Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy aedes aegypti linnaeus ở hà nội c (Trang 44 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu

Ae. aegypti Ae. albopictus là hai loài muỗi thuộc giống Aedes đƣợc tìm thấy ở khu vực Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh SXHD.

Do vậy chúng tôi tiến hành đánh giá độ nhạy cảm của 2 loài muỗi này với 3 hóa chất diệt côn trùng là Deltamethrin; Permethrin; Malathion tại 21 xã (phường) thuộc 10 quận /huyện trọng điểm về SXHD của thành phố Hà Nội.

3.1.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu ở Hà Nội giai đoạn 2011-1014

Trong 4 năm từ 2011-2014 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng kháng của muỗi Aedes với 3 hóa chất diệt côn trùng là Deltamethrin; Permethrin;

Malathion tại 23 điểm nghiên cứu (20 xã (phường)). Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng từ 3.1 đến 3.4.

Trước tiên là kết quả thử nghiệm năm 2011. Có 7 điểm được tiến hành thu thập bọ gậy và tiến hành nhân nuôi phát triển muỗi F1 phục vụ thí nghiệm, trong đó có 2 điểm thuộc quận Hà Đông (phường Văn Quán và Quang Trung); 2 điểm thuộc quận Hai Bà Trưng (phường Trương Định và Đồng Tâm); 2 điểm thuộc huyện Thanh Trì (Xã Tân Triều và Tả Thanh Oai); 1 điểm thuộc huyện Từ Liêm cũ (xã Trung Văn). Kết quả thử nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 3.1 cho thấy trong 6 điểm thử nghiệm với Deltamethrin và Permethrin thì có 5 điểm muỗi Ae. aegypti đã kháng, còn lại 1 điểm muỗi cũng đã TSCĐ (xã Tả Thanh Oai). Tỷ lệ % muỗi chết sau 24h tiếp xúc với 2 lại hóa chất này cũng rất khác nhau. Trong 5 điểm muỗi kháng với Permethrin tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ tiếp xúc rất thấp, dao động từ 2%

(phường Trương Định ) đến 17% (xã Trung Văn); riêng muỗi thu thập tại xã Tả Thanh Oai đã TSCĐ với cả hai hóa chất này tại nồng độ thử. Với Deltamethrin tỷ lệ này dao động từ 22% (phường Trương Định) đến 78% (phường Văn Quán). Ngoài ra trong kết quả thử nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy tại các điểm muỗi đã kháng

với Permethrin thì cũng kháng với Deltamethrin và ngƣợc lại. Muỗi Ae. aegypti còn nhạy với Malathion tại tất cả 7/7 điểm nghiên cứu (bảng 3.1)

Bảng 3. 1. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2011

TT Địa điểm

Số muỗi thử nghiệm/ 1

hóa chất (con)

Tỷ lệ muỗi chết sau 24h (%)

Deltamethrin Permethrin Malathion

1 P.Văn Quán – Hà Đông 100 78 10 100

2 P. Quang Trung –Hà Đông 100 71 4 100

3 P. Trương Định - Hai Bà

Trƣng 100 22 2 100

4 P. Đồng Tâm –Hai Bà Trƣng 100 72 Không thử 100

5 X.Tân Triều –Thanh Trì 100 56 7 100

6 X. Tả Thanh Oai –Thanh Trì 100 83 93 100

7 X. Trung Văn –Từ Liêm cũ) 100 Không thử 17 100

8 Đối chứng (*) 40 0 0 0

Ghi chú: (*): Lô đối chứng được tiến hành ở tất ca các điểm thử nghiệm, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ đều là 0%

Trong năm 2012 chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti với các hóa chất thử tại 8 điểm thuộc quận Hoàng Mai (phường Hoàng Văn Thụ), quận Đống Đa (phường Nam Đồng, Ô Chợ Dừa), quận Ba Đình (phường Trúc Bạch), quận Hoàn Kiếm (phường Hàng Bồ), quận Hà Đông (phường Vạn Phúc), huyện Từ Liêm cũ (xã Trung Văn). Kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy muỗi thu thập tại 8/8 điểm thử nghiệm đã kháng với Deltamethrin và Permethrin. Tỷ lệ muỗi chết muỗi chết 24 giờ sau khi tiếp xúc với Deltamethrin không cao và có sự khác biệt giữa các điểm nghiên cứu. Trong khi đó tỷ lệ này với Permethrin là rất thấp, thậm chí tỷ lệ chết sau 24h của muỗi thu thập tại phường Hàng Bồ - quận Hoàn Kiếm là 0%, muỗi thu thập tại xã Trung Văn và

phường Đồng Tâm là 2%, cao nhất tại phường Vạn Phúc – quận Hà Đông là 19%.

