Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 29 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đinh Văn Bỡnh và cs. (2006) cho biết dờ F1 (Boer ì Bỏch Thảo) cú khối lượng lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 22,20 và 19,93 kg;

32,50 và 29,4 kg; 41,70 và 39,40 kg. Kích thước chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thõn chộo của dờ đực và cỏi lai F1 (Boer ì Bỏch Thảo) ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 68,0 và 64,0 cm; 70,3 và 63,5 cm và 72,0 và 62,0 cm và ở giai đoạn 12 tháng tuổi là 72,0 và 70,2 cm; 71,5 và 70,0 cm; 75,5 và 71,0 cm.

Đậu Văn Hải (2006) cho biết dờ F1 (Boer ì Bỏch Thảo) cú khối lượng lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 22,91; 28,59 và 44,19 kg, trong khi đó dê Bách Thảo có khối lượng lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 17,50; 19,11; và 25,31 kg.

Theo Trịnh Xuõn Thanh và cs. (2008) dờ F1 (Boer ì Bỏch Thảo) nuụi ở Ninh Thuận có khối lượng lúc 6 và 9 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 18,30 và 15,80 kg; 23,40 và 22,5 kg.

Theo Nguyễn Thanh Bỡnh và Nguyễn Quốc Đạt (2008) dờ F1 (Boer ì Bách Thảo) nuôi tại trại dê giống Bình Minh, tỉnh Đồng Nai có khối lượng lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 23,20 và 22,30 kg; 31,10 và 30,0 kg; 35,60 và 34,60 kg. Kích thước chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thõn chộo của dờ F1 (Boer ì Bỏch Thảo) ở giai đoạn 6 thỏng tuổi là 54,8; 59,5 và 58,2 cm; ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 63,2; 66,3 và 67,2 cm; và ở giai đoạn 12 tháng tuổi là 68,7; 69,2 và 71,6 cm.

Vũ Thị Thu Hằng và cs. (2008) cho biết dê F2 hướng sữa (3/4 Saanen 1/4

Bách Thảo) có khối lượng 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 21,3 và 18,5 kg; 26,1 và 25,1 kg; và 30,9 và 29,4 kg.

Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) cho biết dê lai giữa Boer x F1

(Bách Thảo x Cỏ) có khối lượng lúc 6, 9 và 12 tháng tuổi ở con đực và con cái lần lượt là 22,06 và 17,90; 29,02 và 23,39; 35,52 và 27,98 kg, trong khi đó dê cỏ có khối lượng 6, 9 và 12 tháng tuổi ở con đực và con cái lần lượt là 12,82 và

10,98; 16,49 và 14,05; 19,99 và 16,36 kg.

Theo Ngụ Thành Vinh và cs. (2012) cho biết dờ F1 (Boer ì (Bỏch Thảo x Cỏ)) nuôi tại trại dê Long Mỹ có khối lượng 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 20,0 và 18,5 kg; 26,8 và 24,7 kg; và 31,6 và 30,4 kg.

Nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) cho biết dê cỏ và dê lai giữa đực Boer và cái (Bách Thảo x Cỏ) có khối lượng lúc 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là 11,88 và 20,14; 15,23 và 26,41; 18,02 và 31,41 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê cỏ và dê lai giữa đực Boer và cái (Bách Thảo x Cỏ) giai đoạn 6-9, 9-12 lần lượt là 41,74 và 67,68; 34,56 và 60,36 g/ngày.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nhiều giống dê tốt của thế giới ở mọi vùng khí hâu đã được thống kê, bên cạnh đó, một số giống dê của khu vực nhiệt đới, á nhiệt đới có năng suất sữa cao, sinh trưởng tốt có sức đề kháng cao cũng được chú trọng khai thác và quan tâm phát triển như dê sữa Nubian của Su đăng, dê thịt Boer của Nam Phi, dê hướng lông Angora ở vùng Trung Á… Hiện nay, ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đã và đang nghiên cứu phát triển chăn nuôi các giống dê địa phương theo hướng khai thác các điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn phế phụ phẩm tại chỗ để có sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng đồng bào dân tộc, tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giúp xóa đói giảm nghèo và đã thu được nhiều thành công.

Jiabi và cs. (2000) cho biết dê F1 (Boer x 6 giống dê địa phương khác nhau của Trung Quốc) cho khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi tăng ở con đực lần lượt là

66,29% và 77,85%; ở con cái là 60,03% và 61,78% so với các giống dê địa phương.

Theo Cameron và cs. (2001) thì dê lai (Boer x Spanish) và (Boer x Angora) sinh ra ở 24 tuần tuổi có khối lượng lần lượt là 24,4 và 25,2 kg lớn hơn dê Spanish ở cùng tuần tuổi (19,5 kg); tăng khối lượng/ngày lần lượt là 154 và 161 g/ngày cao hơn dê Spanish (117 g/ngày).

Ssewannyana và cs. (2004) cho biết dờ F1 (Boer ì Mubenla) và F1 (Boer

ì Teso) cú khối lượng lỳc 16, 24 tuần tuổi lần lượt là 8,94 và 9,47; 13,65 và 13,16 kg. Dê lai ở 24 tuần tuổi đều có khối lượng lớn hơn dê Mubenla và Teso ở cùng lứa tuổi (11,21và 9,25 kg).

Maria Sauer và cs. (2012) cho biết sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Boer x Địa phương của Rumania) là 225,12 g/ngày, lớn hơn dê địa phương (159,76 g/ngày). Maria Sauer và cs. (2015) cho biết dê F1 (Boer x Carpatina) khi nuôi chăn thả trên đồng cỏ có sinh trưởng tuyệt đối là 145,2 g/ngày, còn được bổ sung thêm thức ăn tinh là 211,9 g/ngày. Dê Carpatina khi nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ có tốc độ sinh trưởng chỉ là 100,7 g/ngày, khi dê được ăn bổ sung thức ăn hỗn hợp là 124,4 g/ngày. Như vậy, kiểu gen đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của dê, nhóm dê lai có máu dê Boer có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với dê Carpatina.

Belay Deribe và cs. (2015) cho biết dê F1 (Boer x Cao nguyên Srinka, Ethiopia) có khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi lần lượt là 13,54 và 19,53 kg.

Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai này ở giai đoạn cai sữa đến 6 tháng tuổi và từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi lần lượt là 37,27 và 33,01 g/ngày.

Salama và cs. (2015) cụng bố dờ F1 (Boer ì Baladi) cú khối lượng lỳc 6 và 12 tháng tuổi là 13,35 và 26,71 kg trong khi đó dê Baladi có khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi là 11,41 và 22,28 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Boer

ì Baladi) và dờ Baladi giai đoạn 6 thỏng - 12 thỏng lần lượt là 73,73 và 60,00 g/ngày. Như vậy, sử dụng dê đực Boer để lai với dê cái Baladi đã có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng của con lai, nâng cao khả năng sản xuất của con lai so với dê địa phương.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Trang trại TVT, xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.

- Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w