Giai đoạn 1975 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu biện pháp chống thấm gia cố thân đê tả Hồng đoạn K27+500 K64+126 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 30)

1.2 HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG HỒNG .1 Thời kỳ trước thế kỷ XIX

1.2.4 Giai đoạn 1975 đến nay

Đây là giai đoạn phát triển mạnh của Hà Nội, địa bàn thành phố được mở rộng thêm các huyện ngoại thành. Chiều dài tuyến đê của Hà Nội đạt tới trên 356km đê các loại, trong đó có trên 200km đê sông Hồng và sông Đuống,

40 đoạn kè và trên 300 cống dưới đê. Khối lượng tu sửa lớn tập trung ở các huyện mới sát nhập về thành phố. Đặc biệt vào thời gian này lũ sông Hồng xảy ra không lớn so với giai đoạn trước, các tuyến đê không bị hư hại nhiều.

Trên phạm vi các tuyến đê thuộc thành phố Hà Nội khi chưa mở rộng, khối lượng tập trung ở những đoạn được bổ sung mở rộng mặt cắt tăng độ an toàn cho đê và sửa chữa những vị trí kè bị hư hỏng. Tuyến đê qua nội thành được tôn cao, chỉnh trang sạch đẹp; Thanh Trì củng cố đê Lĩnh Nam, Yên Sở ; huyện Từ Liêm gia cố và lấp đầm Liên Mạc, Thượng Cát, chỉnh trang đoạn đê Yên Phụ, Nhật Tân...

Năm 1983 khu vực Phú Xá, Chương Dương bị lở bãi suốt chiều dài trên 800m, có nguy cơ uy hiếp hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Thành phố đã cho xây dựng kè hộ bờ Phú Xá - Chương Dương dài gần 1000m, kè đá từ chân được thả rồng đá nhiều lớp. Vùng xói sâu được thả cụm cây xa bòi. Khối lượng trên 1 vạn mét khối đá hộc, 9 vạn mét khối bạt đất, thả 3300 rồng đá, 1250 cụm cây có tán, 4 vạn cây tre và trên 156.000 ngày công.

Đặc biệt giai đoạn từ 1986 đất nước bước sang con đường đổi mới phát triển, nhu cầu xây dựng tăng lên đột biến. Công tác quản lý đất đai, xây dựng, do còn nhiều tồn tại về nhà ở sau nhiều năm chiến tranh chưa có điều kiện giải quyết cũng ảnh hưởng không ít đến công tác quản lý đê. Tình hình quản lý xây dựng trên các địa bàn dường như chính quyền địa phương khó có thể kiểm soát, dẫn tới tình trạng xây dựng và lấn chiếm trong phạm vi bảo vệ đê điều. Nổi bật là khu vực Nhật Tân - Yên Phụ, Chính phủ đã phải trực tiếp giải quyết xử lý để tạo nên hành lang thông thoáng hai bên chân đê. Đoạn đê này nay trở thành đoạn đê kết hợp giao thông, điển hình cho việc cải tạo, chỉnh trang đê Hà Nội.

Những năm 1992, 1993 thành phố cho lấp các đầm, hồ ao có những mạch sủi sát chân đê Thanh Trì, Hoàng Liên (Từ Liêm), xây dựng các giếng

giảm áp trọng điểm sủi ở Ngũ Hiệp, lấp các vùng trũng tại Phù Đổng, Trung Màu, Sen Hồ (Gia Lâm) và từng bước khoan phụt vữa vào những đoạn đê xung yếu có nhiều khuyết tật trong đê.

Khu vực các quận nội thành, thành phố cho công viên hóa đê bằng hình thức bọc bê tông mái, chân, làm hàng rào hoa sắt. Trên mặt đê trồng hoa hoặc cây cảnh.

Đê điều được từng bước chỉnh trang bảo vệ vững chắc đến mực lũ thiết kế +13,40m. Song song với công tác củng cố và quản lý đê điều, bước đầu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhiều hơn nâng cao hiệu quả.Một số đề tài khoa học nhằm phục vụ cho công tác xây dựng quản lý, chỉnh trang đê điều được thành phố cấp phép thực hiện.

Năm 1991 thành phố trả một số huyện vừa sát nhập về Hà Tây - Vĩnh Phúc, đê Hà Nội còn lại 152km đê. Trong đó đê sông Hồng sông Đuống 110km, sông Cầu sông Cà Lồ 42 km, 22 kè, 96 công trình qua đê.

Từ năm 1996 nhà nước đã thực hiện chương trình củng cố đê tuyến đê Hữu Hồng đoạn trực tiếp bảo vệ Hà Nội từ Tiên Tân (Đan Phượng) đến Vạn Phúc (Thanh Trì) với tổng chiều dài 45km bằng nguồn vốn vay ADB.

Mục tiêu của chương trình:

Về đê: Gia cố thân đê ở những điểm xảy ra thấm nhiều bằng công nghệ khoan phụt vữa. Xây dựng tường chắn chạch và đê bằng bê tông và đá xây.

Những điểm có dân cư, xây dựng hành lang cứu hộ 5m cho xe cơ giới trọng tải 4 tấn đi lại. Cao trình thiết kế đảm bảo +13.40m tại Hà Nội; thu nhỏ mặt chạch bằng tường chắn đá xây, mở rộng mặt đê, xây dựng hệ thống đo áp trên đê...

Nền đê: Lấp một số đầm hồ ao sát đê kéo dài tầng phủ có tác dụng chống thấm, đặt hệ thống giếng giảm áp tại một số vị trí có mức nước thấm qua nền lớn.

Về kè: Tu bổ và mở rộng một số đoạn kè chịu tác động mạnh của dòng chảy theo tiêu chuẩn châu Âu.

Công tác chỉnh trang đê Hà Nội thuộc vốn ADB được hoàn thiện vào năm 2001. Toàn bộ dự án này thực hiện từ năm 1996 kết thúc năm 2002 nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng ADB.

Các tuyến đê khác trên cơ sở chương trình chỉnh trang tuyến đê trên đang từng bước thực hiện để nâng cấp cải tạo, một số đoạn đê có thêm đường hành lang hai bên thân đê, mặt đê được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông.

Đến năm 2006, hệ thống đê sông Hồng được nâng cấp tương đối hoàn chỉnh với 37,709 km đê cấp đặc biệt thuộc địa phận nội thành Hà Nội cùng đoạn liền kề với tỉnh Hà Tây cũ thuộc cấp 1. [5]

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu biện pháp chống thấm gia cố thân đê tả Hồng đoạn K27+500 K64+126 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w