II. Đào tạo ngoài công việc
2.2 Thực trạng công tác Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC
2.2.4 Thực trạng việc giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện
Việc đỏnh giỏ, kiểm tra chất lượng của quỏ trỡnh đào tạo được theo dừi khỏ chặt chẽ, xuyên suốt quá trình dào tạo.
2.2.4.1 Công tác giám sát , kiểm tra quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Giám sát , kiểm tra trước và trong quá trình đào tạo
Đối với đt nội bộ :
CB Phụ trách đào tạo của công ty phối hợp với các bộ phận khác có liên quan lựa chọn và phân công giảng viên nội bộ tham gia đào tạo từ danh sách giảng viên nội bộ danh sách giảng viên nội bộ được cập nhật 6 tháng/1lần. Sau đó lên lịch học, địa điểm và danh sách học viên (đối tượng, số lượng) tham gia đào tạo ; cuối cùng là yêu cầu giảng viên nội bộ xây dựng đề cương cho nội dung/chủ đề đào tạo .
Đối với đt bên ngoài :
CB Phụ trách đào tạo lựa chọn đối tác đào tạo từ danh sách tổ chức, chuyên gia đào tạo bên ngoài, trên cơ sở của phương án đã được nêu trong kế hoạch đào tạo ; yêu cầu đơn vị, chuyên gia đào tạo bên ngoài cung cấp tài liệu giới thiệu về năng lực dịch vụ đào tạo, CV giới thiệu giảng viên, yêu cầu xây dựng đề cương đào tạo, phương án đào tạo (phương pháp, cách thức đào tạo…) ; xác định địa điểm đào tạo (tại phòng đào tạo của Công ty hoặc thuê ngoài)
Đối với hình thức cử cán bộ đi học public ở bên ngoài
CB Phụ trách đào tạo yêu cầu đơn vị đào tạo cung cấp thông tin về nội dung khóa học, giảng viên, thời gian, thời lượng đào tạo, địa điểm, chi phí…
CB theo dừi đào tạo hỗ trợ giảng viờn nội bộ chuẩn bị tài liệu (nếu cú) và trang thiết bị đào tạo cần thiết; đề xuất đối tác đào tạo cung cấp tài liệu cho học
SV : Đỗ Thị Cúc Lớp : Quản lý kinh tế 48A
3 4
viên, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho đào tạo và yêu cầu đối tác đào tạo cung cấp thông tin về thời gian tham dự thực tế, kết quả đào tạo (chứng chỉ tham dự) của nhân viên.
Theo dừi đào tạo giỏm sỏt, giải quyết những vấn đề phỏt sinh xảy ra trong quá trình đào tạo (nếu có).
Kiểm tra sau đào tạo
Cán bộ Thu thập các bài kiểm tra của học viên (nếu giảng viên nội bộ hoặc giảng viên bên ngoài soạn thảo và yêu cầu học viên thực hiện)
Trường hợp tự tổ chức lớp(Đào tạo nội bộ, Seminar,Thi định kỳ), mời giảng viờn bờn ngoài đào tạo, CB theo dừi đào tạo thu thập phiếu đỏnh giỏ của học viên) về chất lượng đào tạo, phương pháp của giảng viên, công tác tổ chức đào tạo để làm cơ sở cho việc lập báo cáo tổng kết khóa học.
Tổ chức thi định kỳ trong toàn Công ty
Sau khóa học, mỗi học viên sẽ phải thực hiện (tối thiểu) một bài kiểm tra với nội dung theo nội dung của khóa học.Hội đồng chấm thi gồm có các GĐ SBU, các chuyên gia được mời theo yêu cầu của Tổng Giám đốc Công ty.
2.2.4.2 Đánh giá quá trình đào tạo
Việc đánh giá chất lượng đào tạo được căn cứ trên hai nhân tố chính gồm có:
Số điểm tối thiểu đạt được trong kì thi : 7 điểm (trên thang điểm 10)
Số học viên đạt tối thiểu: 80% học viên
Việc đánh giá đào tạo cá nhân được thực hiện định kỳ 2 lần / năm (vào kỳ xét lương) giữa Trưởng bộ phận và nhân viên trong bản Đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển.
So sánh các môn được đào tạo theo khung đào tạo (được cập nhật theo 6 tháng 1 lần): Đánh dấu các khoá đã được đào tạo và Thống kê số lượng người đã tham gia so với danh sách đăng ký (hoặc yêu cầu) tham dự.
