Mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy aedes aegypti linnaeus ở hà nội c (Trang 63 - 76)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội

Để xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti ở khu vực Hà Nội chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu khí tƣợng từ Đài Khí tƣợng Láng. Ba yếu tố đƣợc xem là có mối liên hệ chính với sự tồn tại và phát triển của muỗi nói chung và muỗi Aedes nói riêng là nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa đƣợc tiến hành thu thập trong 2 năm 2012 và 2013. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành điều tra hàng tháng các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae.

aegypti tại 20 xã (phường) thuộc 10 quận/ huyện trọng điểm về SXHD của Hà Nội.

3.2.1. Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm theo tháng tại Hà Nội giai đoạn 2012 – 2013

Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong 2 năm 2012 và 2013 tại Hà Nội đƣợc trình bày trong bảng 3.9. Số liệu cho thấy trong 2 năm nghiên cứu, tại khu vực Hà Nội nhiệt độ trung bình năm cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 1, nhiệt độ bắt đầu tăng cao từ tháng 4, kéo dài đến tháng 10 hàng năm và giảm đáng kể bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Bảng 3. 9. Nhiệt độ trung bình (0C) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2012 14,6 16,2 20,2 26,2 28,9 30,3 29,6 29,3 28,0 26,8 23,4 18,7 2013 15,3 19,9 24,0 25,0 28,9 30,0 28,9 29,1 27,0 25,6 22,8 16,3

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí hậu-Khí tượng, Đài khí tượng Láng) Sự thay đổi lƣợng mƣa của các tháng trong 2 năm 2012 và 2013 đƣợc trình bày trong bảng 3.10. Kết quả cho thấy lƣợng mƣa hàng năm tại Hà Nội chủ yếu tập trung vào thời gian từ khoảng tháng 5 và kéo dài cho đến tháng 8, 9. Năm 2012, mùa mƣa tại Hà Nội bắt đầu từ tháng 5, kéo dài và đạt đỉnh vào tháng 8; sang năm 2013 mƣa cũng bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9, cao nhất vào tháng 8. Lƣợng mƣa thấp nhất vào tháng 3/2012 và tháng 1/2013. Lƣợng mƣa của các tháng trong năm tại Hà Nội có sự chệnh lệch nhau rất lớn giữa mùa mƣa và mùa khô.

Bảng 3. 10. Diễn biến lƣợng mƣa (cm) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội

Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2012 2,03 1,65 1,69 3,18 38,67 26,89 38,83 47,81 5,47 7,75 3,48 2,57 2013 1,38 1,77 4,61 2,33 24,25 21,67 30,59 54,14 37,43 6,12 6,96 2,22

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí hậu-Khí tượng, Đài khí tượng Láng) Sự thay đổi độ ẩm của các tháng trong 2 năm 2012 và 2013 đƣợc trình bày trong bảng 3.11. Kết quả cho thấy độ ẩm không khí tại Hà Nội không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm cao nhất đạt được thường rơi vào các tháng đầu năm khi miền Bắc xuất hiện những đợt mƣa xuân rải rác và kéo dài, các tháng còn lại độ ẩm thường ở mức thấp hơn.

Bảng 3.11. Độ ẩm trung bình (%) theo tháng năm 2012 - 2013 tại Hà Nội Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2012 83 83 83 80 79 75 79 79 77 76 79 79

2013 82 86 80 81 78 74 82 81 82 73 73 68

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí hậu-Khí tượng, Đài khí tượng Láng) Sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm trong 2 năm 2012 và 2013 đƣợc thể hiện ở hình từ 3.9.

Hình 3. 9. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa tại Hà Nội năm 2012-2013

3.2.2. Kết quả điều tra các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti tại các xã (phường) trọng điểm SXHD của Hà Nội giai đoạn 2012-2013

Chúng tôi tiến hành điều tra hàng tháng các chỉ số MĐM và BI tại 20 phường trọng điểm về SXHD của thành phố Hà Nội. Kết quả điều tra các chỉ số mật độ muỗi và BI của muỗi Ae. aegypti trong năm 2012 và 2013 đƣợc trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.10 (kết quả chi tiết trình bày ở phụ lục 3 đến phụ lục 6).

