Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm 1. Miễn dịch không đặc hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

1.1.6. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm 1. Miễn dịch không đặc hiệu

Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại bất cứ ngoại vật nào xâm nhập vào cơ thể, chức năng này được thể hiện cụ thể:

- Các rào cản vật lý không cho vật lạ xâm nhập vào cơ thể bao gồm: da, niêm mạc, hệ lympho, màng nhày, khu hệ sinh vật thường trú, các lông mao, các men tiêu hoá trong dạ dày, các men phân huỷ protein.

- Các yếu tố kháng khuẩn có trong dịch tiết của cơ thể gồm: Các enzym, Interferon γ, các yếu tố gây hoại tử mô bào, các yếu tố thực bào, phản ứng viêm (dẫn theo Trần Văn Phúc, 2015).

1.1.6.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Theo Nguyễn Như Thanh (1997), những mầm bệnh vượt qua hàng rào vật lý của cơ thể hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên sẽ kích thích cơ thể sinh ra một đáp ứng miễn dịch có tính đặc hiệu cao. Đáp ứng miễn dịch gồm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể.

* Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, có sự tham gia của các tế bào lympho B, lympho T, đại thực bào. Tế bào lympho T là tế bào chính trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có trách nhiệm nhận biết kháng nguyên lạ sau khi nó đã được tế bào trình diện kháng nguyên xử lý và trình diện. Tế bào lympho B thành thục trong túi Fabricius sẽ nhận biết các kháng nguyên hoà tan và trình diện chúng trên bề mặt. Dưới sự kích thích của kháng nguyên, tế bào lympho B sẽ được biệt hoá thành tương bào sản sinh kháng thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Đáp ứng miễn dịch dịch thể khởi phát diễn ra như sau:

- Nuốt và xử lý kháng nguyên: Kháng nguyên được các tế bào trình diện kháng nguyên bắt nuốt sau đó xử lý trong tế bào này.

- Trình diện kháng nguyên: Kháng nguyên sau khi được chế biến sẽ được trình diện nên bề mặt tế bào và kết hợp với phân tử MHC (lớp I và lớp II).

- Các tế bào đặc hiệu nhận biết được kháng nguyên từ các tế bào trình diện kháng nguyên và thực hiện chức năng của chúng:

+ Các tế bào TCD4 nhận biết các tế bào có kháng nguyên gắn với MHC lớp II, tiết ra lymphokin kích thích tế bào lympho B biệt hoá thành tương bào sản sinh ra kháng thể tiêu diệt kháng nguyên.

+ Các tế bào TCD8 (tế bào T độc) có tác dụng dung giải các tế bào mang phân tử MHC lớp I.

+ Các tế bào T diệt tự nhiên có khả năng nhận biết nhiều loại kháng nguyên ngoại lai và các kháng nguyên của vật chủ đã bị biến đổi, đóng vai trò quan trọng trong tuần tra miễn dịch và tiêu diệt các tế bào lạ.

* Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Tế bào B đóng vai trò chính trong quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể. Mỗi một tế bào B đã có sẵn một chương trình để sản xuất 1 kháng thể đặc hiệu. Các tế bào B trưởng thành tổng hợp và thể hiện phân tử Immunoglobulin (Ig) trên bề mặt tế bào của mình và các phân tử này hoạt động như các thụ cảm quan kháng nguyên đặc biệt là tế bào B đó. Thụ cảm quan của tế bào B (BCK) gắn các kháng nguyên hoà tan, sau đó các phân tử kháng nguyên đã được gắn sẽ được “nuốt” vào tế B nhờ quá trình “đi vào trong tế bào qua trung gian thụ cảm quan”, kháng nguyên được tiêu hoá, phân rã thành các mảng và sau đó được đưa đến màng tế bào bao quanh bởi phân tử MHC. Các tế bào B hỗ trợ đặc biệt với cấu trúc này sẽ gắn vào các tế bào B và tiết ra các lymphokin kích thích tế bào B phát triển, với quá trình gián phân liên tiếp thành một clon (dòng) tế bào với cùng một BCK và chuyển quá trình tổng hợp các BCK gắn với màng thành các BCK hoà tan, rồi biệt hoá thành các tương bào thải tiết các BCK này và đây chính là những phân tử mà chúng ta gọi là kháng thể (dẫn theo Trần Văn Nam, 2017).

Ở gia cầm có các lớp Ig chính là IgM, IgY, IgA, IgG trong đó có IgY lớn hơn của động vật có vú. Các IgY thường tập trung nhiều nhất ở các bề mặt nhày có chức năng bảo vệ màng nhày chống lại các mần bệnh, đặc biệt là virus bằng cách trung hoà và ngăn cản sự liên kết của chúng với các điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào đích. IgM được tìm thấy trên bề mặt các tế bào lympho B và là kháng thể được sản xuất ra đầu tiên trong miễn dịch sơ cấp. Sau đó, các tế bào chuyển sang sản xuất kháng thể IgG hoặc IgA. Đây là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ nhất và chiếm ưu thế trong máu gia cầm. Kháng thể liên kết đặc hiệu với kháng nguyên và trung hoà kháng nguyên, đặc biệt là kháng nguyên của virus. Những virus bị trung hoà không thể bám vào điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào đích nên sẽ ngăn cản sự tái tổ hợp của virus.

Đáp ứng miễn dịch tiên phát xuất hiện ngay khi tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Sau khi xuất hiện vài ngày, hàm lượng kháng thể trong máu gà tăng và kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhưng hàm lượng thấp. Trong đáp ứng miễn dịch tiên phát mức độ kháng thể trong máu gà tăng chậm và giảm nhanh.

Đáp ứng miễn dịch thứ phát xuất hiện khi tiếp xúc với kháng nguyên cùng loại lần sau. Đáp ứng miễn dịch lần này nhanh, mạnh hơn lần thứ nhất rất nhiều và lớp kháng thể thường là IgG. Trong lần đầu tiếp xúc với kháng nguyên thì các tế bào có thẩm quyền miễn dịch biệt hoá để trở thành 2 loại: 1 là tế bào trực tiếp sản xuất kháng thể và 1 là tế bào nhớ miễn dịch và thông tin kháng nguyên được cất giữ trong tế bào nhớ miễn dịch. Khi kháng nguyên vào lần sau và tiếp xúc với tế bào nhớ miễn dịch thì chúng chỉ việc nhớ lại và tiết ra kháng thể. Kháng thể được sản xuất ra nhanh hơn, nhiều hơn và đáp ứng miễn dịch kéo dài hơn với đáp ứng miễn dịch tiên phát. Cơ thể gia cầm tạo ra trạng thái miễn dịch kéo dài hơn với đáp ứng miễn dịch tiên phát và trí nhớ miễn dịch này sẽ được duy trì. Đây chính là cơ sở của việc tiêm phòng vacxin cúm mũi 1 và nhắc lại mũi 2 sau 1 tháng ở gia cầm (Vũ Triệu An, 1998).

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành kháng thể:

- Bản chất của kháng nguyên.

- Đường xâm nhập của kháng nguyên.

- Liều lượng của kháng nguyên.

- Số lần đưa kháng nguyên vào cơ thể.

- Chất bổ trợ kháng nguyên

- Trạng thái sức khoẻ, dinh dưỡng, cân đối axit amin trong khẩu phần ăn, các yếu tố stress có hại.

1.1.7. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w