Tại Việt Nam SXHD được coi là bệnh dịch lưu hành địa phương, bệnh xuất hiện cả ở các đô thị và vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh. Bệnh SXHD phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11,
những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mƣa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và 10. Ở miền Nam và Nam Trung Bộ bệnh SXHD xuất hiện quanh năm, tần số mắc cao hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào các tháng 7, 8, 9 và 10 [15, 39]. Năm 1975 một vụ dịch SXHD xảy ra ở khắp miền Nam, sau đó lan ra miền Bắc. Hiện nay hai khu vực lưu hành SXHD lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng châu thổ sông Hồng. Ngoài ra, một số huyện, thị xã của các tỉnh duyên hải miền Trung có thể xem nhƣ vùng bị xâm nhập, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ thuận tiện giao thông và sự giao lưu giữa các vùng. Ban đầu dịch SXHD tập chung chủ yếu ở các thành phố đông dân cƣ như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... nhưng gần đây dịch có xu hướng phát triển mạnh ở các thị trấn, thị xã và ở một số vùng nông thôn, lan rộng đến vùng cao nguyên Trung Bộ, nơi đô thị hoá đang phát triển với điều kiện cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém [6, 30].
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tớnh chất chu kỳ tương đối rừ rệt, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục hàng năm với cường độ và qui mô ngày một gia tăng. Năm 1997, SXHD xảy ra ở 50/61 tỉnh thành với số mắc 107.188 và 266 ca tử vong. Vụ dịch năm 1998 có 234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong, dịch xảy ra ở các tỉnh miền Nam và tập trung chủ yếu ở đồng bằng Cửu Long, số ca mắc ở miền Nam chiếm 50,8% và số ca tử vong chiếm 80,9%. Giai đoạn từ năm 1999 - 2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 trường hợp và số tử vong là 66 trường hợp. Năm 2006 cả nước đã ghi nhận 77.818 trường hợp mắc SXHD, trong đó 68 ca tử vong, đặc biệt năm 2007 cả nước đã ghi nhận 104.464 trường hợp mắc SXHD, trong đó 88 ca tử vong. Năm 2010 dịch SXHD xảy ra trên diện rộng, cả nước ghi nhận 128.831 ca mắc và 109 trường hợp tử vong, dịch bùng phát ở nhiều vùng. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở miền Nam 58%, miền Trung 28%, Tây Nguyên 10%, miền Bắc 4%, riêng khu vực miền Trung số ca mắc m ới tăng 3,1 lần so với năm 2009. Năm 2012, số người mắc bệnh sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam là 67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình
hình dịch bệnh năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2014, trong 5 tháng đầu năm có 10.127 ca mắc sốt xuất huyết và 7 trường hợp tử vong [2, 15, 40].
Hà Nội là trung tâm kinh tế và chính trị của cả nước với dân số khoảng 6,5 triệu người, bao gồm 584 xã (phường) thuộc 30 quận/huyện, bao gồm nhiều sinh cảnh khác nhau nhƣ khu vực đô thị, khu vực trung tâm và khu vực đang đô thị hóa. Hệ thống giám sát và phòng chống SXHD tại Hà Nội hoạt động chủ yếu dựa theo chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD. Từ năm 2006-2011 toàn thành phố đã ghi nhận 30.665 trường hợp mắc SXHD, với 4 ca tử vong. Vụ dịch lớn nhất trong giai đoạn này đƣợc ghi nhận năm 2009 với 16.090 ca, trong đó tỷ lệ mắc tại khu vực nội thành chiếm tỷ lệ 77,2%. Đây là năm có số mắc cao nhất trong vòng 20 năm từ 1991- 2011. Số ca mắc SXHD đƣợc ghi nhận rải rác trong năm và đạt đỉnh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Theo báo cáo tổng kết hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD thành phố Hà Nội, tính đến hết năm 2013, các ca mắc SXHD ở khu vực miền Bắc tập trung chủ yếu tại Hà Nội (3.138 ca ; 72%). Số ca mắc SXHD tập trung chủ yếu ở người lớn hơn 15 tuổi (3.859 ca; 89%). Số ca mắc SXHD tăng gấp 2 lần năm 2012 (1.368 ca), các ca mắc SXHD phân bố ở 26 quận, huyện, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành nhƣ Đống Đa (635 ca; 20%); Hà Đông (525 ca;
17%); Hai Bà Trƣng (420 ca; 13%) [12, 15].
