5. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng - đại học nước ngoài
* Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Úc.
Đại học quốc gia Úc (ANU - The Australian Natonal University) được thành lập năm 1946. ANU thường được xếp hạng trong 20 trường tốt nhất thế giới. Tài chính và quản lý tài chính của ANU gắn chặt với mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc lập kế hoạch tài chính và triển khai kế hoạch không tách rời những nội dung chuyên môn. Tùy theo chiến lược từng giai đoạn, kế hoạch từng năm mà nhà trường lập ra kế hoạch huy động và chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Nguồn thu của ANU có nguồn thu cơ bản từ 6 dòng tài chính khác nhau, từ học phí của sinh viên cho đến NSNN. NSNN cấp cho hoạt động của trường luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu của ANU. NSNN gồm 02 loại:
NSNN liên bang của chính phủ Úc và ngân sách thủ đô.
Về chi tiêu: ANU chi theo kế hoạch được duyệt hàng năm. Tất cả các khoản chi đều cú địa chỉ rừ ràng và được cụng khai trong bỏo cỏo tài chớnh cuối năm. Đối với chi tiêu cho cán bộ giáo viên và người lao động nhận lương từ ANU, ANU kiểm soát thông qua mã số thuế. Giáo viên, cán bộ gián tiếp, hợp đồng lao động dài hạn, ngắn hạn, nhân viên phục vụ,… đều phải có một mã số thuế.
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hệ thống giáo dục như xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị dạy
học. Vừa qua, chính phủ đã thông qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ Bath để trợ cấp theo hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây dựng thêm trường học. Chính phủ sẵn sang cấp đất với giá thấp và miễm, giảm thuế cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo.
Đối với người học có quyền được vay trước một khoản tền để trả học phí, mua sách vở, tài liệu và các chi phí liên quan đến việc học tập.Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ mới bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay với lãi suất thấp.
Việc sử dụng công cụ tài chính linh hoạt ở Thái Lan đã giúp người nghèo có cơ hội học tập, thực hiện chính sách công bằng xã hội.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nguồn thu ở các trường ĐHCL Trung Quốc chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 63%, thu từ học phí của sinh viên khoảng 19% và thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của trường chiếm khoảng 18%. Như vậy, ở Trung Quốc nguồn NSNN vẫn là nguồn đầu tư quan trọng cho giáo dục đào tạo.
Trong những năm gần đây GDĐH ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhà nước đã thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy CGĐH theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng được nhu cầu học đại học của các đối tượng trong xã hội. Việc cải cách cơ chế quản lý tài chính GGĐH của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau:
- Chuyển giao phần lớn các trường đại học, cao đẳng cho địa phương quản lý
- Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hóa GDDH
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng - đại học trong nước
* Kinh nghiệm của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐNQGHN)
Trường ĐHQGHN thành lập năm 1993 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại ba trường ĐHQGHN. Cơ chế quản lý tài chính của ĐHQGHN như sau:
- Nhà nước điều hành có chủ định hoạt động quản lý tài chính thông qua văn bản quy phạm pháp luật; chế độ, chính sách về quản lý tài chính và kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kho bạc Nhà nước.
- ĐHQGHN quản lý điều hành trực tiếp bằng cách giao dự toán và cấp phát kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cho các đơn vị; công khai tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính tại các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN; quản lý và điều hành gián tiếp thông qua hệ thống các văn bản quản lý tài chính ban hành nội bộ ĐHQGHN;
- Từ năm 2007 đến nay, ĐHQGHN thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các sự nghiệp công lập theo quy định.
* Kinh nghiệm của trường Cao đẳng Lương thực- Thực phẩm Đà Nẵng Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng có truyền thống gần 40 năm xây dựng và phát triển, đã được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao, uy tín trong ngành. Với sự cân đối tài chính trong suốt thời gian dài cho thấy tình trạng tài chính của trường rất ổn định và bền vững. Các nguồn thu ngoài ngân sách tăng hàng năm, góp phần tăng nguồn thu cho trường.Việc sử dụng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy, tăng tỷ trọng chi cho con người, giảm chi phí hành chính. Trường đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của nhà trường.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho trường CĐCNTP
- Sự chủ động của các trường đại học trong việc đa dạng nguồn thu ngoài nguồn kinh phí của NSNN. Đòi hỏi ngày càng tăng về GDĐH đang đặt ra một sức ép lên kho bạc của nhà nước ở cả những nước phát triển và đang phát triển, việc tm kiếm những cách thức bù đắp chi phí và tạo ra thu nhập không ngừng diễn ra.
- Sự thay đổi tích cực trong cách quản lý tài chính các trường trên 2 nội dung: phân bổ kinh phí và cách thực hiện kiểm soát và giám sát.
- Việc tạo ra thu nhập: Các trường học giờ đây có động lực để khích lệ việc tạo ra nguồn thu từ con người và tài sản của nhà trường. Lợi nhuận tạo ra không cần phải nộp lại cho nhà nước; khoản tền dư thừa có thể tích lũy và việc sắp xếp do lãnh đạo nhà trường quyết định.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề cập ở trên, luận văn tập trung trả lời một số các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Hiện nay công tác quản lý tài chính tại trường CĐCNTP như thế nào ? - Những ưu điểm và những hạn chế của công tác quản lý tài chính tại trường CĐCNTP ra sao ?
- Cần phải có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường CĐCNTP?