1.2 HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG HỒNG .1 Thời kỳ trước thế kỷ XIX
1.2.3 Phát triển và củng cố đê điều Hà Nội sau năm 1945
Năm 1946 sau khi thành lập Chính phủ mới, Uỷ ban Trung ương hộ đê được thành lập theo sắc lệnh số 70-SL (ngày 25/5/1946). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công tác phòng chống lụt bão được triển khai có tổ chức. Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và chính quyền các cấp từ trung ương đến các địa phương, được sự đồng tình ủng hộ đóng góp sức người, sức của của nhân dân; do đó dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, trong chiến tranh cũng như thời bình, công việc phòng chống lụt bão nói chung, công tác tu bổ đê kè cống nói riêng ngày càng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Trong giai đoạn này, trong vùng tạm chiếm, chính quyền thực dân Pháp chỉ sửa sang và củng cố một số kè có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đê như khu vực kè Phú Gia. Tình hình tuyến đê đến năm 1954 như sau:
Gần 9 km đê sông Hồng thuộc Thanh Trì có mặt cắt nhỏ, mặt đê chỉ rộng 3m, gồ ghề, trơn trượt khi mưa. Con chạch trên đê chỉ rộng từ 1,5 đến 2 m, mái đê không đủ độ soải. Hai bên ven chân đê có rất nhiều hồ ao, đây là hậu quả của những trận vỡ đê và đào đất đắp đê từ xa xưa.
Đê khu vực Từ Liêm vừa nhỏ vừa yếu, độ cao không đều.Hầu hết các đoạn đê đều mặt cắt nhỏ, khi nước sông cao, hiện tượng thẩm lậu mái đê rất phổ biến và xuất hiện nhiều mạch sủi, mạch đùn sau chân đê.Tuyến đê khu vực nội thành được đánh giá là khá hơn, nhưng chất lượng không đồng đều, đất trong thân đê có nhiều tạp chất than xỉ hay lẫn phong hóa.
Theo đánh giá chung, hệ thống đê ở giai đoạn này chỉ chống đỡ được mực nước lũ +12.00m tại Hà Nội [5].
Sau khi Hà Nội được tiếp quản tháng 10/1954, tháng 12/1954 đoạn đê qua huyện Thanh Trì đã được đắp thêm phần con chạch với chiều cao hơn 0,5m, rộng thêm 1m với khối lượng trên 1 vạn mét khối đất. Đầu năm 1955, các đoạn đê ở Khuyến Lương, Long Biên, Cự Khối, Đông Dư được gia cố thêm vững chắc và khảo sát xử lý các tổ mối. Huyện Từ Liêm tiến hành tu sửa hai đoạn kè Thụy Phương - Phú Gia.
Ngoài việc nâng cấp đê chính, huyện Thanh Trì còn đắp tuyến đê bối thuộc khu vực 7 xã gồm: Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc bao phần diện tích khoảng 2000ha, dài 14,5km, mặt đê rộng từ 3m đến 4m, cao trung bình 2m, khối lượng trên 17 vạn mét khối.
Từ những năm 1958 đến 1961, toàn thành phố đã huy động lực lượng đắp đê đạt khối lượng 1.480.000m3, tu bổ 29.000 m3 đá các loại, ước tính trên 1,4 triệu ngày công.
Sau những năm 1961 thành phố Hà Nội mở rộng, hệ thống đê điều tăng lên 110km theo chiều dài, 16 đoạn kè và 38 cống các loại được xây mới.
Công tác xây dựng và củng cố đê vẫn được tiến hành đều đặn từng năm.
Huyện Gia Lâm đắp mở rộng mặt cắt tuyến đê đoạn Nha Thôn, Hàn Lạc, Đổng Viên, kè Sen Hồ, Gia Thượng; huyện Thanh Trì đắp đoạn Thanh
Lương; Từ Liêm tu bổ đê Nhật Tân, Phú Gia; Đông Anh gia cố kè Xuân Canh, nhà máy gạch...
Sau nhiều năm lũ nhỏ, năm 1964 lũ lên vượt báo động 3 (+11.70m), đê sụng Hồng khu vực Hà Nội bộc lộ rừ nhiều khuyết tật như: xuất hiện vũi đục ở Nha Thôn, bãi sủi ở hạ lưu kè Sen Hồ, hạ lưu kè Đổng Viên (Gia Lâm), các vòi nước ở hạ lưu đê Nhật Tân, Phú Thượng, Nghi Tàm (Từ Liêm), đê Bùng (Thanh Trì). Thành phố đã phải huy động lực lượng xử lý khẩn cấp ngay trong mùa lũ, không để xảy ra vỡ đê. Ngay sau khi lũ rút, các đoạn đê được kịp thời củng cố, điển hình như đoạn từ Thượng Cát đến Nghi Tàm dài
12,5km thuộc huyện Từ Liêm, với khối lượng gần 10 vạn mét khối đất đắp, di chuyển 250 hộ dân ven đê, huy động mỗi ngày 2.000 dân công đắp đê.