1.2.2. Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD tại Việt Nam
Ở Việt Nam Aedes aegypti Linnaeus, 1762 và Aedes albopictus Skuse, 1894 là 2 trong số 27 loài phổ biến. Ở miền Bắc, kết quả nghiên cứu của Vũ Đức Hương, 1984 đã phát hiện thấy 40 loài muỗi thuộc giống Aedes. Nghiên cứu năm 2001 của Nguyễn Đức Mạnh, Trần Đức Hinh cũng đã xác định được 47 loài Aedes ở nước ta.
Nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ƣơng (2011) cho thấy tại 8 quận nội thành Hà Nội có 2 loài là Ae. aegypti và Ae. albopictus [17, 19, 29].
Sự phát triển của muỗi Aedes phụ thuộc nhiều vào các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn. Ở nhiệt độ 28-300C chu kỳ phát triển của Ae. aegypti vào khoảng 11,2 ngày, của Ae. albopictus vào khoảng 12,2 ngày. Thời gian phát triển càng nhanh khi nhiệt độ, độ ẩm cao [20].
Hình 1. 1. Vòng đời của muỗi Aedes Nguồn: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương [42]
Trứng muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus:
Ở 280C thời gian phát triển trung bình của trứng Ae. aegypti khoảng 2 ngày, ở 70C thì quá trình phát triển phôi bị kìm hãm. Ở nhiệt độ 250C phôi Ae. aegypti phát triển nhanh gấp 2 lần ở 200C. Ở cùng một nhiệt độ, phôi Ae. aegypti phát triển nhanh hơn phôi Ae.albopictus. Đặc điểm đặc trƣng của trứng muỗi Aedes là phải trải qua thời kì phát triển ngoài môi trường nước. Chỉ những trứng ở ngoài môi trường nước từ 10 phút trở lên mới có khả năng nở, tỷ lệ nở cũng tăng theo thời gian trứng ở ngoài môi trường nước. Thông thường, trứng muỗi Ae. aegypti nở vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi muỗi đẻ nhƣng có thể nở muộn hơn (từ 44 đến 45 ngày sau khi đẻ) tùy thuộc vào một số yếu tố nhƣ nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác trong môi trường nước [20, 42].
Bọ gậy và quăng Ae. aegypti, Ae. albopictus:
Các nghiên cứu của Vũ Đức Hương và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy bọ gậy muỗi Aedes sống ở nơi nước sạch và không bị ô nhiễm, trong các dụng cụ chứa
nước tự nhiên hoặc nhân tạo, bao gồm các bể chứa nước sinh hoạt, xô, thùng chậu chứa nước, chậu cảnh, hòn non bộ, lốp xe, hốc cây,... Nhiệt độ thích hợp cho bọ gậy muỗi Ae. aegypti phát triển là 250C – 340C. Nghiên cứu ổ bọ gậy nguồn muỗi Aedes tại Hà Nội của Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam giai đoạn 1994-1997 cho thấy sự tồn tại của hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó ổ bọ gậy Ae. aegypti chiếm ưu thế (87,2%), thường tập trung ở các DCCN lớn như bể xây, phi, chum, vại sành. Gần đây nhiều nghiên cứu khác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng cho thấy rằng ở Hà Nội quần thể muỗi Ae. albopictus có sự xâm lấn quần thể Ae.
aegypti. Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm năm 2001 tại quận Đống Đa cũng cho thấy tỷ lệ ổ bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus là 50/50. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các dụng cụ có bọ gậy muỗi Ae. aegypti có khác nhau tuỳ theo từng địa phương, trình độ vệ sinh, thói quen trữ tích nước và sử dụng nước ở từng khu vực [20, 29, 42].
Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành:
Nghiên cứu của Vũ Đức Hương (1984) và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy muỗi Aedes hoạt động chủ yếu vào ban ngày, mạnh nhất vào thời điểm 6-8 giờ sáng và từ 4-6 giờ chiều. Muỗi thường trú đậu trên các giá thể làm từ đồ vải (71%), đồ gỗ và xung quanh ổ bọ gậy (7%). Muỗi Aedes hút máu cả người và động vật, trong đó loài ưa thích hút máu người chỉ có Ae. aegypti, loài này trú đậu chủ yếu ở trong nhà (97,5%), 70% số muỗi thu thập đƣợc trong nhà trú đậu tại những vị trí tối, ẩm; số còn lại tập trung nhiều ở gần vị trí ổ bọ gậy. Tuổi thọ trung bình của muỗi Aedes phụ thuộc nhiều vào loại thức ăn. Trong điều kiện không có thức ăn tuổi thọ trung bình của Ae. aegypti là 4 ngày, khi muỗi hút đường glucoza 10% là 34 ngày, khi vừa hút đường và máu là 34,2 ngày. Khi thức ăn đầy đủ số lượng trứng đẻ trung bình khoảng 79 trứng một lần (nhiều nhất 163, ít nhất 16 trứng), trong suốt vòng đời muỗi cái có thể đẻ 7 - 8 lần với khoảng 750 trứng. Tỷ lệ trứng có thể phát triển tới giai đoạn muỗi trưởng thành khoảng 60%. Nghiên cứu của tác giả Đặng Tuấn Đạt và cs tại tỉnh Đắc Lắc cho thấy thời gian phát triển từ trứng thành muỗi Ae. aegypti trưởng thành mất trung bình 17,1 ngày, và tuổi thọ trung bình của muỗi khi đƣợc hút máu đầy đủ là 34,5 ngày. Muỗi có thể đẻ trứng vào các DCCN nhƣ bể
xây, phi và các phế liệu. Muỗi phát triển quanh năm, mạnh nhất vào mùa mƣa, cao nhất các tháng 6,7,8 [10, 29, 42].
Hình 1. 2. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành Nguồn: Nguyễn Thị Duyên, Hồ Viết Hiếu [14].
Tại Hà Nội nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng thực hiện tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho thấy có sự tồn tại cả hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus. Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae.
aegypti. Phát tán trung bình của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae.
albopictus tương ứng là 35,3m và 50,6m từ điểm phóng thả trong vòng 7 ngày sau khi thả. Khả năng phát tán tối đa của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae.
albopictus tương ứng là 100m và 180m [42].
Phân bố của muỗi Aedes ở Việt Nam:
Tại Việt Nam muỗi Aedes phân bố rộng ở hầu khắp cả nước. Ae. aegypti phân bố ở 3 sinh cảnh: thành phố - thị xã, đồng bằng ven biển- thị trấn, làng bản gần đường giao thông. Đặc điểm chung của 3 sinh cảnh này là dân cư đông, người dân có tập quán trữ nước trong các DCCN và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại. Ở miền Bắc, cho đến trước năm 1984 mới chỉ tìm thấy muỗi Ae. aegypti trong một số sinh địa cảnh thuộc vùng trung du và đồng bằng có độ cao dưới 100m, đó là các thành phố, thị xã và các điểm dân cƣ đông đúc thuộc vùng đồng bằng ven biển hoặc trên các đầu mối giao thông thuỷ bộ nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Việt Trì, Hoà Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Phủ Lý và Thanh Hoá. Mật độ muỗi Ae. aegypti ở nội thành, nội thị,
vùng đồng bằng ven biển và bao giờ cũng cao hơn ở ngoại thành và ngoại thị. Vùng nông thôn chỉ gặp muỗi ở các khu vực đầu mối giao thông thuỷ bộ [22, 24, 42].
Năm 1984, tác giả Vũ Đức Hương chưa tìm thấy muỗi Ae. aegypti ở một số điểm ở cách nội thành Hà Nội và trục đường giao thông trên 3 km (như xã Trung Văn và xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm), trong khi đó lại thấy muỗi xuất hiện ở một số đảo, nơi có tầu thuyền thường xuyên ra vào như đảo Tuần Châu (Hòn Gai, Quảng Ninh), Quan Lạn (Cẩm phả, Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng). Qua nghiên cứu tại miền Bắc trong vụ dịch SXHD năm 1987, tác giả Vũ Sinh Nam và các cộng sự thấy rằng Ae. aegypti có mặt ở 97,06% ổ dịch điều tra và chiếm 54,64% so với tổng số loài, chỉ số MĐM trung bình là 1,7 con/nhà, chỉ số BI là 58,34. Số ổ dịch có cả muỗi Ae. albopictus và Ae. aegypti chiếm tỷ lệ thấp (1,47%). Một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc không thấy có sự hiện diện của muỗi Ae. aegypti. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ năm 1985 - 1991 tại 155 điểm điều tra thuộc 17 tỉnh, thành phố miền Bắc, một số tác giả khác cũng đã thấy rằng muỗi Ae. aegypti phân bố rất rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng, trung du đến một số điểm miền núi nhƣ:
Bảo Thắng (Lào cai), Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn với tỷ lệ 91,6% tổng số điểm điều tra có mặt muỗi Ae. aegypti, 100% các thị trấn, thị xã vùng trung du, 94,1% các thành phố, thị xã, thị trấn vùng đồng bằng và chỉ có 54,6% các thị xã, thị trấn có sự hiện diện của muỗi Ae. aegypti [20, 22, 25].
Từ đèo Hải Vân trở vào có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát tán để mở rộng vùng phân bố và sự phát triển để tăng số lƣợng muỗi Ae. aegypti hơn ở miền Bắc, ở đây không có mùa đông, việc cung cấp nước, nhất là vùng cao và vùng ven biển không đủ dẫn đến người dân sử dụng số DCCN nhiều hơn. Qua điều tra từ Quảng Nam, Khánh Hoà, Tây Nguyên đến Long An của Vũ Đức Hương (1992 - 1995) thấy xuất hiện muỗi Ae. aegypti ở 16/18 điểm điều tra (trừ xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà và xã Tabhinh, Giàng, Quảng Nam - Đà Nẵng).
Một số khu vực nhƣ thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cũng tìm thấy sự có mặt của cả Ae. Aegypti và Ae. albopictus với chỉ số mật độ cao. Ở khu vực Nam Bộ, càng đi sâu về phía nam và gần biển, thói quen tích trữ nước sinh hoạt trong các
DCCN xung quanh nhà là một trong những nguyên nhân làm cho mật độ muỗi tăng lên. Tại hầu hết các thành phố, thị xã và thị trấn đông dân ở khu vực Tây Nguyên đều tìm thấy sự có mặt của Ae. aegypti [7, 8, 21, 22].
Nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp cùng với trường đại học Nagasaki (Nhật Bản) điều tra trên các lốp xe đã qua sử dụng dọc theo tuyến quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam cho thấy bọ gậy Ae. albopictus có mặt ở suốt dọc theo chiều dài tuyến. Tần xuất bắt gặp cao hơn hẳn ở tuyến đường thuộc khu vực Bắc miền Trung trở ra Bắc và khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, ở khu vực Nam Trung Bộ trở vào nam tần suất bắt gặp bọ gậy của Ae. aegypti lại nhiều hơn [48].
Tại Hà Nội đã ghi nhận cả hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở một số khu vực sinh thái khác nhau. Khu vực nội thành và vùng đệm có mặt cả 2 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong khi đó tại khu vực ngoại thành chỉ phát hiện muỗi Ae. albopictus. Chỉ số mật độ muỗi Ae. aegypti ghi nhận tại vùng đệm (0,09 con/nhà) và tại khu vực nội thành (0,03 con/nhà). Chỉ số mật độ muỗi Ae.
albopictus cao nhất tại khu vực nội thành (0,33 con/ nhà), thấp hơn tại vùng đệm (0,18 con/nhà) và khu vực ngoại thành (0,15 con/nhà) [12, 26].
Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Aedes tại Việt Nam:
Vào những năm 1950, dịch SXHD ở Việt Nam tăng lên cùng với tình trạng phát triển đô thị. Người ta cho rằng, dịch SXHD này là hậu quả của việc một véc tơ ưa thích hút máu người, tức là Ae. aegypti từ bên ngoài xâm nhập vào. Sự thay đổi môi trường và biến động dân số sau những năm kháng chiến chống Mỹ đã tạo thuận lợi cho loài muỗi mới vốn ưa thích sống gần con người và sinh sản trong các DCCN do con người tạo ra như Ae. aegypti dần dần thay thế Ae. albopictus ở các vùng thành thị. Từ những năm 1973, kết quả nghiên cứu phân lập vi rút Dengue từ muỗi ngoài tự nhiên và gây nhiễm thực nghiệm đã chứng minh vai trò truyền bệnh của Ae. aegypti và khẳng định vai trò truyền bệnh chính của loài này ở vùng đồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam. Tại nhiều khu vực có bệnh nhân SXHD người ta chỉ tìm thấy sự có mặt của Ae. albopictus nhƣng ngày nay Ae. aegypti vẫn đƣợc coi là véc tơ chính truyền vi rút Dengue ở Việt Nam, chúng có mặt ở hầu hết các nơi
thuộc khu vực thành thị và ngoại ô. Mặc dù mật độ Ae. albopictus tăng lên ở miền Bắc với một số vùng Ae. albopictus có mặt ở 100% DCCN, nhƣng Ae. aegypti vẫn là véc tơ chiếm ƣu thế hơn [20, 26-28].
1.2.3. Các nghiên cứu về tính kháng hoá chất diệt côn trùng của muỗi tại Việt Nam
Ở Việt Nam từ năm 1960-1990 DDT đƣợc sự dụng rộng rãi trong các hoạt động phòng chống sốt rét và SXHD. Đến những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, các hoá chất nhóm Pyrethroid nhƣ Permethrin, Lambdacyhalothrin, Deltamethrin, Alphacypermethrin,... đƣợc sử dụng để thay thế DDT trong phòng chống sốt rét và dập dịch SXHD. Pyrethroid đƣợc sử dụng với những nồng độ khác nhau để tẩm vào màn ngủ, phun tồn lưu hoặc phun ULV [18, 21].
Các nghiên cứu về tính kháng và cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi đƣợc nghiên cứu từ khá lâu. Nghiên cứu của Trịnh Đình Đạt và cs (1992) cho thấy tính kháng Malathion ở quần thế kháng và nhạy hoá chất diệt có liên quan tới hoạt tính của enzym esterase ở muỗi C. quinquefasciatus. Nghiên cứu của Vũ Đức Hương (2004) tại Hà Nội cho thấy Ae. aegypti tăng sức chịu đựng với hóa chất này tại Hoàn Kiếm. Nghiên cứu của Phạm Thị Khoa cũng cho thấy muỗi Ae. aegypti kháng với Pyrethroid liên quan đến hệ 12 enzyme esteraza. Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm (2006-2009) cho thấy muỗi Ae. aegypti kháng hoặc có tăng sức chịu đựng với DDT và các hóa chất nhóm Pyrethroid ở tất cả các điểm nghiên cứu trên phạm vi cả nước; mức độ nhạy cảm với Malathion ở khu vực miền Bắc cao hơn các khu vực còn lại và giảm dần từ Bắc vào Nam. Hai chủng muỗi Ae. aegypti có mang đột biến gen kdr Val1016Gly; 3 gen P450 liên quan đến cơ chế kháng chuyển hóa cũng đƣợc biểu hiện cao ở chủng kháng với Pyrethroid. Nghiên cứu của Vũ Đức Chính (2011) cho thấy tính kháng của muỗi An. minimus, An. epiroticus, và An.
sinensis có liên quan đến enzyme esterase, tính kháng của An. vagus và An. supictus có liên quan đến cả enzyme esterase và GST [64]. Enzym acetylcholinesterase là vị trí tác động của Carbamat và Phốt pho hữu cơ, những biến đổi trên protein này làm hoá chất diệt không liên kết đƣợc với vị trí đích của chúng. Do đó các hiện tƣợng