Kết quả điều tra cho thấy chỉ số MĐM trung bình năm 2012-2013 tại các phường trọng điểm của Hà Nội tăng từ tháng 4 đến tháng 10, số điểm bắt được muỗi cũng cao hơn các tháng còn lại. Chỉ số MĐM cao nhất là tháng 8 năm 2012 và tháng 9 năm 2013. Chỉ số MĐM giảm dần từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Cùng thời điểm điều tra, kết quả giữa cỏc phường khỏc nhau cú sự khỏc biệt khỏ rừ ràng.

Chỉ số BI bắt đầu tăng cao từ tháng 4 đến tháng 11, chỉ số này thấp ở các tháng còn lại trong năm. Năm 2012 BI cao nhất vào tháng 7 và tháng 9, năm 2013 chỉ số BI cao nhất vào tháng 8 và tháng 11. Nhƣ vậy, tại những thời gian chỉ số BI cao thì cùng thời gian đó hoặc ngay sau đó thì chỉ số MĐM cũng ở mức cao (hình 3.10).

Bảng 3. 12. Chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại các xã (phường) trọng điểm về SXHD của Hà Nội năm 2012 -2013

Năm Chỉ số Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2012

MĐM 0,04 0,05 0,07 0,13 0,10 0,09 0,14 0,18 0,16 0,13 0,06 0,04 Số điểm thu

đƣợc muỗi 8 15 17 18 18 19 20 20 20 20 17 15

Tổng điểm

điều tra 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

BI 11,3 10,4 14,6 11,8 14,9 20,2 19,4 20,6 18,2 11,2 13,7 8,6 2013

MĐM 0,03 0,03 0,04 0,12 0,13 0,14 0,13 0,17 0,18 0,13 0,07 0,05 Số điểm thu

đƣợc muỗi 15 15 15 18 19 19 20 20 20 20 20 17

Tổng điểm

điều tra 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

BI 7,1 8,6 9,8 16,1 15,4 14,5 17,4 20,9 18,7 14,3 19,3 9,0

Hình 3. 10. Chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại các xã (phường) trọng điểm về SXHD của Hà Nội năm 2012 -2013

3.2.3. Mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa với chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti

Sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính với giả thuyết rằng nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa là yếu tố tác động đến các chỉ số MĐM và BI.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa với chỉ số MĐM, BI trên phần mềm SPSS đƣợc thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu được ở mục 3.2.1 và 3.2.2. Tuy nhiên mối tương quan xác nhận giữa các biến số phân tích không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân có thể do các chỉ số đƣợc tính trung bình theo tháng trong năm nên cỡ mẫu chƣa đủ lớn. Vì vậy chúng tôi thực hiện phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa đến các chỉ số muỗi và bọ gậy tại các phường trọng điểm về SXHD của Hà Nội giai đoạn 2012-2013.

3.2.3.1. Mối tương quan giữa nhiệt độ với các chỉ số MĐM và BI

Dựa trên kết quả thu đƣợc trong bảng 3.9 và 3.12, diễn biến của nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2012 - 2013 và các chỉ số MĐM, chỉ số BI của các tháng tương ứng được mô tả trong hình 3.11 (a,b). Chúng tôi tiến hành phân tích mối

tương quan giữa nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2012 và 2013 với các chỉ số MĐM và BI trên phần mềm SPSS, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.13.

a)

b)

Hình 3. 11. Diễn biến nhiệt độ và chỉ số MĐM, BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) – 2013 (b)

Kết quả phân tích mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2012 - 2013 và các chỉ số MĐM, số BI của muỗi Ae. aegypti thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy giữa nhiệt độ và các chỉ số MĐM và BI có tương quan chặt (r

>0,6), tương quan giữa nhiệt độ với các chỉ số MĐM và chỉ số BI là tương quan

thuận và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ vai trò của nhiệt độ có vai trò ảnh hưởng đến sự thay đổi các chỉ số MĐM và BI.

Bảng 3. 13. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tương quan giữa nhiệt độ với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013

Năm Nhiệt độ MĐM BI N p

2012

Nhiệt độ 1 0,761 0,853

12 < 0,05

MĐM 0,761 1

BI 0,853 1

2013

Nhiệt độ 1 0,869 0,607

12 < 0,05

MĐM 0,869 1

BI 0,607 1

Khi nhiệt độ bắt đầu tăng từ tháng 4, tháng 5 là thời điểm bắt đầu tăng dần của chỉ số MĐM và BI, nhiệt độ liên tục duy trì ở mức cao cho đến tháng 10 (trung bình từ 25-30,30C). Từ tháng 11 nhiệt độ bắt đầu giảm, đây cũng là thời điểm các chỉ số MĐM và BI giảm.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển của trứng Ae. aegypti càng ngắn, ngƣợc lại ở nhiệt độ càng thấp thời gian phát triển của trứng càng dài. Ở 280C thời gian phát triển của trứng Ae. aegypti là 1 ngày, ở 250C là 4 ngày. Ở giai đoạn bọ gậy, nhiệt độ cũng tác động tương tự như với trứng muỗi. Các nghiên cứu ở nước ta cũng cho thấy muỗi Aedes phát triển quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Ở miền Bắc có mùa đông khô hạn, nhiệt độ dưới 200C, và nhiệt độ trung bình tháng trong năm cũng thấp (23,420C) nên nhìn chung mật độ muỗi trung bình/năm thường thấp, còn ở miền Trung và miền Nam với nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm tương ứng là 26,470C và 26,980C nên mật độ muỗi trung bình/năm thường cao hơn [12, 42]. Nghiên cứu của Viện Sốt rét – KST và côn trùng Trung ƣơng cho thấy trong điều kiện nhiệt độ 28- 300C thì thời gian phát triển trung bình của bọ gậy là 5,1 ngày, khi nhiệt độ giảm xuống 25- 260C thì thời gian phát triển tăng lên 8,1 ngày; khi nhiệt độ giảm xuống 20-220C thì thời gian này là 10 ngày. Ở giai đoạn quăng, mặc dù chúng không ăn, nhưng nhiệt độ lại là yếu tố sinh thỏi cú ảnh hưởng rừ rệt đến thời gian phỏt triển và tỷ lệ chết của quăng. Nhiệt độ 290C quăng có thời gian phát triển là 43 giờ, 280C là 47 giờ,

260C là 49 giờ, 230C là 60 giờ, 180C là 118 giờ, ở nhiệt độ 7-170C quăng ngừng phát triển và có thể chết. Bên cạnh đó nhiệt độ cũng tác động đến hoạt động đốt hút máu của muỗi trưởng thành. Ở cùng một độ ẩm (60-70%), nhiệt độ là 300C tỷ lệ muỗi hút máu là 51,51%, nhiệt độ 250C thì tỷ lệ muỗi hút máu là 36,36%. Tại Hà Nội, trong mùa đông nhiệt độ xuống thấp (<250C) ảnh hưởng đến quá trình phát triển của muỗi, làm chậm lại toàn bộ quá trình phát triển từ trứng cho đến muỗi trưởng thành [25, 42].

3.2.3.2. Mối tương quan giữa lượng mưa với các chỉ số MĐM và BI

Sự thay đổi lƣợng mƣa các tháng trong năm 2012-2013 và các chỉ số MĐM, BI các tháng tương ứng được trình bày trong hình 3.12 (a,b).

a)

b)

Hình 3.12. Diễn biến lƣợng mƣa và các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) – 2013 (b)

Trên cơ sở các dữ liệu thu đƣợc ở hình 3.12, chúng tôi thực hiện phân tích tương quan giữa lượng mưa với các chỉ số MĐM và BI và năm 2012-2013 trên phần mềm SPSS, kết quả thể hiện trong bảng 3.14.

