270 5.858 1.765

(Nguồn: Dữ liệu phòng môi giới công ty chứng khoán APEC giai đoạn 2009 - 2011)

Biểu đồ 2.4: Số lượng tài khoản giao dịch tăng thêm tại APECS, giai đoạn 2009 – 2011

Ngay sau khi thành lập được 2 tháng, vào tháng 2 năm 2007, CTCK APEC đã triển khai hệ thống APEC-CyberInvestor và APEC-MobileInvester, trở thành CTCK đầu tiên áp dụng giao dịch cho nhà đầu tư qua SMS và CTCK thứ 2 qua Internet.

Năm 2009, dấu hiệu suy thoái và giảm sâu của thị trường chỉ kéo dài đến hết quý I. Thị trường quay trở lại phục hồi vào quý II và đạt được những bước tăng trưởng đáng kinh ngạc với những thành tựu nhất định vào quý III. Số lượng tài khoản giao dịch của thị trường có sự tăng trưởng đáng kể. Đến cuối tháng 12 năm 2009 công ty có hơn 21.000 tài khoản của nhà đầu tư, thị phần môi giới của công ty nằm trong nhóm 20 CTCK có giá trị giao dịch chứng khoán lớn nhất trên tổng số 105 CTCK được cấp phép.

Năm 2010, mặc dù doanh thu môi giới tại công ty vẫn tăng tuy nhiên số lượng tài khoản lại thấp hơn năm 2009. Nguyên nhân là do TTCK năm 2010 có đà chung là đi xuống. Các nhà đầu tư chuyển sang kênh đầu tư vàng và bất động sản. Thị trường hiếm có những đợt sóng lớn và chứng khoán không được các nhà đầu tư quan tâm nhiều. Tuy vậy, tổng số tài khoản mở mới của công ty trong năm 2010

vẫn đạt tới 5.858 tài khoản, bằng 93,43 % năm 2009.

Năm 2011, TTCK gặp nhiều khó khăn do đó số lượng tài khoản mở thêm trong năm không cao, chỉ có 1.765 tài khoản mới được mở thêm, xấp xỉ 30,13 % năm 2010, tốc độ tăng giảm 69,87 % so với năm 2010.

Bảng 2.12: Giá trị doanh số giao dịch chứng khoán tại APECS, giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

Giá trị doanh số giao dịch 18.230 25.059 5.039 (Nguồn: Dữ liệu phòng môi giới APECS giai đoạn 2009 – 2011)

Biểu đồ 2.5: Giá trị doanh số giao dịch chứng khoán tại APECS, giai đoạn 2009-2011

Năm 2010, giá trị doanh số giao dịch chứng khoán gấp 1,37 lần năm 2009.

Nguyên nhân là do năm 2010, TTCK bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới (Vn-Index đã tăng thêm 171.96 điểm, từ 312.49 điểm lên 494.77

điểm tương đương mức tăng là 58%) và có những bước phát triển mạnh mẽ hơn vào cuối năm. Hơn nữa công ty đã triển khai mạnh các dịch vụ tiện ích và hỗ trợ tài chính khác cho nhà đầu tư vì vậy số lượng khách hàng mở tài khoản tại APEC Sercurities cũng tăng lên kéo theo sự tăng trưởng về giá trị doanh số giao dịch chứng khoán tại công ty.

Năm 2011, giá trị doanh số giao dịch giảm mạnh, chỉ bằng 20,11% năm 2010, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2011 bị đánh giá là một năm thất bại hoàn toàn của TTCK Việt Nam. Việc thị trường lao dốc mạnh đã kéo theo giá tri tất cả các cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Hai chỉ số HNX và VN Index đều lao dốc không phanh, trong kho VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống còn 58 điểm tính đến ngày 26/12/2011.

Chính những tín hiệu xấu từ thị trường đã khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với các hoạt động đầu tư chứng khoán, dòng tiền chảy vào TTCK giảm mạnh, các hoạt động giao dịch trở nên ảm đạm. Vì thế, giá trị doanh số giao dịch 5.039 tỷ đồng năm 2011 vẫn được xem là nỗ lực lớn từ phía công ty trong thời điểm này.

2.2.3.5 Thị phần hoạt động môi giới

Bảng 2.13: Thị phần hoạt động môi giới của APECS, giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thị phần hoạt động môi giới HNX

2,8 % 2,92 % 1,2 %

Thị phần hoạt động môi giới HoSE

1,35 % 1,7 % 0,6 %

(Nguồn: Dữ liệu phòng môi giới APECS giai đoạn 2009 – 2011)

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán châu á – thái bình dương (Trang 43 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w