3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ DỊCH CÚM GIA CẦM
Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm, hạn chế thấp nhất virus cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cần tập trung chỉ đạo các biện pháp cụ thể sau:
- Các bộ, ban, ngành Trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”.
- Cần tập trung triển khai thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus A/H5N1, A/H5N6 và các chủng virus cúm gia cầm khác vào Việt Nam.
- Tuyên truyền cho người chăn nuôi, buôn bán gia cầm thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc, khuyến khích áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm trên đàn gia cầm nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và phát tán virus. Lưu ý thời gian kéo dài bảo hộ đàn của vacxin H5N1 Navet-vifluvac là khoảng 4 - 5 tháng; vì vậy, nên tiến hành tiêm nhắc lại sau thời gian bảo hộ trên nhằm đảm bảo khả năng miễn dịch cho đàn gia cầm.
- Tăng cường lấy mẫu giám sát trên gia cầm và môi trường nhằm phát hiện virus cúm A/H7N9 và các chủng virus khác trên gia cầm nhập lậu, tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi phát hiện có virus cúm xuất hiện trên gia cầm hoặc trong môi trường phải báo cáo ngay cho cơ quan Thú y địa phương để tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý triệt để, kịp thời không để virus phát tán ra diện rộng.
- Cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống dịch.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Giai đoạn 2015 - 7/2020, năm nào tại Quảng Ninh cũng xảy ra dịch cúm gia cầm; tuy nhiên, các ổ dịch chỉ xảy ra với quy mô nhỏ lẻ tại 1 số huyện, thành, thị.
Tỷ lệ gia cầm mắc cúm qua các năm điều tra biến động từ 0,08 - 0,37%; tỷ lệ gia cầm chết và tiêu hủy do cúm biến động từ 77,32 - 100% số gia cầm mắc bệnh. Dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh chủ yếu xảy ra vào vụ Đông - Xuân với 91,46% số gia cầm mắc cúm và 90,71% số gia cầm chết và tiêu hủy do cúm đều ghi nhận trong mùa vụ này; chỉ có 8,54% số gia cầm mắc bệnh và 9,81% số gia cầm chết và tiêu hủy do cúm vào vụ Hè - Thu. Tại Quảng Ninh, dịch cúm gia cầm chỉ ghi nhận ở các loài gà, vịt, ngan và ngỗng; không thấy các loài gia cầm khác nhiễm bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm thay đổi theo loại gia cầm, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà (64,98%); sau đó đến vịt (chiếm 32,48%); các loại gia cầm khác như ngan, ngỗng, chim bồ câu và chim cút tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất (chiếm 2,54%).
Hằng năm, kết quả tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh luôn đạt mức cao; tỷ lệ tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm năm 2018 đạt 90,49%;
năm 2019 đạt 93,02% và nửa đầu năm 2020 đạt 92,67%. Theo dừi 1.550 gia cầm sau tiêm phòng tại 5 huyện, thành, thị thuộc tỉnh Quảng Ninh thấy: vacxin sử dụng trong tiêm phòng an toàn với gia cầm; 95,10% số gia cầm không có phản ứng phụ sau tiêm; số còn lại xuất hiện một vài phản ứng nhẹ, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia cầm.
Giám sát huyết thanh học của đàn gà thí nghiệm sau khi được tiêm phòng vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 1 và mũi 2 thấy: tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vacxin, huyết thanh gà có hàm lượng kháng thể cao nhất, sau đó giảm dần đến 150 ngày thì không còn khả năng bảo hộ toàn đàn nữa. Giám sát huyết thanh học của đàn vịt thí nghiệm sau khi được tiêm phòng vacxin H5N1 Navet-vifluvac thấy:
tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1, huyết thanh vịt có hàm lượng kháng thể cao nhất sau đó giảm dần đến 150 ngày thì không còn khả năng bảo hộ nữa. Sau tiêm phòng mũi 2, tại thời điểm 30 ngày sau tiêm, huyết thanh vịt có hàm
lượng kháng thể cao nhất sau đó giảm dần đến 120 ngày đã không còn khả năng bảo hộ toàn đàn nữa.
Đã đề xuất một số biện pháp nhằm không chế dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh nói riêng và trên cả nước nói chung.