Bảng 3. 14. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tương quan giữa lượng mưa với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013

Năm Lƣợng mƣa MĐM BI N p

2012

Lƣợng mƣa 1 0,744 0,741

12 < 0,05

MĐM 0,744 1

BI 0,741 1

2013

Lƣợng mƣa 1 0,9 0,669

12 < 0,05

MĐM 0,9 1

BI 0,669 1

Kết quả trong hình 3.12 và bảng 3.14 cho thấy với khoảng tin cậy 95% mối tương quan giữa lượng mưa và các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti là tương quan thuận và mối tương quan đó chặt (r>0,66). Khi lượng mưa tăng lên thì kéo theo sự tăng lên của các chỉ số muỗi và bọ gậy. Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu của một số tác giả khác ở khu vực miền Bắc, muỗi phát triển mạnh từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa càng lớn thì sẽ ảnh hưởng và làm cho mật độ quần thể muỗi tăng lên, nhưng nếu mưa quá lớn (tháng 7, 8) ảnh hưởng đến hoạt động sống, sinh sản của muỗi thì mật độ muỗi cũng sẽ giảm [42].

Lƣợng mƣa tác động lên các chỉ số MĐM và BI chủ yếu thông qua việc tác động đến việc hình thành và tạo nên nhiều hơn các ổ đẻ của muỗi, đặc biệt là với các ổ đẻ ngoài trời ít có tác động đến của con người như các phế liệu, phế thải, chậu cảnh, dụng cụ chứa nước ngoài trời có khả năng tích trữ nước trong thời gian đủ dài cho sự phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành. Bên cạnh đó thì các dụng cụ chứa nước khi gặp mưa lớn sẽ làm thay đổi độ trong sạch của nước và chất hữu cơ theo hướng tích cực phù hợp cho muỗi Ae.aegypti đẻ trứng, mặc dù trước đó tại các dụng cụ chứa nước này tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus được tìm thấy với tỷ lệ cao hơn.

Ngoài ra muỗi Ae. aegypti đẻ trứng rời rạc bám trên thành các ổ nước, số trứng này khi ngập nước sẽ không nở đồng loạt mà chỉ nở một phần trong tổng số trứng, đến lần ngập nước kế tiếp số trứng còn lại mới tiếp tục nở. Vì vậy, khi phát hiện có ổ bọ gậy nếu chỉ đổ hết nước và bọ gậy đi thì chưa thể hết được số trứng còn bám ở thành dụng cụ. Khi vào mùa mƣa cơ hội để số trứng còn lại này ngập nước và phát triển sẽ tăng cao hơn hẳn trong các tháng còn lại khi mà lượng mưa tập trung rất thấp.

Tuy vậy, không hẳn chỉ số MĐM và chỉ số BI của Ae.aegypti tại các điểm nghiên cứu luôn luôn tỷ lệ thuận lƣợng mƣa. Bởi lẽ với những ổ bọ gậy ngoài nhà khi gặp những trận mƣa lớn có thể sẽ tràn làm trôi bọ gậy khỏi ổ, do đó sẽ làm giảm chỉ số BI. Bên cạnh đó nơi đẻ của Ae. aegypti ngoài các DCCN ở xung quanh nhà giống nhƣ loài muỗi Ae. albopictus thì còn liên quan chặt chẽ với hoạt động của con người và việc chúng sử dụng các vị trí trong nhà để sinh sản bao gồm cả bình hoa, bình chứa nước, bể nước bằng bê tông xô chậu tích trữ nước… Đồng thời khả năng tồn tại của trứng muỗi trong điều kiện khô hạn giúp chúng vƣợt qua điều kiện khô hạn và tiếp tục phát triển vào các thời kỳ ngập nước tiếp theo. Do vậy các chỉ số Ae.

aegypti vẫn có thể cao khi mà lƣợng mƣa thấp. Khả năng này cũng giúp chúng vƣợt qua mùa đông khô, lạnh không thuận lợi cho các giai đoạn phát triểu của muỗi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác phòng chống SXHD gặp không ít khó khăn.