Từ năm 1961 đến 1965, toàn thành phố đã đắp trên 2,1 triệu m 3 đất để củng cố tuyến đê, khoảng 8.000m3 đá các loại xây dựng kè và huy động trên 2 triệu ngày công cho công tác củng cố đê điều và phòng chống lụt bão.
Trong giai đoạn 1966-1974, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, một trong những mục tiêu phá hoại của chúng là hệ thống đê điều. Giai đoạn này các tuyến đê không chỉ để phòng chống lũ mà còn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trước sự đánh phá của địch. Trong các tuyến có đê huyện Từ Liêm nằm phía Tây Bắc, thượng lưu đoạn sông Hồng chảy qua thành phố được ưu tiên bảo vệ: đoạn đê dài 1km bao quanh bến phà Chèm được đắp mở rộng hạ lưu từ 20m - 30m, khối lượng 16.000 m3, thực hiện tháng giêng năm 1966; đoạn đê có mặt cắt hẹp qua Nghi Tàm từ K62 +200 - K63 +400 được mở rộng về phía thượng lưu 20m - 25m, khối lượng 8.700m3 ; đê bối Thượng Cát - Liên Mạc dài 5.800m được mở rộng mặt 4m, đảm bảo yêu cầu chống lũ báo động cấp 3. Ngoài ra các địa phương trong khu vực còn củng cố mở rộng nhiều đoạn đê như:
- Đoạn đê Bưởi - Nhật Tân dài 3km, cao trình +10.5 đến +11.00 có nhiệm vụ ngăn chống lũ tập hậu vào nội thành khi đoạn đê thuộc Từ Liêm, Đan Phượng bị vỡ; đắp đê Trung Hòa - Mễ Trĩ ngăn chặn nước tràn từ khu vực Đài phát thanh Việt Nam và khu công nghiệp Thượng Đình;
- Từ năm 1966 đến 1968 huyện Từ Liêm đắp đê chính và đê bối, khắc phục hậu quả 3 vị trí bị ném bom với khối lượng tới gần 30 vạn mét khối;
- Huyện Thanh Trì mặt mở rộng mặt đê từ 5m - 6m, xóa con chạch đoạn Vạn Phúc - Đông Mỹ, đắp phản áp các đoạn Lĩnh Nam, Yên Sở, Ngũ Hiệp;
- Huyện Gia Lâm và Đông Anh cũng tập trung nâng cao trình mặt đê, xóa bỏ con chạch củng cố những vị trí bị ném bom;
- Trên 30 vị trí trên tuyến đê được tu bổ như Bát Tràng, Đa Tốn, Đông Dư, Cự Khối, Thạch Bàn, thị trấn Gia Lâm, Thanh Am, Hội Xá, Hoàng Long, Kim Sơn, Lệ Chi, Yên Thường, Yên Viên, Phù Đổng, Trung Màu…;
- Huyện Đông Anh đắpđoạn Du Ngoại, Sáp Mai, kè Xuân Trạch, Hào Bối, Mai Lõm, Vĩnh Ngọc, Đụng Trự và đắp đờ bối Vừng La - Hải Bối;
- Gia Lâm còn đắp đê bao qua Quán Tình, Việt Hưng, ngã ba thị trấn Yên Viên, nhà máy gạch Cầu Đuống với khối lượng 10 vạn mét khối đất.
Cũng trong giai đoạn này, hệ thống đê sông Hồng phải đối phó với lũ lớn liên tiếp xảy ra vào các năm 1968, 1969 (đỉnh lũ ở Hà Nội đạt +13,20m), 1970 (cao trình +12.05m), đặc biệt là năm 1971 chống đỡ với con lũ lịch sử với mực nước lũ đạt +14.13m (cao hơn mực nước lũ 1945 ở cao trình +12.90m).
Chỉ tính khối lượng tu bổ đê điều sau những năm nước lớn và xây dựng các đoạn đê bối, đê khoanh vùng, khắc phục hậu quả do phá hoại của bom đạn để đảm bảo an toàn đê điều từ năm 1966 đến năm 1970 là khoảng 5,6 triệu mét khối; khối lượng đá các loại để tu bổ, bổ sung vào kè gần 14 nghìn mét khối; sử dụng tới 6,5 triệu ngày công [5].