Muỗi thu thập tại tất cả các điểm nghiên cứu còn nhạy với Malathion.

Nhìn chung, kết quả thử nhạy cảm với Deltamethrin và Permethrin năm 2011và 2012 cho thấy tại các điểm nghiên cứu muỗi Ae. aegypti đã kháng với hóa chất thử, tỷ lệ muỗi chết sau 24h tiếp xúc với Permethrin thấp hơn rất nhiều so với Deltamethrin.

Bảng 3. 2. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2012

TT Địa điểm

Số muỗi thử nghiệm/ 1

hóa chất (con)

Tỷ lệ muỗi chết sau 24h (%)

Deltamethrin Permethrin Malathion

1 P. Hoàng Văn Thụ - Hoàng

Mai 100 69 6 100

2 P. Nam Đồng - Đống Đa 100 53 10 100

3 P. Trúc Bạch - Ba Đình 100 50 5 100

4 P. Hàng Bồ - Hoàn Kiếm 100 34 0 100

5 X. Trung Văn –Từ Liêm 100 46 2 100

6 P. Đồng Tâm –Hai Bà Trƣng 100 68 2 100

7 P. Ô Chợ Dừa –Đống Đa 100 77 4 100

8 P. Vạn Phúc –Hà Đông 100 74 19 100

9 Đối chứng (*) 40 0 0 0

Ghi chú: (*):Lô đối chứng được tiến hành ở tất ca các điểm thử nghiệm, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ đều là 0%

Nghiên cứu khả năng kháng của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng được tiến hành trong năm 2013 tại 4 điểm nghiên cứu thuộc quận Cầu Giấy (phường Trung Hòa), quận Hoàng Mai (phường Hoàng Văn Thụ), quận Hoàn Kiếm (phường Cửa Đông), huyện Thường Tín (xã Tiền Phong) (bảng 3.3). Kết quả cho thấy muỗi thu thập tại 3/4 điểm nghiên cứu đã kháng với Deltamethrin, muỗi thu thập tại xã Tiền Phong – huyện Thường Tín cũng đã TSCĐ với hóa chất này. Ngay tại các điểm mà muỗi đã kháng thì tỷ lệ muỗi chết cũng có sự khác biệt khá lớn, 24% với muỗi thu thập tại Trung Hòa và 66 % với muỗi thu thập tại Hoàng Văn Thụ. Muỗi tại các

điểm nghiên cứu cũng đã kháng với Permethrin, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ tiếp xúc húa chất tại mỗi điểm nghiờn cứu cú sự khỏc biệt rất rừ rệt, muỗi thu thập tại phường Cửa Đông – quận Hoàn Kiếm là 71%, trong khi với muỗi thu thập tại xã Tiền Phong – huyện Thường Tín tỷ lệ chết giảm xuống chỉ còn 15%, tỷ lệ muỗi chết thấp nhất với muỗi thu thập tại phường Trung Hòa – quận Cầu Giấy (9%). Một điểm đáng lưu ý trong kết quả thử nghiệm năm 2013 là có 1 điểm muỗi đã kháng với Permethrin nhƣng chƣa kháng với Deltamethrin (xã Tiền Phong). Điều này khác biệt với kết quả thu đƣợc trong năm 2011 và 2012. Muỗi thu thập tại 4/4 điểm thử nghiệm còn nhạy với Malathion.

Bảng 3. 3. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2013

TT Địa điểm

Số muỗi thử nghiệm/ 1

hóa chất (con)

Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ (%) Deltamethrin Permethrin Malathion

1 P. Trung Hòa – Cầu Giấy 100 68 9 100

2 P. Hoàng Văn Thụ - Hoàng

Mai 100 66 42 100

3 P. Cửa Đông –Hoàn Kiếm 100 24 71 100

4 X. Tiền Phong–Thường Tín 100 83 15 100

5 Đối chứng (*) 40 0 0 0

Ghi chú: (*):Lô đối chứng được tiến hành ở tất ca các điểm thử nghiệm, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ đều là 0%

Đợt thử nghiệm năm 2014 cũng đƣợc tiến hành tại 4 điểm thuộc quận Thanh Xuân (phường Nhân Chính), quận Hà Bà Trưng (phường Vĩnh Tuy), quận Hà Đông (phường Kiến Hưng), quận Hoàng Mai (phường Vĩnh Hưng) (bảng 3.4). Kết quả cho thấy muỗi thu thập tại tất cả các điểm nghiên cứu năm 2014 đã kháng với Deltamethrin và Permethrin. Tỷ lệ muỗi chết sau khi tiếp xúc với Deltamethrin không cao, cao nhất là 43% với muỗi thu thập tại Vĩnh Tuy và thấp nhất chỉ còn 16%

với muỗi thu thập tại Nhân Chính. Muỗi sau khi tiếp xúc với Permethrin hầu nhƣ không chết, tỷ lệ chết sau 24 giờ chỉ dao động từ 0% - 3%, trong đó tại 2/4 điểm nghiên cứu muỗi hoàn toàn không chết (Vĩnh Hƣng, Kiến Hƣng). Muỗi thu thập tại tất cả 4/4 điểm thử nghiệm còn nhạy với Malathion. So với kết quả thử nghiệm năm

2013 thì dường như mức độ kháng của muỗi Ae. aegypti với các hóa chất Deltamethrin và Permethrin gia tăng hơn, đặc biệt là với Permethrin.

Bảng 3. 4. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội năm 2014

TT Địa điểm

Số muỗi thử nghiệm/ 1

hóa chất (con)

Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ (%) Deltamethrin Permethrin Malathion

1 P. Nhân Chính – Thanh Xuân 100 16 2 100

2 P. Vĩnh Tuy – Hai Bà Trƣng 100 43 3 100

3 P. Kiến Hƣng – Hà Đông 100 28 0 100

4 P. Vĩnh Hƣng – Hoàng Mai 100 41 0 100

5 Đối chứng 40 0 0 0

Ghi chú: (*):Lô đối chứng được tiến hành ở tất ca các điểm thử nghiệm, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ đều là 0%

Để khái quát về kết quả thử nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với các hóa chất diệt giai đoạn 2011-2014 tại 23 điểm thử nghiệm trong toàn khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích và tổng hợp các dẫn liệu thu đƣợc trong bảng 3.1 đến 3.4, kết quả thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.1. Kết quả cho thấy có tới 20/22 điểm (chiếm 90,9%) muỗi đã kháng với Deltamethrin và 21/22 điểm (95,5%) điểm muỗi đã kháng với Permethrin, đồng thời có 2 điểm (9,1%) muỗi đã TSCĐ với Deltamethrin; 1 điểm (4,5%) muỗi đã TSCĐ với Permethrin. Với Malathion tại 23/23 điểm nghiên cứu (100%) muỗi còn nhạy cảm với Malathion (hình 3.1).

Bảng 3. 5. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Năm

Kết quả thử nghiệm Kết

luận

Deltamethrin Permethrin Malathion

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

2011

Kháng 5 83,3 5 83,3 0

TSCĐ 1 16,7 1 16,7 0

Nhạy 0 0 7 100

Tổng 6 100 6 100 7 100

Năm

Kết quả thử nghiệm Kết

luận

Deltamethrin Permethrin Malathion

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

2012

Kháng 8 100 8 100 0

TSCĐ 0 0 0

Nhạy 0 0 8 100

Tổng 8 100 8 100 8 100

2013

Kháng 3 75,0 4 100 0

TSCĐ 1 25,0 0 0

Nhạy 0 0 4 100

Tổng 4 100 4 100 4 100

2014

Kháng 4 100 4 100 0

TSCĐ 0 0 0

Nhạy 0 0 4 100

Tổng 4 100 4 100 4 100

Tổng 2011- 2014

Kháng 20 90,9 21 95,5 0

TSCĐ 2 9,1 1 4,5 0

Nhạy 0 0 23 100

Tổng 22 100 22 100 23 100

Hình 3. 1. Tổng hợp kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Từ kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.1 chúng tôi tiến hành vẽ bản đồ nhạy cảm của Ae. aegypti tại Hà Nội giai đoạn 2011-2014. Ở những điểm

nghiên cứu trùng nhau trong 2 năm thử nghiệm nhƣng kết quả không khác nhau (Trung Văn và Đồng Tâm), chúng tôi chỉ mô tả là 1 điểm trên bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti, chi tiết đƣợc thể hiện trong các hình 3.2-3.4.

Chú thích: Tăng sức chịu đựng Kháng

Hình 3. 2. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Deltamethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Chú thích:

Tăng sức chịu đựng Kháng

Hình 3. 3. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Permethrin ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Chú

thích: Nhạy cảm

Hình 3. 4. Bản đồ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với Malathion ở Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Hơn nửa thế kỷ qua, hóa chất diệt côn trùng đã đƣợc sử dụng rộng rãi để diệt muỗi và các côn trùng nhằm kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Do đó ở một số nước Ae. aegypti và các véc tơ truyền bệnh khác đã kháng với hóa chất diệt côn trùng thông thường gồm Temephos, Malathion, Fenthion, Permethrin, Propoxur và Penitrothion [38]. Malathion là hóa chất đã đƣợc sử dụng nhiều trong

quá khứ, nghiên cứu của Vũ Đức Hương năm 2004 tại Hoàn Kiếm cho thấy Ae.

aegypti đã tăng sức chịu đựng với hóa chất này. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác cho thấy tại Hà Nội hiện nay Ae. aegypti còn nhạy cảm với Malathion và không có sự khác biệt về mức độ nhạy cảm tại mỗi điểm. Sự khác biệt này có thể do trong khoảng thời gian gần 20 năm gần đây Malathion không còn đƣợc sử dụng trong phòng chống dịch tại thực địa và là hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Mặc dù vậy, khi mà nghiên cứu cho thấy muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội hầu nhƣ đã kháng và TSCĐ với các hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid đƣợc sử dụng chủ yếu trong phòng chống SXHD nhƣ Permethrin, Deltamethrin, Lamdacyhalothrin thì Malathion có thể là lựa chọn để thay thế khi cần thiết [3, 21].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong giai đoạn 2011-2014 cũng cho thấy muỗi Ae. aegypti hầu nhƣ đã kháng với Deltamethrin và Permethrin. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Khoa (2008), muỗi Ae. aegypti thu thập những năm 2006-2007 ở 3 quận nội thành Hà Nội là Thanh Xuân, Đống Đa và Hoàng Mai đã kháng với các hoá chất diệt thuộc nhóm Pyrethroid nhƣ Permethrin, Lambda-cyhalothrin. Tình trạng kháng của muỗi Ae. aegypti với các hoá chất diệt đang sử dụng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình dịch ở những địa phương này diễn biến phức tạp trong nhiều năm qua. Trong nghiên cứu này mức độ kháng với các hoá chất nhóm Pyrethroid ở các điểm không giống nhau. Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ tiếp xúc với Permethrin tại tất cả các điểm nghiên cứu là rất thấp, thậm chí tại một số điểm nhƣ Kiến Hƣng (Hà Đông), Vĩnh Hƣng (Hoàng Mai), Hàng Bồ (Hoàn Kiếm) muỗi hoàn toàn không chết. Trong khi đó với Deltamethrin tỷ lệ muỗi chết sau tiếp xỳc húa chất 24 giờ cú sự khỏc biệt rừ rệt giữa cỏc điểm nghiên cứu trong từng năm. Theo thời gian mức độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với một số hoá chất diệt côn trùng thuộc nhóm Pyrethroid có sự thay đổi đáng kể.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm (2007) thì muỗi Ae. aegypti thu thập ở xã Trung Văn, huyện Từ Liêm vẫn còn nhạy cảm với Deltamethrin và có khả năng kháng với Permethrin; Trong khi đó kết quả nghiên

cứu của chúng tôi cũng tại xã Trung Văn thực hiện trong năm 2011 và 2012 cho thấy muỗi Ae. aegypti đã kháng với Permethrin, thậm chí tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ tiếp xúc với hóa chất giảm xuống chỉ còn lần lƣợt là 17 và 2%; đồng thời muỗi cũng đã kháng với Deltamethrin (tỷ lệ chết sau 24 giờ là 46% năm 2012). Nhƣ vậy chỉ trong khoảng thời gian 4-5 năm có thể thấy tính kháng của muỗi Ae. aegypti với các hóa chất nhóm Pyethroid dường như có chiều hướng gia tăng.

Theo số liệu báo cáo của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD Hà Nội, riêng năm 2009 toàn thành phố đã triển khai 7 đợt phun hóa chất chủ động với 112 chiến dịch tổ chức ở 51 xã (phường), đã có 433.776 hộ gia đình được phun hóa chất. Tổng số hóa chất đã đƣợc sử dụng là 3.415 lít (2.577 lít Permethrin 50 EC;

838 lít Delta UK). Số liệu này chƣa kể đến số hóa chất phục vụ công tác xử lý các ổ dịch SXHD và hiện nay cũng chƣa có con số thống kê chính thức nào về số hóa chất diệt côn trùng thương mại trên thị trường được các hộ gia đình tự mua về sử dụng.

