Ảnh hưởng việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 40 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1. Ảnh hưởng việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi

3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê

Đây là một tính trạng có yếu tố di truyền thấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường sống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể, từng dòng, giống. Vì vậy, nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu khả năng sản xuất của bất kỳ một dòng, giống gia súc, gia cầm nào. Để đánh giá ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn dờ. Chỳng tụi đó tiến hành thực hiện theo dừi số lượng dờ thớ nghiệm hàng ngày. Kết quả theo dừi tỷ lệ nuụi sống được tớnh toỏn và trỡnh bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê thí nghiệm (%) S

T

Đ V

L ô

L ô

L ô 1 S

ố c o

6 6 6 2 S

ố c o

6 6 6 3 T

% 1 0

1 0

1 0

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của dê thí nghiệm là rất cao đạt 100%, thời gian nuôi thí nghiệm là vụ đông, thời tiết có nhiều biến đổi thất thường, nhưng tỷ lệ nuôi sống của cả 3 lô dê thí nghiệm đều đạt cao, chứng tỏ dê thí nghiệm có khả năng chống chịu và thích nghi tốt.

Như vậy, việc bổ sung thức ăn hỗn hợp và nuôi nhốt hoàn toàn đã góp phần giúp cho thể trạng của dê được cải thiện tốt hơn, giúp cho dê có tỷ lệ nuôi

sống cao hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

3.1.2. Sinh trưởng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi 3.1.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của dê

Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của dê. Khối lượng của dê phụ thuộc vào sự di truyền của phẩm giống dê đó, đồng thời nó chịu tác động bởi những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý khác nhau. Khối lượng của dê phản ánh chất lượng của con giống cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định phương thức chăn nuôi có hiệu quả. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê thí nghiệm chúng tôi tiến hành cân khối lượng của dê tại các thời điểm bắt đầu thí nghiệm,

1, 2, 3 tháng thí nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê (kg) G

ai i

n ( c

L ô

L ô T

L ô T

S E M

P 6 1

2 1 2

1 2

1, 3

0, 6 1 9

4 1 5

1 5

2, 1

0, 6 1 7

6 1 7

1 7

2, 3

0, 6 1 3

7 2 0

2 0

2, 0

0,

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng của dê tăng dần qua các kỳ 0 cân, từ lúc bắt đầu thí nghiệm, đến khi kết thúc thí nghiệm lần lượt tăng ở lô ĐC từ

12,75 lên 17,72 kg/con; lô TN1 từ 12,65 lên 20,25 kg/con; lô TN2 từ 12,67 lên

20,57 kg/con. Khi bắt đầu TN, khối lượng 3 lô có sự khác nhau, nhưng không có ý nghĩa thống kê với (P>0,05). Kết thúc TN thì khối lượng của dê ở lô TN1, lô TN2 được ăn thức ăn hỗn hợp luôn có khối lượng lớn hơn so với lô ĐC, Tuy nhiên, khối lượng dê giữa 3 lô sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê

(P>0,05). Sở dĩ dê giữa 3 lô sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê theo chúng tôi là do

tiềm năng của phẩm giống quyết định, ở lô TN2 chúng tôi cho ăn thức ăn tinh nhiều, chất lượng tốt hơn ĐC (350 g/con/ngày) với kỳ vọng để dê sẽ tăng khối lượng ở mức trên 100 g/con/ngày. Tuy nhiên, tiềm năng của phẩm giống hay nói một cách khác là dê mang nhiều đặc điểm của dê Cỏ nên khả năng tăng khối lượng không như mong đợi. Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) khi nghiên cứu sinh trưởng của dê Cỏ nuôi tại Ninh Bình thấy rằng, khối lượng lúc 6 và 9 tháng tuổi của dê cỏ Ninh Bình bình quân là 11,88 và 15,23 kg/con. Gatew H., và cs. (2019) cho biết dê đực Short-eared Somali (SES) lúc 6 tháng tuổi có khối lượng là 13,43 kg/con. Theo Trần Văn Phùng và cs.