3.2.3.3. Mối tương quan giữa độ ẩm với các chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae.

aegypti

Diễn biến độ ẩm không khi các tháng trong năm và các chỉ số MĐM, BI tại Hà Nội giai đoạn 2012-2013 đƣợc biểu diễn trong hình 3.12 (a-b). Số liệu trong hình 3.12 cho thấy độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012 và 2013 tại Hà Nội dao động trong khoảng từ 73% đến 86%, vẫn nằm trong khoảng thuận lợi với sự phát triển của muỗi Ae. aegypti. Tuy nhiên kết quả phân tích tương quan giữa độ ẩm và các chỉ số MĐM và BI năm 2012 và 2013 trên phần mềm SPSS thể hiện trong bảng 3.15 cho thấy yếu tố độ ẩm không khí trong 2 năm này ít ảnh hưởng tới các

chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti. Mối tương quan ở đây là tương quan nghịch, dao động ở mức thấp đến trung bình và giá trị thu đƣợc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

a)

b)

Hình 3.13. Diễn biến độ ẩm và chỉ số MĐM, BI của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012 (a) - 2013 (b)

Bảng 3. 15. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tương quan giữa độ ẩm với các chỉ số MĐM và BI Ae. aegypti tại Hà Nội năm 2012-2013

Năm Độ ẩm MĐM BI N p

2012

Độ ẩm 1 -0,462 -0,402

12 > 0,05

MĐM -0,462 1

BI -0,402 1

2013

Độ ẩm 1 -0,086 -0,166

12 > 0,05

MĐM -0,086 1

BI -0,186 1

Các nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng tại cùng một nhiệt độ khi giá trị là độ ẩm 70-80% hay 80-90% thì ảnh hưởng của độ ẩm không có sự khác nhau đáng kể đến tỷ lệ nở của trứng, sự sai khác chỉ diễn ra khi mà độ ẩm giảm xuống đến 60-70%. Trong khi đó, tháng 1 đến tháng 4 là những tháng có độ ẩm cao nhất trong năm lại trùng vào những tháng có nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình thấp nhất. Nhiệt độ thấp và lƣợng mƣa ít làm hạn chế nơi đẻ trứng của muỗi cũng nhƣ hạn chế và kéo dài thời gian phát triển cho sự phát triển của muỗi. Do vậy đây có thể đƣợc xem là nguyên nhân giải thích cho kết quả rằng độ ẩm không khí tại Hà Nội không phải là nhân tố có liên quan chặt chẽ tới chỉ số MĐM và chỉ số BI, và ảnh hưởng của độ ẩm tới các chỉ số này là không nhiều.

Nhìn chung dữ liệu thu đƣợc cho thấy rằng chỉ số muỗi và bọ gậy tăng cao vào các tháng có nhiệt độ và lƣợng mƣa cao, các chỉ số này thấp vào các tháng còn lại trong năm khi lƣợng mƣa và nhiệt độ thấp. Tuy nhiên khi xem xét riêng tại một số điểm nghiên cứu thì có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn có những tháng mùa đông như vào tháng 1/2012 tại phường Thịnh Liệt chỉ số BI là 20, tháng 12/2012 là 33,3; tháng 2/2012 chỉ số BI của phường Hoàng Văn Thụ là 25; tháng 12/2013 là 30; tháng 12/2012 chỉ số BI tại xã Tân Triều là 23 vƣợt trên ngƣỡng gây dịch. Điều này có thể giải thích bởi đặc điểm đặc trƣng của Ae. aegypti là thích trú đậu trong nhà và đa phần các ổ bọ gậy Ae. aegypti đƣợc phát hiện trong mùa đông là ở các dụng cụ chứa nước trong nhà như lọ hoa, bể ngầm, xô chậu tích trữ nước, và các

dụng cụ phun sương, tạo ẩm trong các hộ gia đình sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong nhà. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng chống véc tơ thường ít được quan tâm hơn vào thời gian này mà chủ yếu tập trung vào thời gian trước và trong mùa dịch.

Đây có thể đƣợc xem là một trong những nguyên nhân để giải thích tại sao những năm gần đây số ca mắc SXHD tại Hà Nội trong các tháng mùa đông có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy aedes aegypti linnaeus ở hà nội c (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w