Điều đáng lo ngại hiện nay là cả Permethrin và Deltamethrin là 2 hóa chất chủ yếu đang đƣợc sử dụng trong công tác phòng chống SXHD tại Hà Nội thì muỗi Ae.

aegypti – véc tơ chính truyền bệnh đều đã kháng hoặc TSCĐ. Hóa chất có thể sử dụng để thay thế nhóm này khi cần thiết là Malathion lại có những hạn chế nhất định nhƣ là mùi rất khó chịu, trong khi việc tìm ra một loại hóa chất mới cũng không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, theo WHO các hóa chất nhóm Pyrethroid vừa có tác dụng xua vừa có tác dụng diệt cho nên cần thực hiện thử nghiệm sinh học tại thực địa để xác định đúng loại hoá chất, nồng độ, liều lƣợng sử dụng, nhằm hạn chế tình trạng kháng của muỗi dưới áp lực chọn lọc khi muỗi tiếp xúc với hoá chất diệt trong thời gian dài. Vì những lý do đó công việc giám sát tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền SXHD là cần thiết để phục vụ tốt cho công tác phòng chống dịch SXHD nói riêng và các dịch bệnh do véc tơ truyền khác trên địa bàn thành phố.

3.1.2. Khả năng kháng với chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu tại Hà Nội giai đoạn 2011-2012

Muỗi Ae. albopictus đã đƣợc xác định là véc tơ phụ truyền bệnh SXHD, một số khu vực tại Hà Nội hiện nay đã xuất hiện bệnh nhân SXHD mà chƣa tìm thấy sự

có mặt của Ae. aegypti, do đó vai trò của Ae. albopictus trong việc lan truyền bệnh SXHD trên địa bàn thành phố cũng rất cần đƣợc quan tâm. Đặc biệt tại một số sinh cảnh ở khu vực nội thành, theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng đã có hiện tƣợng xâm lấn của quần thể muỗi Ae. albopictus, chúng lấn át dần các quần thể muỗi Ae. aegypti. Vì vậy, nghiên cứu để tìm hiểu độ nhạy kháng của loài muỗi này là cần thiết trong chiến lƣợc phòng chống SXHD khi biện pháp phun hóa chất để dập dịch đƣợc thực hiện.

Trong năm 2011 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng kháng với hóa chất diệt của Ae. albopictus tại 8 điểm thuộc quận Hà Đông (phường Văn Quán và Quang Trung); quận Hai Bà Trưng (phường Đồng Tâm và Trương Định); huyện Thanh Trì (xã Tân Triều và Tả Thanh Oai), huyện Từ Liêm cũ (xã Mễ Trì và Trung Văn). Kết quả thử nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3. 6. Kết quả thử nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội năm 2011

TT Địa điểm

Số muỗi thử nghiệm/ 1

hóa chất (con)

Tỷ lệ muỗi chết sau 24h (%)

Deltamethrin Permethrin Malathion

1 P. Văn Quán - Hà Đông 100 100 94 97

2 P. Đồng Tâm - Hai Bà Trƣng 100 94 100 99

3 X. Trung Văn - Từ Liêm 100 100 100 100

4 X. Mễ Trì - Từ Liêm 100 97 100 100

5 Xã Tân Triều- Thanh Trì 100 94 93 99

6 X. Tả Thanh Oai - Thanh Trì 100 98 84 100

7 P. Trương Định - Hai Bà Trưng 100 92 Không thử 100 8 P. Quang Trung - Hà Đông 100 92 Không thử Không thử

9 Đối chứng (*) 40 0 0 0

Ghi chú: (*):Lô đối chứng được tiến hành ở tất ca các điểm thử nghiệm, tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ đều là 0%

Kết quả trong bảng 3.6 cho thấy muỗi Ae. albopictus ở Hà Nội năm 2011 hầu nhƣ chƣa kháng với các hóa chất thử. Muỗi thu thập từ 3/8 điểm muỗi còn nhạy với Deltamethrin (phường Văn Quán, xã Trung Văn, Tả Thanh Oai), 5/8 điểm còn lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy aedes aegypti linnaeus ở hà nội c (Trang 44 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w