(2019), khối lượng của dê đực địa phương ở Định Hóa lúc 6 và 9 tháng tuổi lần lượt là 11,37 và 15,77 kg/con. Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) nghiên cứu trên đàn dê Cỏ tại huyện Nho Quan Ninh Bình cho thấy khối lượng dê đực lúc 6 tháng tuổi là 12,82 và lúc 12 tháng tuổi là 19,99 kg/con.

Theo Đinh Văn Bình và Ngô Quang Trường (2003) thì dê Cỏ nuôi tại Lạc Thủy - Hòa Bình có khối lượng lúc 6 và 9 tháng tuổi là 15,1 và 19,4 kg. Khảo sát khối lượng dê cỏ nuôi tại Thái Nguyên; Nguyễn Đình Minh (2002) cho biết dê đực 9 tháng tuổi đạt 15,96 kg, dê cái đạt 13,13 kg. Còn theo Trần Trang Nhung (2000) cho biết, dê Cỏ lúc 9 tháng tuổi con đực đạt 16,00 kg và con cái đạt 13,31 kg. Kết quả nghiên cứu của Mahgoub và Lodge (1996) trên dê Batina cho thấy, khối lượng dê đực Batina lúc 6 tháng tuổi là 24,20 kg/con.

Bhattarai và cs. (2019) cho biết 2 giống dê bản địa Khari và Sinhal có khối lượng lúc 6 và 9 tháng là 11,22 và 11,02 kg;

14,03 và 17,34 kg. Như dê thí nghiệm của chúng tôi cũng tương đương với về khối lượng với hai giống dê này. Tuy nhiên, con lai Boer x Sinhal lúc 6 tháng là 17,85 kg, còn dùng dê đực và cái lai có máu Boer giao phối với nhau thì đến

6 tháng tuổi dê đều có khối lượng từ 20,63 đến 23,91 kg (cao hơn so với thí nghiệm của chúng tôi rất nhiều). Đậu Văn Hải (2006) cho biết con lai Boer x Bách Thảo lúc 6 và 9 tháng tuổi có khối lượng lần lượt là 22,87- 24,25 và 28,55-

30,12 kg. Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân (2007) thì dê Bách Thảo thuần, Jumnapari ngoại thuần và dê lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách Thảo với

dê cái địa phương có khối lượng trung bình lúc 6 và 9 tháng là 18,5 và 25,1 kg. Nguyễn Đình Minh (2002) cho biết con lai Bách Thảo x Cỏ có khối lượng lúc

6 và 9 tháng tuổi lần lượt là 18,51 và 26,33 kg. Theo Lê Anh Dương (2007) cho biết dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại Đắk Lắc lúc 6 tháng tuổi là 19,86 kg. Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin (2008) cho biết dê lai 3 giống Boer x (Bách Thảo x Cỏ) có khối lượng lúc 6 tháng là 22,85 kg. Như vậy, ở cùng độ tuổi thì dê thí nghiệm của chúng tôi có khối lượng lớn hơn các dê địa phương mà các tác giả trên đã công bố, tương đương với một số giống dê lai, nhưng nhỏ hơn so với dê ngoại khác. Sự khác biệt này do giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và các vùng khí hậu khác nhau mang lại. Tuy nhiên, dê lai thí nghiệm của chúng tôi lại có khối lượng lớn hơn dê địa phương mà tác giả Nguyễn Đình Minh (2002) và Trần Trang Nhung (2000).

Ở tháng đầu tiên, khi dê bắt đầu được đưa vào thí nhiệm và cho ăn thức ăn tinh thì thể trạng dê ở lô TN1, lô TN2 bắt đầu có sự thay đổi và biến động nhiều về hình thể. Biểu hiện ra bên ngoài là lông bóng mượt hơn, béo hơn so với dê ở lô ĐC. Đến khi kết thúc thí nghiệm, dê ở lô TN1 và TN2 ăn tập trung hơn, không ăn rời rạc như ở tuần đầu, lông đẹp hơn, bóng hơn, nhanh nhẹn hơn ngay cả những ngày nhiệt độ xuống thấp, mình dê dầy hơn so với dê ở lô ĐC. Mức độ sinh trưởng tốt của dê ở lô TN1 và lô TN2 không có sự khác biệt, điều này có thể thấy được bằng quan sát thông thường. Đối với lô ĐC có thể quan sát thấy dê có biểu hiện lớn hơn, lông bóng, nhưng sắc bóng và mình mỏng hơn so với dê lô TN1 và lô TN2. Theo chúng tôi có sự khác biệt như trên ở lô TN1 và lô TN2 có thể là do thức ăn hỗn hợp có đầy đủ chất dinh dưỡng làm dê tăng chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên ngoại hình đẹp hơn.

Để thấy được ảnh hưởng của lượng thức ăn tinh khác nhau trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng của dê, chúng tôi biểu diễn tại Hình 3.1.

kg25 20

15 Lô ĐC 10 Lô TN1

Lô TN2 5

0

BĐ 1 2 3 Giai đoạn

Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của dê (kg/con)

Kết quả trên Hình 3.1 cho thấy khi thay thế các mức thức ăn hỗn hợp vào trong khẩu phần ăn cho dê đã có tác dụng làm tăng khả năng tăng khối lượng của dê giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi. Hình 3.1 cho thấy biểu đồ có xu hướng đi lên đối với cả 3 lô dê TN, trong đó dê ở lô TN1 và lô TN2 có chiều cao biểu đồ luôn lớn hơn so với lô ĐC.

3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê

Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng và kích thước cơ thể gia dê tăng lên trong một đơn vị thời gian. Để thấy rừ sinh trưởng tuyệt đối của dờ sau mỗi giai đoạn thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tính toán sinh trưởng tuyệt đối của dê trong thời gian thí nghiệm. Kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của dê được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của dê (g/con/ngày) G

i a

n (c

o L ô

L ô

L ô T

S E

P 6 6

0 8 9

9 6

3 6,

0, 6 5 2

0 7 3

7 6

1 2,

0, 6 5 0

5 9 0

9 0 1

3, 0, T 0

n 6 5

5 8 4

8 7 1

2, 0,

Cùng hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa0 thống kê với (P<0,05).

Kết quả bảng 3.3 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của dê thí nghiệm giai đoạn 6 - 10 tháng tuổi ở lô ĐC là 55,19 g/con/ngày (50,56 - 60,00 g/con/ngày); lô TN1 là 84,44 g/con/ngày (73,89 - 89,44 g/con/ngày); còn lô TN2 là 87,78 g/con/ngày (76,67 - 96,11 g/con/ngày). Kết quả của lô ĐC dê cho ăn 300g bột ngô tương tự như cách nuôi của người dân địa phương tại tỉnh Tuyên Quang vẫn chăn nuôi và kết quả này cũng tương đương với kết quả mà Trần Văn Phùng và cs. (2019) nghiên cứu trên dê địa phương tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, kết quả ở lô TN1 và lô TN2 luôn cao hơn so với lô ĐC, do lô TN1 và lô TN2 sử dụng thức ăn hỗn hợp có đầy đủ dinh dưỡng nên dê sinh trưởng tốt hơn.

Ở tháng đầu TN, kết quả phân tích thống kê cho thấy mặc dù sinh trưởng tuyệt đối của dê lô TN1 và lô TN2 lớn hơn của dê lô ĐC nhiều nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sở dĩ có điều này, theo chúng tôi là do dê lúc trước TN được nuôi ở nông hộ, người dân chăn thả tự do nên dinh dưỡng không đảm bảo, dê lớn chậm, dẫn đến khi đưa vào TN ở tháng đầu tiên dê được ăn đủ dinh dưỡng so với nhu cầu nên dê có quá trình tăng khối lượng bù, đặc biệt là ở lô ĐC nên khối lượng một số con ở lô ĐC tăng trưởng tương đương với dê ở lô TN1 và lô TN2 nên kết quả so sánh thống kê không có sự sai khác nhau. Tuy nhiên ở các tháng tiếp theo, kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của dờ lụ TN1 và lụ TN2 luụn sai khỏc rừ rệt với dờ ở lụ ĐC, (P<0,05), còn dê ở lô TN1 và lô TN2 không có sự sai khác nhau (P>0,05). Kết quả nghiên cứu trên đàn dê Cỏ nuôi tại Ninh Bình cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của dê đực từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 50,17 g/con/ngày Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010). Theo Trần Văn Phùng và cs. (2019) ở giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của dê đực nội đạt từ 43,58 - 44,89 g/con/ngày. Điều này là do dê đến tuổi thành thục về tính, dê đực bắt đầu dành sự chú ý đến con cái nhiều hơn, không chịu tìm thức ăn, do vậy lượng thức ăn thu được ít hơn, quậy phá... ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của dê. Dê thí nghiệm của chúng

g/con/ngày

tôi chỉ có dê đực nên sinh trưởng tốt hơn, không chịu ảnh hưởng của con cái tác động, dê được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng sàn nhựa. Mahgoub và Lodge (1996) cho biết, sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Batina giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 118 g/ngày. Theo Đinh Văn Bình và cs. (2003) cho biết dê Boer giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối đạt 112,94 g/con/ngày; giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi đạt 84,5 g/con/ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trong nước về dê nội, nhưng thấp hơn so với kết quả của dê ngoại.

Ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần tới khả năng sinh trưởng tuyệt đối của dê được biểu diễn tại Hình 3.2.

120

100

80

60 Lô ĐC Lô TN1 40

Lô TN2 20

0

BĐ-1 1-2 2-3 Trung bình Giai đoạn

Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê nuôi thí nghiệm (g/con/ngày)

Hình 3.2 cho thấy giai đoạn BĐ - 1 dê ở cả 3 lô TN đều cho sinh trưởng tốt nhất sau đó giảm xuống ở giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi, rồi tiếp tục tăng ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn BĐ - 1 vẫn cho tăng trưởng cao nhất. Trong cùng một giai đoạn thì dê ở lô TN2 luôn sinh trưởng cao hơn dê ở lô TN1 và lô TN1 cũng cao hơn so với dê ở lô ĐC.

3.1.2.3. Sinh trưởng tương đối của dê

Dựa trên kết quả cân khối lượng của dê qua các giai đoạn tuổi và công thức tính sinh trưởng tương đối, chúng tôi đã tính toán sinh trưởng tương đối của dê thí nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của dê (%) G

ai i

n ( c

L ô Đ

L ô T

L ô T

S E M

P 6 1

3 1 8 2

0 5 , 0, 6 9 1

, 1 3, 1

3, 2 , 0, 6 9 0

, 1 4, 1

4, 3 , 0, 6 3 0

2 4 6, 4

7, 5 , 0,

Cùng hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý0 nghĩa thống kê với (P<0,05).

Kết quả bảng 3.4 cho thấy sinh trưởng tương đối của dê thấp, ở lô ĐC đạt 9,82 - 13,26% và cả giai đoạn là 32,78%; lô TN1 dao động từ 14,85 đến 18,43%

và cả giai đoạn là 46,30%; còn lô TN2 đạt 14,38-20,13% và cả giai đoạn là 47,48%. Ở tháng đầu tiên, kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy 3 lô dê TN không có sự sai khác thống kê về sinh trưởng tương đối với (P>0,05). Tuy nhiên, ở tháng tiếp theo, kết quả so sánh thống kê cho thấy sinh trưởng tương đối của dê ở lô TN1 và lô TN2 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với dê ở lô ĐC; còn giữa lô TN1 và lô TN2 không có sự sai khác nhau (P>0,05). Điều này càng khẳng định, dê của lô TN1, lô TN2 được cho ăn thức ăn hỗn hợp cho sinh trưởng tốt hơn so với chỉ cho ăn thêm bột ngô.

Để thấy được tốc độ sinh trưởng của 3 lô dê TN, chúng tôi đã thể hiện qua hình 3.3 như sau:

% 25 20

15

Lô ĐC 10 Lô TN1

Lô TN2 5

0

BĐ-1 1-2 2-3 Giai đoạn

Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của dê (%)

Hình 3.3 cho thấy đồ thị sinh trưởng của dê hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng của gia súc. Tức là sinh trưởng tăng cao ở giai đoạn đầu sau đó giảm dần ở giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, lô dê TN của chúng tôi được bắt từ các hộ dân chăn thả hoàn toàn, nên đồ thị này cao ở giai đoạn BĐ - 1, sau đó giảm thấp ở giai đoạn 1 - 2, rồi sau đó tăng cao ở giai đoạn 2 - 3 là hoàn toàn phù hợp với quy luật.

3.1.3. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của dê 3.1.3.1. Kích thước một số chiều đo của dê

Kích thước các chiều đo thể hiện sự sinh trưởng, phát triển của dê. Khối lượng của cơ thể gia súc có tương quan thuận với một số chiều đo của cơ thể, sự tăng về chiều cao, dài, rộng của cơ thể cũng phản ánh khả năng sinh trưởng của con vật. Để làm rừ thờm khả năng sinh trưởng của dờ chỳng tụi tiến hành khảo sát một số chiều đo chính như vòng ngực, dài thân chéo, cao vây của dê ở các giai đoạn tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 đến 3.8.

Bảng 3.5: Kích thước vòng ngực của dê nuôi thí nghiệm (cm) Gia

i đ o

n ( c o

L ô Đ C

L ô T N

L ô T N

S E M

P

6 5 4

5 3

5 3

3 ,

0 6 5 ,

6 5 7

5 8

3 ,

0 6 5 ,

8 6 1

6 1

4 ,

0 6 6 ,

1 6 5

6 5

3 ,

0

Kết quả bảng 3.5 cho thấy kích thước vòng ngực của dê lúc bắt đầu TN là, tương đương nhau. Kích thước vòng ngực của dê lần lượt ở lô ĐC, lô TN1 và lô TN2 là 54,00; 53,00 và 53,50 cm. Kết quả so sánh thống kê cho thấy kích thước vòng ngực của dê lúc bắt đầu thí nghiệm có sự sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê với (P>0,05). Khi thời gian thí nghiệm tăng lên thì kích thước vòng ngực của dê cũng tăng dần lên. Kích thước vòng ngực của dê ở lô ĐC tăng 54,00 đến 61,17 cm, còn ở lô TN1 tăng từ 53,00 đến 65,00 cm, tiếp theo là lô TN2 tăng từ 53,50 đến 65,83 cm. Như vây, khi bắt đầu TN thì kích thước vòng ngực của dê ở lô ĐC là cao nhất nhưng đến kết thúc TN thì kích thước này lại thấp nhất, sau đó đến kích thước vòng ngực của lô TN1 lúc bắt đầu thí nghiệm là nhỏ nhất nhưng kết thúc thí nghiệm lại cao thứ 2 và cao nhất là ở lô TN2 lúc bắt đầu thí nghiệm có kích thước vòng ngực cao thứ hai nhưng kết thúc thí nghiệm thì lại cao nhất. Kết quả so sánh thống kê cho thấy kích thước vòng ngực của dê khi kết thúc thí nghiệm ở 3 lô sai khác không có ý nghĩa thống kê với (P>0,05). Điều này có thể thấy tác động của thức ăn hỗn hợp đã không tác động đến kích thước vòng ngực của dê.

Trong các giống dê nội, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Trang Nhung (2000) khi nghiên cứu về kích thước một số chiều đo chính của dê nội nuôi tại vùng Đông Bắc cho biết, chu vi vòng ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 40 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w