Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 1. Động vật cảm nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 20 - 23)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

1.1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 1. Động vật cảm nhiễm

Tất cả các loài gia cầm và chim hoang dã (đặc biệt là các loài thuỷ cầm di cư) đều mẫm cảm với virus. Virus thường được các loài chim hoang dã lưu giữ ngoài tự nhiên, chỉ khi nhiễm cho gia cầm (gà, vịt, gà tây, chim cút…) thì mới bùng phát thành dịch. Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫm cảm với virus cúm type A.

Ngoài gây bệnh cho gia cầm, virus còn gây bệnh cho các loài động vật khác như lợn và cả người (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004).

Trong quá trình nghiên cứu, người ta bất ngờ khi xác định được virus cúm type A có ở các loài sống dưới nước (cá voi, hải cẩu…). Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1, H3N3. Vịt nuôi cũng nhiễm virus cúm, nhưng ít phát hiện được do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh, kể cả chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho gà và gà tây.

1.1.4.2. Động vật mang virus

Virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang dã khắp thế giới như vịt, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt đuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ chim sẻ, diều hâu...

Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy, tần suất và số lượng virus phân lập được ở các loài thuỷ cầm (đặc biệt là vịt trời) đều cao hơn ở các loài khác. Trong nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng: Vịt từ khi nhiễm đến khi bài thải virus trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền lại cho con non (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004).

Kết quả nghiên cứu ở Bắc Mỹ cho thấy, trên 60 % chim non bị nhiễm virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Trong 3 năm nghiên cứu quần thể chim hoang ở hồ Canada, người ta đã phân lập được 27 kiểu kết hợp giữa kháng nguyên H và N của virus cúm tạo ra những biến chủng virus mới. Những virus này không gây độc đối với vật chủ, được nhân lên trong đường ruột của chim hoang dã và bài thải ra ngoài khiến cho các loài chim này vừa là vật mang virus vừa là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là thuỷ cầm.

1.1.4.3. Sự truyền lây

Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và tiêu hóa. Sự lây truyền bệnh được thực hiện theo hai phương là trực tiếp và gián tiếp (gián tiếp là chủ yếu).

Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thường thấy là:

- Từ các loài gia cầm nuôi khác nhau ở trong cùng một trang trại hoặc trang trại khác liền kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây sang gà, gà Nhật hay lây sang gà lôi.

- Từ gia cầm nhập khẩu có mang virus.

- Từ chim di trú: Hiện nay, các nhà khoa học đã có bằng chứng về đường dẫn nhập virus cúm của chim di trú đặc biệt là thuỷ cầm và gia cầm nuôi. Nhưng không có nghĩa là thuỷ cầm mang virus cúm truyền lây trực tiếp cho các loài chim khác, loài gia cầm khác mà vai trò của thuỷ cầm trong ổ dịch (Tô Long Thành, 2005).

+ Tỉ lệ lưu hành bệnh sẽ cao hơn đối với gia cầm nằm trên đường di trú của loài thuỷ cầm, như ở Minnesota của Mỹ hoặc Norfolk của Anh.

+ Tỷ lệ lưu hành bệnh cao hơn đối với các gia cầm nuôi nhốt trong điều kiện phơi nhiễm như gà tây được nuôi trong các trang trại, vịt nuôi vỗ béo tại các cánh đồng gần trại.

+ Các ổ dịch cúm ở các khu vực có nguy cơ cao thường xuất hiện theo mùa cùng lúc với các hoạt động di trú của thuỷ cầm.

+ Phần lớn các ổ dịch đều ghi nhận có sự tiếp xúc với thuỷ cầm tại thời điểm phát dịch đầu tiên.

Như vậy, thuỷ cầm được coi là đối tượng chính dẫn nhập virus vào quần thể gia cầm nuôi nhốt nhưng cũng cần quan tâm tới khả năng khác như virus cúm H5N1 đã tồn tại trên lợn, người, gà tây và thông qua lợn những virus này xâm nhập vào gà tây.

1.1.4.4. Sức đề kháng của virus cúm

Virus mất độc lực ở nhiệt độ 56 - 60 0C trong vài phút, ở nhiệt độ 40 0C virus tồn tại được 30 - 35 ngày, ở 20 0C tồn tại được 7 ngày. Tuy nhiên virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như phân gà ít nhất 3 tháng. Trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại hàng tuần. Đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm và tiềm tàng để làm lây lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004a).

Trong nước ao, hồ virus vẫn có thể duy trì đặc tính gây bệnh tới 4 ngày ở nhiệt độ 22 0C và trên 30 ngày ở nhiệt độ 0 0C.

Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipid nên chúng mẫn cảm với các chất dung môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β - propiolacton; sau khi tẩy vỏ, các hóa chất như phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và hydroxylanine có thể phá hủy virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các hóa chất này như các chất sát trùng hữu hiệu để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Lê Văn Năm, 2004b).

1.1.4.5. Tuổi mắc bệnh

Gia cầm mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 4 - 66 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỉ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất

càng cao thì càng mẫn cảm với cúm gia cầm. Gia cầm non và già mẫn cảm với mầm bệnh hơn gia cầm trưởng thành.

1.1.4.6. Mùa bệnh

Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào lúc thời tiết lạnh, độ ẩm cao, hoặc khi chuyển mùa.

1.1.4.7. Tỉ lệ mắc, tỷ lệ chết

- Tỷ lệ mắc bệnh dao động lớn, có khi lên tới 100%.

- Gia cầm mắc bệnh ở thể cấp tính và quá cấp tính có tỷ lệ chết cao 70% - 100% (Lê Văn Năm, 2004a).

1.1.5. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w