5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp tiếp cận
* Phương pháp tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động
Trên phương diện vi mô, tiếp cận hệ thống là xem xét toàn thể hệ thống cho ta thấy cái nhìn cơ bản nhất, khái quát nhất, toàn cảnh nhất, để tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất, những tính chất quyết định nhất, những bộ phận cốt yếu nhất và những hành vi chiến lược của hệ thống, chứ không phải xem xét bộ phận bên trong hệ thống
Trên phương diện vi mô, là đi sâu, xem xét tỷ mỉ từng phần tử, từng mối quan hệ giữa các phần tử; từng vấn đề cụ thể để hiểu được hành vi hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng do
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn và đặc điểm về địa hình tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của công tác quản lý như: Các văn bản cơ chế, chính sách; cách thức quản lý ngân sách nhà nước; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý; thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật. Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.
* Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
- Là phương pháp có sự tham gia của các yếu tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Quá trình quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT không chỉ bao gồm những hoạt động bên trong của đơn vị mà nó còn có các hoạt động với các chủ thể bên ngoài đơn vị như: Cơ quan quản lý cấp trên (Sở Nông nghiệp quản lý trong lĩnh vực thẩm định các dự án, Sở Kế hoạch, Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn và kế hoạch vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư), người dân, chính quyền địa phương…..Vì vậy, khi sử dụng phương pháp tiếp cận, ngoài việc tiếp cận trong chính nội tại của hệ thống thì cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a, Thu thập thông tin sơ cấp + Phương pháp quan sát:
+ Phương pháp điều tra nhóm:
b,Thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập từ thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và tỉnh Thái Nguyên;
Với mỗi nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thông tin thu thập
từ các báo cáo, hồ sơ liên quan:
- Trong quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình:
Thu
thập các quyết định phê duyệt dự án hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.
- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Thu thập từ các báo cáo tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Quản lý công tác thi công xây dựng công trình: Thu thập từ báo cáo giám sát đầu tư, các biên bản nghiệm thu, biên bản vi phạm….
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Thu thập từ các hồ sơ thanh, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán….
- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng hợp hàng năm của đơn vị, các kết luận thanh tra, kiểm toán…
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu từ đó tìm ra biện pháp để giải quyết.
* Thống kê mô tả: Thông tin sau khi thu thập được phân tổ theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu về việc quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
Sử dụng các bảng biểu để thống kê các số liệu đã thu thập, đưa ra các mô tả cho vấn đề liên quan
* So sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Với cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
* Hạch toán: Sử dụng trong phân tích quản lý dự án giai đoạn quyết toán dự án.