Lấy phản hồi của học viên sau mỗi buổi học
Lấy phản hồi của cán bộ phụ trách sau 6 đến 12 tháng (kể từ sau khoá đào tạo) Sau khi kết thúc dự án, quản trị dự án có đánh giá thêm về nhân viên (sau đó gửi kết quả này đến phòng đào tạo) : Ngôn ngữ lập trình; Kỹ năng khác và các yêu cầu đào tạo thờm. Cỏc cỏn bộ tổ chức, theo dừi và phụ trỏch đào tạo của cụng ty thực hiện đánh giá như sau: Cập nhật các hoạt động đào tạo của bộ phận, báo cáo tình hình đào tạo hàng tháng cho cán bộ Phụ trách đào tạo Công ty và lưu giữ các hồ sơ về đào tạo; Tập hợp các báo cáo đào tạo để làm cơ sở tính toán và đối chiếu
SV : Đỗ Thị Cúc Lớp : Quản lý kinh tế 48A
với chỉ tiêu chất lượng đã đề ra; Lập đánh giá về công tác đào tạo trong Báo cáo Tổng kết đào tạo gửi cho ban Lãnh đạo công ty và Phụ trách bộ phận.
Về chất lượng các chương trình giảng dạy
Bảng 12 : Đánh giá chung của học viên về chất lượng chương trình giảng dạy của công ty năm 2009
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp công đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC từ 01/01/2009 đến 31/09/2009)
Thông qua bảng so sánh các chỉ tiêu tổng hợp thu được trong các khóa học mà công ty tổ chức dựa trên các phiếu đánh giá của học viên sau mỗi khóa học ta thấy rằng chất lương giảng dạy , mục tiêu khóa học, kiến thức giảng viên, công tác tổ chức khóa học đều đạt được ở mức khá và tốt (cụ thể ở bảng trên) tuy nhiên mức xuất sắc thì rất hạn chế và chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số đánh giá.
Đánh giá hiệu quả của các khóa học
Hiệu quả của khóa học sẽ được đánh giá theo thang điểm, thấp nhất là 1 và hiệu quả tối đa là 5. Sau mỗi khóa học là cán bộ phụ trách đào tạo sẽ tổng hợp kết quả đào tạo theo quy trình trên, tiến hành đối với cả nhà quản lý và cho các học viên tham gia khóa học xem công tác đào tạo có ích thế nào trong công việc hiện tại và tương lai; đào tạo có hỗ trợ trực tiếp cho công việc hiện tại hay không; về năng suất, chất lượng, kĩ năng đã đạt được của học viên tham gia cũng như tìm ra những thiếu sót cần phải bỏ sung, rút kinh nghiệm cho khóa học sau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của công ty
Bảng 13: Tiêu chí đánh giá hiệu quả các khóa học
SV : Đỗ Thị Cúc Lớp : Quản lý kinh tế 48A
Nội dung Cần hoàn thiện Trung bình Khá Tốt Xuất sắc
Mục tiêu khoá học đạt được 36,4% 63,6%
Phương pháp giảng dạy 22,7% 63,7% 13,6 %
Nội dung bài giảng 27,3% 62,7%
Tài liệu giảng dạy 22,7% 59.1% 18,2%
Lợi ích của khoá học 31,8% 68,2%
Kiến thức của giảng viên 18,2% 63,6% 18,2%
Công tác tổ chức khoá học 50% 50%
Tiêu chí Nội dung
TC1 Có ích cho công việc hiện tại và tương lai TC2 Hỗ trợ trực tiếp cho công việc hiện tại TC3 Có cải thiện về năng suất
TC4 Có cải thiện về chất lượng công việc TC5 Bổ sung/nâng cao được kỹ năng còn thiếu TC6 Bổ sung/nâng cao được kiến thức còn thiếu
3 6
Ví dụ khảo sát hiệu quả của học viên tham gia khóa học được tính theo các tiêu chí theo bảng trên và tổng hợp lại lấy trung bình cho các khóa học rồi chia ra lấy trung bình các khóa. Đó là kết quả cuối cùng.
