NHỮNG SỰ CỐ ĐÃ XẢY RA VỚI HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG HỒNG .1 Các trận lụt gây vỡ đê trong lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu biện pháp chống thấm gia cố thân đê tả Hồng đoạn K27+500 K64+126 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CÁC SỰ CỐ ĐÊ SÔNG HỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHỐNG THẤM GIA CỐ

2.1 NHỮNG SỰ CỐ ĐÃ XẢY RA VỚI HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG HỒNG .1 Các trận lụt gây vỡ đê trong lịch sử

Theo các tài liệu thống kê, trong vòng 100 năm qua (đến năm 2001), đồng bằng sông Hồng đã xảy ra 26 trận lũ lớn. Các trận lũ này đa số xảy ra vào tháng 8, tập trung cao điểm của mùa mưa bão, có thể kể ra như sau:

Vào ngày 9 tháng 8 năm 1913, khi lũ tại Hà Nội đạt cao độ +11,35 m đã gây vỡ đê sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc (cũ) trên các đoạn phía tả ngạn tại Nhật Chiên, Cẩm Viên và Hải Bối, Yên Hoa. Ngày 17 tháng 8, vỡ đê Phương Độ, Sơn Tây phía hữu ngạn sông Hồng khi mực nước Hà Nội là +11,11m. Nước lũ làm ngập gần hết tỉnh Vĩnh Phúc, một phần Hà Tây.

Trong thời gian này một số đê trên các tuyến sông khác cũng bị vỡ gây ngập tại Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và Bắc Ninh.

Năm 1915, từ ngày 11 đến 20 tháng 8: đê bị vỡ liên tiếp 42 điểm với tổng chiều dài 4.180 m, khi mực nước tại Hà Nội dao động từ +11,55 ÷ +11,64m. Những nơi xảy ra vỡ các đoạn dài như: Xâm Dương, Xâm Thị đê hữu sông Hồng thuộc tỉnh Hà Đông (cũ). Các chỗ vỡ khác như Lục Cảnh, Hoàng Xá, Trung Hà tỉnh Phúc Yên. Đê tả sông Hồng vỡ ở một số vị trí như : Mễ Chân tỉnh Hưng Yên; Gia Quất, Gia Thượng, Phú Tòng, Yên Viên, ….

Ngày 29 tháng 7 năm 1926, khi mực nước Hà Nội lên tới +11,93 m gây vỡ đê tả ngạn sông Hồng vùng Gia Quất, Ái Mộ, Gia Lâm. Ngoài ra một số đê các sông khác cũng bị vỡ như đê hữu ngạn sông Luộc tại Hạ Lao, Văn Quán tỉnh Thái Bình; vỡ đê tả ngạn sông Luộc tại Bô Dương, tỉnh Hải Dương.

Tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt do vỡ đê khoảng 100.000 ha.

Một trận lũ lớn khác vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, làm ngập tổng diện tích 312.000 ha của 11 tỉnh, ảnh hưởng tới cuộc sống của trên 4 triệu người dân.

Năm 1971, do ảnh hưởng những trận mưa to liên tục trên diện rộng và một cơn bão lớn, nước trên sông Thao, sông Lô và sông Đà đã hợp lại gây nên cơn lũ lịch sử đổ bộ lên đồng bằng sông Hồng. Mực nước sông Hồng ở Hà Nội vào ngày 20 tháng 8 lên đến +14,13 m (cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m). Mưa lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điểm, làm chết khoảng 100.000 nguời, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại [5].

Hình 2.1: Đê Yên Phụ trong trận lũ lịch sử năm 1971 2.1.2 Một số sự cố khác đã xảy ra đối với đê sông Hồng

Tại khu vực đê Sen chiểu đoạn từ K30+850-K34+100 đê hữu Hồng huyện Phúc Thọ với đặc điểm địa chất nền đê từ (+3,50m) xuống đến (- 40,33m) là á cát nhẹ kẹp á sét, cát nhỏ đến hạt thô và cuối cùng là lớp cuội sỏi, khi mực nước lũ ngoài sông từ báo động 1 (+12,40m) trở lên, các giếng ăn của nhân dân phía trong đê đã đồng loạt xuất hiện sủi, có nhiều giếng sủi

đục phải xử lý bằng tầng lọc ngược. Mùa lũ năm 1999, khi mực nước lũ ngoài sông lên trên báo động 3 đã có 120 giếng nước ăn của dân cách chân đê từ 30÷40 mét xuất hiện sủi đục trong lòng giếng, trong đó có 36 giếng sủi đục mang theo bùn cát phải xử lý tầng lọc ngược.

Tháng 10 năm 2007, sạt lở bờ sông ở phường Ngọc Thuỵ (Gia Lâm) gây lún sụt đất với chiều dài hơn 100m, rộng khoảng 50m;

Tháng 8 năm 2008 sạt đê tả Hồng đoạn qua Mê Linh khi mực nước sông ở báo động cấp 2 đã đe doạ an toàn hàng chục ngàn dân;

Tháng7 năm 2010 tình hình sạt lở khu vực tổ 27 phường Ngọc Lâm quận Long Biên diễn ra rất nghiêm trọng, đất nứt nẻ đổ sập xuống tạo thành những hố sâu ngay sát chân móng nhà các hộ dân đe dọa trực tiếp tới các hộ dân sinh sống ở đây.

Hình 2.2: Sạt lở bờ tả sông Hồng tại K66+650 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội (tháng 7/2010)

Tháng 10 năm 2010 đã xảy ra lún sụt, sạt lở khu vực kè Hồng Hậu, tuyến đê Hữu Hồng từ K29+850 – K30+050 phường Phú Thịnh (Sơn Tây) phạm vi lún sụt ăn sâu vào bờ khoảng 100m và kéo dài khoảng 200m làm mất

nhiều diện tích đất và nhà cửa…. ngoài ra hiện tượng sạt lở còn phá hỏng nhiều công trình bảo vệ bờ và gây nguy cơ vỡ đê ở khu vực này.

Hình 2.3: Sạt lở khu vực kè Hồng Hậu, tuyến đê Hữu Hồng từ K29+850 – K30+050 phường Phú Thịnh (Sơn Tây)

Năm 2013 tại vị trí bờ hữu sông Hồng thôn Vĩnh Phúc, xã Vân Phúc huyện Phỳc Thọ đoạn đờ Võn Cốc dài 800m từ ngừ 6 đến bến đũ Võn Phỳc đang bị sạt lở nghiêm trọng, mỗi năm vị trí này sạt lở vào bãi sông bờ hữu khoảng 30m, các vị trí sạt lở tiếp tục mở rộng và ăn sâu vào nhà dân, điểm gần nhất cách khoảng 15m uy hiếp trực tiếp đến 50 hộ dân.

Hình 2.4: Hiện tượng xói xói lở bờ sông tại khu vực bến đò Vân Phúc, xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Hiện tượng mạch đùn, mạch sủi thường xuất hiện khi mực nước lũtừ báo động II trở lên tại các vị trí: K7+500  K8+200 (Cổ Đô); K10+000  K11+500 (Phú Cường); K21+000  K22+000 (Chu Minh); K31+500  K36+200 (Sơn Tây - Phúc Thọ); K44+800 (Liên Hồng - Đan Phượng);

K81+150  K83+300 (Thanh Trì); K104+000  K105+800 (Thụy Phú - Phú Xuyên) K109+700  K110+500 (Khai Thái - Phú Xuyên) K116+300  K116+700 (Quang Lãng - Phú Xuyên).

Hiện tượng thẩm lậu, nứt mái đê, thân đê thường xảy ra khi có báo động III trở lên tại một số vị trí xung yếu như: K6+000  K6+200 (Cổ Đô);

K14+200  K14+400 (Phú Phương); K20+000  K20+500 (Tây Đằng) huyện Ba Vì; K43+100, K43+600, K44+200, K45+600 huyện Đan Phượng;

K85+700  K86+600, K88+200, K95+000, K96+400  K96+700 huyện Thường Tín; K103+750, K104+700, K106+400, K111+200, K113+200  K113+600 huyện Phú Xuyên.

Bảng 2.1: Sự cố tuyến đê tả Hồng từ 1994 - 2003

Năm Thấm Trượt mái

đê, kè Sụt/sập Hỏng cống Nguyên nhân khác

1994 3

1995 6

1996 4

1997 1 1 1

1998 2

1999 3

2000 5

2001 12

2002 19 1 1

2003 3

Bảng 2.2: Sự cố tuyến đê Hữu Hồng từ 1994 - 2003

Năm Thấm Trượt mái

đê, kè Sụt/sập Cống Nguyên nhân khác

1994 7 1

1995 14 1

1996 38 2 1

1997 4 10 6

1998 2 1 8

1999 2 2

2000 2

2001 1 10

2002 3 1 1 1

2003 1

Theo kết quả thống kê của các bảng trên, có thể thấy sự cố đê do thấm qua thân đê và nền đê gây ra là phổ biến, nó chiếm 85,5% với tuyến đê tả Hồng và 61,3% với tuyến đê hữu Hồng; tiếp theo là sự cố sụt, trượt mái đê, thân đê chiếm 12,9% với tuyến đê tả Hồng và 16,0% với tuyến đê hữu Hồng.

Tỷ lệ về nguyên nhân hư hỏng nêu trên ở các tuyến sông khác khu vực đồng bằng Bắc Bộ cũng được đánh giá tương tự.

2.2 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN XẢY RA SỰ CỐ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu biện pháp chống thấm gia cố thân đê tả Hồng đoạn K27+500 K64+126 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w