Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất
4.5. Những khó khăn và tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
4.5.1. Thuận lợi
- Nhận thức được tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, nên khi thực hiện triển khai các dự án, có sự phối hợp giữa các cấp, ban ngành và người dân bị mất đất làm cho tiến độ GPMB diễn ra thuận lợi.
- Công tác đo đạc, kiểm kê, thống kê đất đai và tài sản gắn liền với đất được thực hiện tốt, áp giá được tiến hành công khai, minh bạch, nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực.
- Khi thực hiện các dự án được đa số người dân đồng tình ủng hộ và các cấp ban ngành quan tâm, công tác vận động, tuyên truyền người dân thực hiện theo chính sách của Nhà nước diễn ra khá tốt.
- Các văn bản, quy định, quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước có liên quan được cập nhật kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trước và sau khi thu hồi.
- Đa số người dân có ý thức tự giác di chuyển sau khi được bồi thường, hỗ trợ.
4.5.2. Khó khăn
- Bên cạnh những mặt thuận lợi thì công tác BT&GPMB gặp nhiều khó khăn như:
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn gặp nhiều hạn chế, công tác GPMB là công việc khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích kinh tế, đời sống của người dân. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ sau khi thu hồi có nhiều điểm chưa hợp lý. dễ gây ra hiểu lầm dẫn đến khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và an ninh xã hội. Vì vậy mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp ngành để giải quyết kịp thời dứt điểm.
- Nhà nước ban hành khung giá các loại đất chưa bám sát thực tế, giá đất đền bù có sự chênh lệch tương đối lớn so với giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nên nhiều người dân không chấp nhận.
- Khi thu hồi đất đai, tài sản, cây cối hoa màu đã làm sáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị, công tác an ninh trật tự trên địa bàn.
- Một số bộ phận nhân dân chưa sẵn sàng khi chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề khác khi thu hồi đất để thực hiện dự án nên người dân mang tâm lý hoang mang lo sợ.
- Do giá bồi thường đất nông nghiệp, đất ở còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trường gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.
- Trình độ dân trí của người dân tại một số khu vực của dự án còn thấp, không hiểu được những chính sách của Đảng và Nhà nước và những lợi ích thiết thực khi dự án được hoàn thành gây ra những khó khăn cho công tác GPMB.
- Một số hộ không tự giác di chuyển gây khó khăn cho công tác GPMB.
4.5.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo - Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về bồi thường và khung giá các loại đất chưa bám sát thực tế, giá đất đền bù có sự chênh lệch tương đối lớn so với giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường khiến tâm lý của người dân bị thu hồi đất bất an, lo lắng. Hơn nữa khi thu hồi đất đai, tài sản, cây cối hoa màu đã làm sáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, bên cạnh đó trình độ dân trí của người dân tại một số khu vực của dự án còn thấp gây ra những khó khăn cho công tác GPMB.
- Bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai phải có sự kiểm tra, điều chỉnh biến động thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tạo điều kiện cho công tác thu hồi đất và bồi thường thiệt hại nhanh chóng, chính xác.
+ Bố trí đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực, trách nhiệm để thực thi công việc. Thường xuyên mở những lớp tập huấn chuyên môn để nâng cao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn.
+ Tổ chức công khai quy hoạch dự án, công khai chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ công khai kế hoạch di dời trong thời gian sớm nhất để người dân nắm được và chuẩn bị tâm lý cũng như tìm kiếm công việc hoặc chỗ ở sớm để họ có thể ổn định đời sống sau khi di dời.
+ Sửa đổi, bổ sung một số điều kiện bồi thường thiệt hại sao cho phù hợp với thực tiễn, tránh công chéo tạo điều kiện cho địa phương được thực hiện dễ dàng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý sử dụng đất để tránh vừa xử lí, vừa vi phạm vừa bồi thường.
+ Trong chỉ đạo phải thật bình tĩnh, không nôn nóng, ắp đặt. Song khi
cần phải có thái độ kiên quyết với các hộ dân cố tình hiểu sai về chính sách của Nhà nước.
+ Cần có cơ chế chính sách khuyến khích thưởng, phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi.
Khi thực hiện triển khai công tác GPMB cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất đồng bộ giữa các ngành có liên quan, các ban ngành cần thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình, không lợi dụng chức quyền để gây khó dễ cho người dân.
Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền tới người dân làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về vai trò và các mục tiêu CNH - HĐH đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Làm tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn, niêm yết công khai danh sách các hộ gia đình nằm trong diện cần giải tỏa cùng với phương án đền bù quỹ đất cụ thể tại UBND xã, tại khu vực giải tỏa và thông báo đến từng hộ gia đình.
Thông qua các cán bộ chuyên môn tại cơ sở đảm bảo tính chính xác, hợp lý về số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản để bồi thường, hỗ trợ. Tiếp thu ý kiến, đóng góp của người dân.
Trong chỉ đạo phải thật bình tĩnh, không nôn nóng, áp đặt. Song khi cần phải có thái độ kiên quyết đối với các hộ dân cố tình hiểu sai chế độ chính sách của Nhà nước.
UBND tỉnh cần xem xét, có hạn mức giao đất ở mới, có hệ số điều chỉnh hạng đất để người có đất thu hồi được bồi thường thỏa đáng đồng thời xem xét các đối tượng sản xuất nông nghiệp ngoài độ tuổi lao động có nguồn sống chính từ nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất và và con em các hộ dân đang học tập tại các trường chuyên nghiệp gặp khó khăn khi gia đình bị thu hồi đất.
4.6. Một số giải pháp và hướng khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác