4.2.1. Phân tích quá trình lựa chọn mô hình đầu tư
KFC được coi là một trong những thương hiệu nổi tiếng, điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới.
Sau gần 12 năm có mặt tại Việt Nam, KFC đã gặt hái được những thành công nhất định. Vậy KFC đã kinh doanh và hoạt động như thế nào tại Việt Nam? KFC Việt Nam có gì khác với KFC thế giới? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần này.
Trước tiên, về cơ bản Franchise có 3 hình thức như sau:
Single-unit franchise: là hình thức mua franchise đơn lẻ, trong đó người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại.
Master franchise: là hình thức mua franchise, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.
Area development franchise: là hình thức mua franchise giống như single-unit franchise, nhưng trong đó, người bán được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người mua trong trường hợp này cũng không được phép nhượng quyền lại.
Qua việc tham khảo các nguồn tài liệu và trên trang web www.yumfranchise.com, nhóm nhận định rằng KFC International bán hợp đồng Master franchise, thành lập công ty liên doanh KFC tại thị trường Việt Nam, thực hiện việc mở và quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh.
Trước tiên, KFC chọn thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tiên, cũng dễ hiểu vì đây là thành phố thuận tiện nhất cho việc kinh doanh của KFC, dân số đông, thu nhập cao, lối sống hiện đại nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, KFC cũng không quá lạc quan, đến Việt Nam với tâm lý chuẩn bị sẵn là sẽ hết sức khó khăn để chiếm được thị trường này, sẵn sàng chịu lỗ để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Và quả thật, phải mất tới 7 năm để KFC có thể gọi là kinh doanh có lãi tại Việt Nam.
Hiện nay KFC có 78 cửa hàng ở Việt Nam, trong đó Tp Hồ Chí Minh chiếm 49 cửa hàng, Hà Nội có 15 cửa hàng, các thành phố khác như Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đalak, Huế, Hải phòng có từ 1 đến 3 cưả hàng.
Tất cả 78 cửa hàng này đều do công ty liên doanh KFC Việt Nam độc quyền thành lập, công ty hiện nay chưa bán franchise với cá nhân khác. Nguyên nhân vì tiềm lực tài chính, khả năng hoạt động,
điều hành của các cá nhân ở Việt Nam trong việc kinh doanh nhượng quyền còn rất hạn chế, khiến thương hiệu nổi tiếng này chưa dám thực hiện kinh doanh nhượng quyền cho cá nhân.
Các cửa hàng KFC Việt Nam đều có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông màu đỏ, trắng, và hình ảnh ông Sander. Đặc biệt dễ dàng tìm thấy cửa hàng KFC vì đều nằm ở trung tâm thành phố, nơi gần trường học, ngay ngã 3, ngã 4. Các cửa hàng KFC Việt Nam cũng có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị nổi tiếng giống như mô hình ở các nước khác, chẳng hạn như bạn sẽ tìm được KFC ở Diamond, NowZone, CoopMart, BigC, Maximart,… Rừ ràng KFC Việt Nam vẫn giữ đúng phong cách của KFC International.
4.2.2. Phân tích thị trường Việt Nam
4.2.2.1. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1998 thì KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 thì KFC mới phát triển hệ thống các của hàng
của mình ra Hà Nội. KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các cửa hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc.
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học :
Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:
o Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em. KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.
o Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đối tượng mà KFC chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên, song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở
thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
o Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… ở đây là rất nhiều và đối tượng này cũng phù hợp với định hướng của KFC.
4.2.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy thị trường mục tiêu của KFC là tập trung phục vụ những người có độ tuổi dưới 30, gia đình có thu nhập khá, có trẻ em, chủ yếu đánh vào khu vực các thành phố đông dân như Hồ Chí Minh, Hà Nội… Với mục tiêu đó, KFC đã bỏ ra hơn 7 năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ trong khoảng thời gian này).
KFC bắt đầu có lãi từ năm 2006 và hiện nay là thời điểm gặt hái kết quả. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai.
4.2.2.3. Chiến lược định vị
Xác định đối thủ cạnh tranh
Khi thâm nhập thị trường thì KFC tất nhiên sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như Phở 24, sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ Chicken, Lotteria…) hay là đối thủ tiềm ẩn như Macdonald. KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm. Song do là sản phẩm mang phong cách hiện đại nên khi vào Việt Nam thì KFC đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng mặc dù cơ hội thị trường rất lớn.
Nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh
Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh. Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà KFC đặt ra, và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết. Nghiên cứu thông tin thị trường bằng các công cụ như là: Bảng câu hỏi điều tra, sử dụng các tài liệu thứ cấp…
Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh
Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho KFC có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh, biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm của mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh.
4.2.3. Chiến lược Marketing của KFC tại thị trường Việt Nam
4.2.3.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm của KFC là Gà rán truyền thống gồm Colone Crispy Strips, Pop Corn…, hay Hamburgers,Twisters; ngoài ra còn có những món ăn mới phù hợp với ẩm thực Việt Nam như gà flavar roast, cơm gà, súp gà, bắp cải trộn… Đồng thời kích thước, mẫu mã cũng được thay đổi đúng khẩu vị hơn với người Việt Nam.
Điều quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm khác. KFC đã tạo ra sự khác biệt: như sự khác biệt trong việc pha trộn mười một gia vị để ướp món gà truyền thống hay sự khác biệt với một thực đơn đa dạng và phong phú.
Năm 2001, KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình là “Soul Food”. Sự thành công của “Soul Food” đã dẫn tới một sự thay đổi mới cho KFC. Từ khi có sự xuất hiện của “Soul Food”, giá cả được xem xét theo một cách khác, giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng đúng với số tiền họ bỏ ra khiến họ cảm thấy thoải mái và hài lòng đồng thời cũng trung thành hơn với sản phẩm.
Trong các năm 2004 và 2005, KFC đã khởi nguồn thành công với một chiến dịch mang tên “Singing soul” tiếp bước từ sự thành công của chiến dịch “Soul Food”. Và “Singing soul” hiện nay đã đưa thương hiệu KFC phát triển vượt bậc.
KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. Năm 2007 KFC đã thay đổi loại dầu chiên gà ít chất béo ở 5500 tiệm KFC trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loại dầu đậu nành được dùng thay cho dầu rán mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu thông thường là 8%. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu
dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng.
Với một phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng với mục tiêu cung cấp sản phẩn chất lượng cho khách hàng đồng thời lường trước rủi ro từ sức mạnh nhà cung cấp, KFC đã cố gắng giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa khi chủ động xây dựng một mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP Vietnam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.
Với việc thực hiện chiến lược sản phẩm này, KFC đã thực hiện cùng lúc được hai mục tiêu vừa đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường vừa giảm được nguy cơ từ những nhà cung cấp. Và chiến lược đú đó tỏ rừ hiệu quả khi dịch cỳm gia cầm bựng phỏt hiệu quả ở Việt Nam trong khi các sản phẩm chế biến từ gia cầm lao đao thì KFC lại thẳng tiến với những bước đột phá quan trọng. Thành quả đó có được từ chính sự nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của KFC.
Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu gà sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường,
tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế.
4.2.3.2. Chiến lược giá
Trong suốt thời gian đầu thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Giá sản phẩm KFC giữ được vị trí tương đối tốt trong việc cạnh tranh. Sản phẩm mà KFC cung cấp cho người tiêu dùng một cảm giác no mắt và đầy đủ với khẩu hiệu “Ăn thật no khụng lo về giỏ” . Rừ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt.
KFC đi đầu trong việc kết hợp giá các phần ăn, ví dụ như kết hợp giá các phần ăn dành cho hai người thì giá bình quân một phần ăn sẽ giảm xuống so với việc một người mua một phần ăn riêng.