Tổng kết toàn bộ kết quả đào tạo của công ty trong năm 2009 như sau
SV : Đỗ Thị Cúc Lớp : Quản lý kinh tế 48A
Bảng 14 :Tổng hợp đánh giá đào tạo nguồn nhân lực của công ty
STT Khóa học Kết quả Tiêu chí
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6
1 PA Product Integration 3.8 3.1 3.4 3.4 4.0 4.1 4.7
2 PA Requirements Management 3.9 3.5 3.4 3.5 3.9 4.2 4.6
3 PA Technical Solution 4.0 3.6 3.7 3.9 4.1 4.1 4.5
4 PA Validation & Verification 4.0 3.7 3.8 4.0 4.1 4.1 4.4
5 PA Requirements Development 3.8 3.2 3.4 3.7 4.0 4.0 4.6
6 Best practice về QTDA 4.0 3.8 4.0 3.8 3.8 4.0 4.3
7 CMMI Overview 3.9 3.7 3.6 3.7 4.0 4.1 4.5
8 CMMI Support 4.0 3.8 3.9 3.7 4.0 4.2 4.5
9 DAR 4.0 3.8 4.0 3.8 4.1 4.3 4.4
10 Funtion point 4.0 3.8 3.7 3.8 4.1 4.0 4.5
11 OPD 4.1 4.1 3.9 3.7 4.1 4.3 4.5
12 Quản lý quy trình 4.0 3.8 3.7 3.8 4.1 4.1 4.5
13 Quản lý rủi ro 4.0 3.9 3.8 3.8 4.0 4.2 4.5
14 PMC 4.0 4.0 4.0 3.8 3.9 4.0 4.4
15 Tailoring 4.0 3.9 3.8 3.8 4.0 4.2 4.5
16 WBS 4.2 4.0 3.9 4.2 4.0 4.2 4.6
17 Timesheet trên Whizible 4.3 4.0 4.0 4.3 4.2 4.4 4.5
18 Hướng dẫn đánh giá nội bộ 4.2 4.1 3.9 4.2 4.1 4.4 4.6
19 Đào tạo cho các giáo viên nội bộ 4.2 4.2 4.0 4.3 3.9 4.5 4.5
20 Chỉ tiêu chất lượng dự án 4.2 4.1 3.9 4.2 4.1 4.4 4.6
21 Quản trị dự án Whizi 4.2 4.0 4.1 4.2 4.2 4.3 4.6
22 Hướng dẫn quản lý cấu hình 4.2 4.1 3.9 4.4 3.6 4.5 4.5
23 Hướng dẫn quản lý hồ sơ 4.2 4.3 4.1 4.3 3.8 4.4 4.3
24 Hướng dẫn tính chỉ tiêu 4.2 4.3 4.0 4.4 3.8 4.3 4.4
25 PCCC 4.2 4.3 4.0 4.4 3.8 4.3 4.4
26 ISMS 3.9 3.4 3.4 3.4 4.2 4.5 4.6
27 Change Request Whi 4.3 4.3 4.0 4.3 4.4 4.5 4.5
28 Quản lý rủi ro Whi 4.3 4.2 4.0 4.3 4.2 4.6 4.7
29 PP + IPM 4.2 4.0 4.0 4.0 4.1 4.5 4.5
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp công đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC từ 01/01/2009 đến 31/09/2009)
Nhìn vào kết quả tổng hợp trên cho thấy hiệu quả tổng hợp đào tạo chung cho các khóa học của công ty tương đối cao và khá đồng đều nhau, đa số các khóa học đều tiến dần tới hiệu quả tối đa, mức cao nhất đạt 4.7/5.0. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty đã mang lại hiệu quả khá cao so với tiêu chuẩn đề ra.
Tuy nhiên thì mức độ hiệu quả đối với các chỉ tiêu không đồng đều nhau:
Xét về hiệu ích của công việc hiên tại và tương lai (TC1) thì việc đánh giá rất khó khăn, công tác đào tạo và phát triển đã đáp ứng được trên 70% so với hiệu quả tối đa cần đạt được.
SV : Đỗ Thị Cúc Lớp : Quản lý kinh tế 48A
3 8
Về năng suất và chất lượng công việc ( TC2 và TC3 ) thì chiếm tỉ trọng thấp hơn một chút so với TC1.
Tuy nhiên các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng còn thiếu (TC5, TC6) còn khá cao, chứng tỏ công tác đào tạo còn chưa trang bị được cho học viên những kiến thức cần thiết phục vụ công việc, muốn đào tạo có hiệu quả hơn thì nên chú ý tăng 4 chỉ tiêu đầu và nên giảm được 2 chỉ tiêu sau càng xuống thấp hơn càng tốt.
2.3 Nhận xét chung về công tác Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực