CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP ĐỂ XỬ LÝ CHỐNG THẤM ĐÊ TẢ HỒNG ĐOẠN K27+500 –
3.1.1 Hiện trạng tuyến đê tả Hồng Thành phố Hà Nội[4]
Chiều dài tuyến đê tả Hồng qua địa phận Hà Nội từ K28+503K77+284 (dài 48,781 km)
Cao trình mực nước thiết kế đảm bảo khả năng chống lũ trên tuyến đê sông Hồng; +13,10 m tại Trạm thủy văn Long Biên, tương ứng K66+400 đê tả Hồng.
* Đánh giá về cao trình chống lũ của đê:
Toàn tuyến đỉnh đê đủ cao trình chống lũ với mực nước thiết kế.
* Về mặt cắt ngang đê, tre chắn sóng, gia cố mặt đê, đường hành lang chân đê:
a) Về mặt cắt ngang đê
Tuyến đê tả Hồng cơ bản đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế bề rộng mặt đê từ (6÷10)m, đoạn có con chạch từ K64+126-K77+284 đã được xén chạch làm tường chắn bằng đá xây và bê tông cốt thép; độ dốc mái thượng lưu m=2, mái hạ lưu m=3 và những vị trí chênh cao đã được đắp cơ; đoạn từ K64+126- K73+555 quận Long Biên mái đê đã được chỉnh trang, trồng cỏ kỹ thuật.
Tuy nhiên, đoạn từ K31+000-K33+500 phía thượng lưu còn thiếu cơ đê và mái đê hạ lưu từ K28+503-K48+165 một số vị trí độ dốc m =2,5.
b) Về tre chắn sóng
Những đoạn đê đã được trồng tre chắn sóng với tổng chiều dài 14,735 km, trong đó: 11,385 km tre phát triển tốt có tác dụng chắn sóng khi có lũ cao; 3,35 km tre còn nhỏ chưa có tác dụng chắn sóng; còn 12,802 km đê chưa
được trồng tre chắn sóng và 21,244 km đê không thể trồng được do không có mặt bằng và qua khu vực dân cư.
c) Về gia cố mặt đê, đường hành lang chân đê:
- Mặt đê: toàn tuyến tả Hồng mặt đê đã được cứng hoá bằng bê tông và rải nhựa Asphal bề rộng mặt đê từ (5÷8)m; trong đó đoạn từ K38+850-
K39+649 và K64+126-K77+284 mới được gia cố nên chất lượng còn tốt. Một số đoạn từ lâu chưa được sửa chữa, nâng cấp nên đã xuống cấp như đoạn từ K36+850-K38+850 huyện Mê Linh (năm 2013 Thành phố cho đầu tư cải tạo K38+000-K38+150 và K38+300-K38+400). Mặt khác, do mặt đê kết hợp làm đường giao thông, nhiều phương tiện có tải trọng lớn hơn tải trọng cho phép lưu thông trên đê làm cho mặt đê nhiều đoạn đã bị xuống cấp nghiêm trọng: K53+600-K59+315 huyện Đông Anh. Dự án cải tạo đoạn đê này đã được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công với kết cấu mặt đường bằng BTXM M300 dày 25cm, rộng B=5,5m, đang triển khai thi công, một số gói thầu thuộc dự án đã được đưa vào bàn giao sử dụng.
Hình3.1:Hư hỏng mặt đê tả Hồng đoạn K54+500 xã Hải Bối, huyện Đông Anh
- Đường hành lang chân đê: đường hành lang hai bên đê qua các khu dân cư đã từng bước được đầu tư làm đường bằng bê tông hoặc bê tông nhựa với tổng chiều dài 38,475 km (trong đó: thượng lưu 9,518 km; hạ lưu 28,939 km). Nhưng một số đoạn do đã được đầu tư từ lâu đã xuống cấp như đoạn K64+126-K65+260 phía thượng lưu; và K30+500-K31+200, K33+150- K33+450, K39+850-K41+200 phía hạ lưu, K40+300-K40+500, K40+800- K41+100, K42+700-K42+900, K47+000-K48+165, K56+500-K57+900, K59+315-K59+400 phía hạ lưu.
* Về thân đê, nền đê:
- Về thân đê: Chất lượng thân đê của tuyến đê tả Hồng không đồng đều.
Thân đê tiềm ẩn nhiều ẩn họa như: mối, chuột, dị tật. Khi lũ cao, các sự cố:
thẩm lậu, rỉ rị, vòi nước, nứt, trượt mái đê... vẫn thường xảy ra:
+ Dòng chảy chủ lưu một số vị trí áp sát bờ đã gây sạt trượt mái kè, bờ sông: khu vực Thanh Điềm, Văn Khê – huyện Mê Linh.
Hình 3.2: Sạt lở bờ sông khu vực Văn Khê – Mê Linh
+ Khi lũ cao, một số đoạn có thể xảy ra sạt, trượt: đoạn K55+500K56+250 xã Hải Bối, Đại Mạch huyện Đông Anh.
Hình 3.3: Sạt lờ bờ sông tả Hồng đoạn qua xã Đại Mạch, huyện Đông Anh - Về nền đê: Nhìn chung tuyến đê tả Hồng đi qua khu vực có địa chất nền yếu, một số đoạn đê được đắp lại trên những vị trí vỡ đê, các sự cố về nền đê vào mùa lũ thường xảy ra: đùn, sủi, sạt trượt mái đê do nền yếu.
+ Một số đoạn thường xuyên xuất hiện mạch đùn, mạch sủi, tập đoàn mạch sủi đã được lấp hồ ao, tuy nhiên khi nước sông lên cao, ngâm lâu ngày các khu vực này vẫn cần được lưu ý: K34+000K37+900;
K41+200K47+500 huyện Mê Linh.
+ Đoạn từ K56+000K56+200 xã Hải Bối - huyện Đông Anh, là đoạn vỡ đê năm 1913. Trong đó đoạn từ K56K56+400 (Hải Bối) có nền đê nằm
trên hạ lưu vùng vỡ đê. Khu vực này đã được gia cố, nhưng khi mực nước lũ từ báo động số II trở lên vẫn có khả năng xuất hiện mạch sủi.
+ Đoạn từ K64+126÷K64+900 (Ngọc Thụy) Long Biên khi lũ điều tiết vào vùng bối.
+ Đoạn đê từ K74+100K74+400 (Đông Dư) Gia Lâm có địa chất nền yếu đã xuất hiện nứt trượt mái đê phía đồng năm 1990. Hiện nay mái đê hạ lưu đã được chỉnh trang xây tường chắn, đổ bê tông đường hành lang rộng 5 mét.
+ Đoạn đê từ K76+500K76+700 (Đa Tốn) Gia Lâm, trước đây thường xuất hiện mạch đùn, mạch sủi, qua quá trình tu bổ đê điều, khu vực này ổn định.
- Tổ mối: nhìn chung tuyến đê này có nhiều tổ mối cần được phát hiện và xử lý hàng năm.
- Đầm ao ven đê:
+ Huyện Mê Linh: Đầm Thanh Điềm tương ứng K34+000K35+000 cách chân đê hạ lưu 20 mét;
+ Huyện Đông Anh: khu vực thượng lưu K53+900K57+700 cách chân đê 15 mét còn tồn tại một số đầm ao (cao trình: mặt đê + 15; cơ trồng tre +10.5, đáy ao +6.6)
* Đối với kè:
Tuyến đê tả Hồng có 11 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là 14,297 km. Trong đó: 05 tuyến kè Thanh Điềm, Văn Khê, Tráng Việt, Ngọc Lâm, Bát Tràng mới được đầu tư nên chất lượng tốt; 02 tuyến kè cũ Thạch Đà, Đại Độ đã được bồi lấp, hiện ổn định; kè lát mái đê chống sóng Vĩnh Ngọc đã bị hư hỏng, cần được tu sửa để đảm bảo ổn định cho công trình.
* Đối với các cống dưới đê, cửa khẩu qua đê và điếm canh đê:
- Cống dưới đê: toàn tuyến đê có 9 cống dưới đê (trong đó có 5 cống đã hoành triệt). Qua theo dừi hiện cỏc cống ổn định.
- Cửa khẩu qua đê: tổng số có 35 cửa khẩu qua đê, toàn bộ các cửa khẩu đã được xây dựng hoàn chỉnh, hệ thống phai đồng bộ được tập kết hai bên. Các cửa khẩu đều được các quận, huyện và các cơ quan trực tiếp quản lý;
đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng hoành triệt theo phương án.
- Điếm canh đê: tổng số có 44 điếm canh đê, trong đó: 24 điếm còn sử dụng tốt; 9 điếm đã xuống cấp cần được sửa chữa; và 11 điếm đã quá cũ cần được xây dựng lại.
- Kho vật tư CLB: có tổng số 7 điểm kho, bãi vật tư chống lụt bão trong nhà và ngoài trời, trong đó hầu hết các kho đã tương đối đảm bảo. Một số bãi vật tư ngoài trời chưa được xây tường bao: Tiến Thịnh, Văn Khê, Xuân Canh.