KFC có những ý tưởng cạnh tranh bằng những chương trình khuyến mãi mới lạ, ví dụ như: Khi mua một trong 4 combo New Orleans khuyến mãi bất kỳ, khách hàng sẽ nhận được 2 phần quà là thẻ Member card giảm giá 5% cho đến hết năm 2010 cùng cơ hội nâng cấp lên mức thẻ cao hơn, thỏi nến KFC với hương thơm dịu ngọt.
4.2.3.3. Chiến lược phân phối
KFC tạo dựng một chuỗi cửa hàng rộng khắp các tỉnh thành: 47 nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh, 16 nhà hàng ở Hà Nội, còn lại ở Biên Hòa, Hải Phòng, Vũng Tàu, Huế, Đaklak, Cần Thơ. Dự kiến cuối năm 2010 sẽ có 100 nhà hàng trên khắp cả nước.
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên giao hàng đông đảo, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và thuận lợi cho người tiêu dùng.
Trong những năm đầu, KFC chủ yếu chọn địa điểm tại những siêu thị và trung tâm thương mại. Điểm thuận lợi là tại những nơi này, khách hàng sau khi đi mua sắm có thể ghé qua nhà hàng KFC nghỉ chân, thư giãn và thưởng thức món gà rán. Khi nhận thấy hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam phát triển không đủ nhanh, nên gần đây KFC phải thuê những căn nhà ở mặt đường để mở nhà hàng riêng. Tiêu chí chọn mặt bằng là địa điểm phải nằm ở các khu trung tâm đô thị.
4.2.3.4. Chiến lược chiêu thị
Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn
mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là: fastfood. KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình, internet. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như:
panô, áp-phích, bảng hiệu, phát leaflet…
Trong mùa dịch cúm, KFC tung ra chương trình khuyến mãi: khách hàng nào dám gác nỗi lo cúm gà, dùng thẻ VIP giá 15.000đ sẽ được giảm 10% số tiền mỗi lần ăn trong một năm kể từ ngày mua thẻ.
KFC khởi tạo những phong cách sống mới cho giới trẻ thông qua các chương trình của họ. Ví dụ như chương trình khuyến mại Ghét trễ vẫn kéo dài 01/09/2009 đến 31/10/2009. Chương trình này kết hợp với dịch vụ giao hàng tận nơi của KFC. Với tên gọi "GHÉT TRỄ", KFC cam kết giao hàng trong vòng 30 phút cho những khách hàng gọi đến Dịch vụ Giao hàng tận nơi qua số điện thoại 3848.9999 (áp dụng tại Hà Nội và Tp.HCM), sau thời gian 30 phút khách hàng sẽ được nhận những phần quà từ KFC. Thông điệp của KFC thông qua chương trình này là “Hãy cùng KFC xây dựng văn hóa ĐÚNG GIỜ - GHÉT TRỄ để tiết kiệm thời gian nhiều hơn cho cuộc sống của bạn”.
Vì khách hàng mục tiêu của KFC là giới trẻ năng động và thích khám phá, cho nên các chiến dịch quảng cáo của KFC cũng luôn trẻ trung,
mới lạ và những phần quà hấp dẫn để có thể khai thác sự chú ý của khách hàng như chương trình: “Ăn tại nhà trúng Vespa”.
Khi sự khác biệt cơ bản về tông màu tiêu biểu không còn (KFC được thiết kế với tông đỏ, trắng với hình đại tá Sander thì Lotteria cũng là tông đỏ, trắng, Jolibee tông đỏ vàng…), KFC đã khẳng định mình bằng slogan: “It’s Finger licking Good”. Không còn đánh vào thị giác mà đánh vào sự cảm thụ trên đầu lưỡi, KFC nêu bật được mùi vị ngon đến tuyệt vời mà những khách hàng thân thiết có thể cảm nhận được ngay.
Bên cạnh đó, KFC cũng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Nhân kỉ niệm 8 năm ngày thành lập chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC tại VN, chuỗi nhà hàng này đã đóng góp tiền cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp. KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động từ thiện giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật,… tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước.