Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sử dụng thức ăn của dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 60 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng sử dụng thức ăn của dê

3.2.1. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến lượng thức ăn và giá trị dinh dưỡng dê thu nhận

Bảng 3.11: Khả năng thu nhận thức ăn của dê nuôi thí nghiệm/ngày Đ

ơn L ô

L ô

L ô T

h k g

2 ,

1 ,

1 , T

h g /

3 0

3 0

3 5 T

ổ k g

0 ,

0 ,

0 , T

ổ n

k c a

1.

1 7

1.

2 3

1 . 3 T

ổ n

g / c

2 8 ,

5 6 ,

6 5 , T

ỷ lệ th

4 , 3

3 , 6

3 ,

Kết quả bảng 3.11 cho thấy lượng thức ăn xanh ăn vào của dê ở 3 lô TN8 là tương đương nhau, trong đó cao nhất là lô ĐC là 2,09 kg/con/ngày, sau đó đến lô thí TN1 và TN2 là tương đương nhau. Đối với thức ăn tinh thu nhận thì chúng tôi cho lô ĐC ăn 300g bột ngô/con/ngày, lô TN1 cho ăn 300g thức ăn hỗn hợp/con/ngày, lô TN2 cho ăn 350 g thức ăn hỗn hợp/con/ngày. Từ kết quả về thức ăn xanh và thức ăn tinh trên chúng tôi tính được lượng vật chất khô thu nhận hằng ngày của dê ở lô TN1 thấp nhất là 0,60 kg/con/ngày sau đó đến lô TN2 là 0,64 kg/con/ngày và cao nhất là lô ĐC là 0,66 kg/con/ngày. Theo chúng tôi lượng vật chất khô thu nhận tăng ở lô ĐC là do dê thiếu cân đối về dinh dưỡng nên chúng phải thu nhận thêm lượng thức ăn xanh nhiều hơn so với 2 lô dê còn lại.

Lượng năng lượng thô thu nhận của dê cũng có xu hướng tăng dần từ lô ĐC là 1.179,64 kcal/con/ngày, rồi đến lô TN1 là 1.231,26 kcal/con/ngày và cao nhất là lô TN2 là 1.397,90 kcal/con/ngày.

Tương tự như lượng năng lượng thô thu nhận thì lượng protein thô thu nhận cũng có diễn biến tương tự như thu nhận năng lượng thô. Tức là thu nhận protein thô của dê thấp nhất ở lô ĐC là 28,70 g/con/ngày, sau đó đến lô TN1 là

56,60 g/con/ngày và cao nhất là lô TN2 là 65,10 g/con/ngày.

Để thấy được lượng vật chất khô thu nhận của dê có đúng theo quy luật hay không. Chúng tôi đã tiến hành tính tỷ lệ giữa lượng VCK thu nhận so với khối lượng cơ thể dê. Kết quả cho thấy dê lô ĐC tiêu thu lượng VCK lớn nhất là 4,30% so với khối lượng cơ thể, sau đó đến dê lô TN2 là 3,85% và thấp nhất là dê ở lô TN1 là 3,63%. Theo chúng tôi thì dê lô ĐC ăn khẩu phần thiếu cân đối về dinh dưỡng nên chúng buộc phải thu nhận thức ăn xanh nhiều hơn nên đã làm tăng lượng VCK thu nhận, còn dê lô TN2 lượng vật chất khô thu nhận lớn so với lô TN1 do lượng thức ăn hỗn hợp quyết định, vì thức ăn này nhiều hơn và có số lượng vật chất khô lớn hơn. Thông thường dê tiêu thụ lượng thức ăn tính theo lượng vật chất khô hằng ngày từ 3 - 4% khối lượng cơ thể của chúng (Johnson và cs., 2010). Tuy nhiên, theo Ngo Hong Chin và Khuc Thi Hue (2012) thì mức vật chất khô ăn vào của dê chỉ từ 2,9 đến 3,6%

so với khối lượng cơ thể. Trong khi đó, Ngô Thành Vinh (2012) lại chỉ ra rằng dê trong giai đoạn sinh trưởng chỉ thu nhận 3% lượng vật chất khô so với khối lượng cơ thể. Tác giả Nguyen Thi Mui và cs. (2001) lại cho rằng khi dê ăn lá mít thì tổng lượng vật chất khô ăn vào lên đến 3,85- 4,96% so với khối lượng cơ thể. Như vậy, lượng vật chất khô của dê chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn nằm trong phạm vi lượng vật chất khô mà các tác giả trên đã nghiên cứu.

3.2.2. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần

Cùng với lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn được coi là yếu tố then chốt đảm bảo cho năng suất chăn nuôi tăng cao. Tiêu hóa thức ăn là quá trình biến đổi thức ăn từ những chất dinh dưỡng phức tạp, phân giải thành những chất đơn giản ở bên trong cơ quan tiêu hóa của động vật, những chất đơn giản này có thể được cơ thể hấp thu và đồng hóa. Tỷ lệ tiêu hóa của một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần của dê nuôi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần Đ

ơ n

L ô

L ô

L ô S

ố c o T h

n g Tỉ

lệ % 6 0

6 5

6 4 Tỉ

lệ

% 6 8

6 9

6 8 Tỉ

lệ

% 9 1

9 3

9 2

Kết quả bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (VCK) và tỉ lệ tiêu hóa protein ở các lô TN đều cao hơn so với lô ĐC nhưng có xu hướng giảm khi lượng thức ăn hỗn hợp tăng lên. Kết quả này có thể được giải thích là do thức ăn hỗn hợp đã làm kích thích hệ vi sinh vật phát triển làm cho tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và thức ăn thô xanh nên làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn ở lô TN so với lô ĐC. Tuy nhiên, lượng thức ăn hỗn hợp quá nhiều sẽ làm cho thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết đã đẩy ra ngoài nên cũng làm giảm tỷ lệ tiêu hóa trong thức ăn xuống.

Không có sự sai khác về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và tỷ lệ tiêu hóa protein giữa các lô TN và lô ĐC (P>0,05).

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô có xu hướng tăng ở khẩu phần thức ăn hỗn hợp được giải thích là do hàm lượng thức ăn hỗn hợp

trong khẩu phần tăng, hàm lượng protein tăng, tỷ lệ năng lượng và protein được cân đối hơn tạo điều kiện tốt cho hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp cho quá trình lên men và phân giải các chất trong dạ cỏ tốt hơn.

3.2.3. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến khả năng tăng khối lượng của dê

Đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu

phần đến khả năng tăng khối lượng của dê trong thời gian nuôi TN được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13: Tăng khối lượng của dê trong thời gian thí nghiệm Đ

ơ L ô

L ô

L K ô

h k g

1 2

1 2

1 K 2

h k g

1 7

2 0

2 K 0

h k g

4 ,

7 ,

7 T ,

ă

g 5 5

8 4

8 T 7

ă

% 1 0

1 5

1

Kết quả bảng 3.13 cho thấy: Khối lượng của dê có xu hướng tăng dần 5 theo

tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần, ở tất cả các lô TN dê đều cho tăng khối lượng cao hơn so với lô ĐC (P<0,05). Lô TN1 và lô TN2 cho tăng khối lượng cao đạt 84,44 g và 87,78 g/ngày, trong khi đó lô ĐC chỉ tăng 55,22 g/ngày. Dê của lô TN1 và lô TN2 cho tăng khối lượng cao hơn lô ĐC và sự sai khác giữa các lô TN với lô ĐC có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Tuy nhiên, tăng khối lượng bình quân/ngày của dê ở lô TN1 và lô TN2 có sự sai khác nhau về mặt số học nhưng không có sự khác nhau về mặt thống kê (P>0,05). Dê ở lô ĐC cho tăng khối lượng thấp do lượng protein và năng lượng trao đổi ở lô ĐC thấp hơn các lô TN được bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp.

3.2.4. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của dê

Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1 kg khối lượng cơ thể phụ thuộc vào thức ăn mà dê thu nhận hàng ngày và mức tăng khối lượng tương ứng. Thức ăn có chất lượng và khẩu phần hợp lý giúp cho dê ăn ngon miệng và tăng khối lượng. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn, tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1 kg tăng khối lượng giảm. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của dê được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của dê Đ

ơ L ô

L ô

L ô Tổng k

g 5 9 5

3 5 Tổ 7

ng k c 1

0 1 1 1 Tổ 2

ng g2.

5 5 . 5.

Tổ 8

ng k

g 4

, 7 7 Ti ,

êu k

g 1 1 7

, 7 Ti ,

êu k

c 2

1 1 4 1 Ti 5

êu g / 5

1 6 7 7

4

Kết quả bảng 3.14. cho thấy:

Tiêu tốn vật chất khô, năng lượng thô ở các lô TN đều thấp hơn so với lô ĐC, nhưng tiêu tốn năng lượng và vật chất khô ở lô TN2 lại cao hơn so với lô TN1. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng lại có xu hướng tăng dần khi chất lượng thức ăn hỗn hợp và khối lượng thức ăn hỗn hợp tăng lên.

Tiêu tốn vật chất khô/kg tăng khối lượng thấp nhất ở lô TN1 là 7,07 kg, sau đó tăng lên ở lô TN2 là 7,32 kg và cao nhất ở lô ĐC là 11,90 kg. Như vậy, bổ sung thức ăn hỗn hợp hợp lí đã làm giảm lượng VCK thu nhận, còn bổ sung quá nhiều thức ăn hỗn hợp hay thức ăn hỗn hợp không đảm bảo chất lượng sẽ làm tăng tiêu thụ VCK/kg tăng khối lượng của dê.

Tiêu tốn năng lượng thô cũng có diễn biến tương tự như tiêu tốn VCK vì

khi lượng VCK tiêu thụ tăng thì đồng nghĩa với lượng năng lượng thô trong đó cũng tăng theo. Do đó, tiêu thụ năng lượng thô cũng nằm trong quy luật tiêu thụ VCK. Tức là tiêu thụ năng lượng thấp nhất ở lô TN1 là 14.580 kcal, sau đó đến lô TN2 là 15.925 kcal và cao nhất là ở lô ĐC là 21.361 kcal.

Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của dê thấp nhất ở lô ĐC là 519,22 g/kg tăng khối lượng, tăng dần ở lô TN1 là 670,02 g/kg tăng khối lượng và cao nhất ở lô TN2 là 741,37 g/kg tăng khối lượng. Như vậy, để tăng một kg khối lượng thì lô TN1 đã tiêu tốn hơn 150,8 g protein/kg tăng khối lượng so với ĐC, còn lô TN2 tiêu tốn hơn là 222,15 g/kg tăng khối lượng.

Theo Nguyễn Đông Hải (2008) khuyến nghị mức 6g protein thô/kg khối lượng cơ thể/ngày đối với dê Bách Thảo từ 15- 20 kg. Theo Nguyễn Duy Khánh (2015) thì dê Bách Thảo từ 10-15 kg cần 7g protein thô/kg khối lượng cơ thể/ngày. Theo Nguyen Thi Kim Đong và Nguyen Văn Thu (2018) thì dê Bách Thảo từ 3-7 tháng tuổi cần 5,5- 6,5 g protein thô/kg khối lượng cơ thể/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lô ĐC chỉ đạt 1,88 g protein thô/con/ngày, còn lô TN1 và TN2 đạt lần lượt là 3,77 và 4,34 g protein thô/kg khối lượng cơ thể/ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần sát với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Đong và Nguyen Văn Thu (2018), còn thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác.

Theo chúng tôi sự khác biệt này là do (1) dê ở các độ tuổi khác nhau thì nhu cầu protein khác nhau; (2) dê sinh trưởng cao thì nhu cầu protein sẽ lớn hơn dê sinh trưởng thấp mà dê thí nghiệm của chúng tôi là con lai của dê Bách Thảo với dê Cỏ nên tốc độ sinh trưởng thấp hơn hẳn. Vì vậy, nhu cầu protein trong ngày cũng thấp hơn. Bên cạnh đó chúng tôi nuôi nhốt hoàn toàn trong diện tích hẹp nên dê cũng ít tiêu tốn protein và năng lượng hơn.

3.2.5. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến hiệu quả kinh tế

Với giá thức ăn tại thời điểm làm TN: cỏ xanh 500 đồng/kg, thức ăn hỗn

hợp 9.600 đồng/kg, bột ngô là 6.600 đ/kg. Chúng tôi đã tiến hành tính chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê TN. Kết quả được thể hiện tại Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng Đ

ơ n

L ô Đ

L ô T

L ô T Ti

ê k g

3 7

2 0

1 9 Ti

ê k g

5 ,

3 ,

3 , C

hi đ ồ

1 8.

1 0

9 . C

hi đ ồ

3 5.

3 4

3 9.

T ổ

đ ồ

5 4.

4 4

4 9.

Kết quả bảng 3.15 cho ta thấy:

Tổng chi phí thức ăn ở lô ĐC là cao nhất (54.815 đồng/kg), tiếp đến là lô TN2 (49.894 đồng/kg) và thấp nhất là lô TN1 là 44.407 đ/kg. Nhưng tổng khối lượng tăng trong 3 tháng thí nghiệm ở lô TN2 lại cao nhất (7,9 kg/con) và thấp nhất là lô ĐC (4,97 kg/con). Như vậy, chi phí thức ăn trung bình cho 1 kg tăng khối lượng ở các lô TN đều rẻ hơn so với lô ĐC và rẻ nhất ở lô TN1 với mức bổ sung 300 g thức ăn hỗn hợp. Nuôi dê TN ở giai đoạn từ 6 - 10 tháng tuổi, khi cho tỷ lệ thức ăn tinh là 300g bột ngô/con ở lô ĐC, 300 g/con thức ăn hỗn hợp ở lô TN1 hoặc 350g/con thức ăn hỗn hợp ở lô TN2 thì khả năng tăng khối lượng trong thời gian TN tương ứng là 4,97 kg, 7,6 kg, 7,9 kg và chi phí/1kg tăng khối lượng tương ứng là 54.815 đ; 44.407 đ; 49.894 đ/1kg tăng khối lượng.

Thông qua so sánh giữa tổng chí phí thức ăn và tổng khối lượng tăng của dê trong thời gian 3 tháng TN thấy rằng khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh hợp lí nhất là 300 g thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Như vậy, nuôi dê giai đoạn dê 6 - 10 tháng tuổi nên cho dê ăn thức ăn hỗn hợp ở mức 300 g/con trong khẩu phần thì dê cho sẽ chi phí thấp nhất.

3.2.6. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê

Để thấy được hiệu quả kinh tế của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp, chúng tôi đã tính toán số liệu thu được trong thời gian làm thí nghiệm.

Chi tiết kết quả được trình bày tại bảng 3.16.

Bảng 3.16: Hạch toán kinh tế/1 dê nuôi thí nghiệm Đ

V L ô

L ô

L C ô

hi đ ồ

1 .

1.

8 1 T .

h đ ồ

3 3

3 3

3 C 3

ô đ ồ

2 0

2 0

2 T 0

h đ ồ

9 4

7 8

7 T 8

h đ ồ

1 7

2 5

3 Σ 0

C đ

2 .

2.

4 2 K .

L k g

1 7

2 0

2 T 0

đ

2 .

2.

8 2 H .

iệ đ

1 2

4 2

4

Để hạch toán được kinh tế, chúng tôi dựa vào giá dê giống lúc mới nhập2 vào là 145.000 đồng/kg. Đối với thuốc thú y: Để đảm bảo đàn dê vận chuyển từ nơi khác về không bị bệnh đường hô hấp và một số bệnh khác do lạ môi trường và stress do vận chuyển, chúng tôi đã tiến hành cho dê nghỉ 1 ngày, sang ngày hôm sau tiến hành tiêm kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp (1 mũi duy nhất), tiêm thuốc bổ cho dê (1 mũi duy nhất); sau khi tiêm 3 ngày, chúng tôi tiến hành tẩy ký sinh trùng đường ruột (giun và sán); sau 5 ngày tiếp theo chúng tôi tiêm vác xin lở mồm long móng; sau một tuần tiếp theo thì chúng tôi tiến hành tiêm vắc xin tụ huyết trùng. Tất cả các loại thuốc tiêm chúng tôi mua ở

dạng dung dịch theo lọ, thuốc tẩy giun sán là thốc viên. Tất cả các thuốc này chúng tôi mua dựa theo khối lượng dê cân khi mới nhập, lượng thuốc không sử dụng hết (thường không đáng kể dư 1- 2 liều) cũng được tính giá thành và chia đều cho số đầu con (18 con). Trên cơ sở đó, chúng tôi tính được vắc xin lở mồm long móng có giá 16.700 đồng/liều, tụ huyết trùng có giá 7.200 đồng/liều; thuốc kháng sinh có giá 5.444 đồng/liều, tẩy giun có giá 3.333 đồng/liều và thuốc bổ có giá là 1.055 đồng/liều; công lao động chúng tôi tính dựa trên thời gian bỏ ra hằng ngày để chăm sóc dê là 2 giờ với đơn giá là 20.000 đồng/giờ, tính tổng cho cả đàn rồi chia trung bình/con. Lượng thức ăn xanh có giá là 500 đồng/kg và thức ăn tinh đối với bột ngô có giá là 6.600 đồng/kg, còn thức ăn tinh có giá là 9.600 đồng/kg. Hạch toán bán dê dựa hoàn toàn vào khối lượng dê xuất chuồng với đơn giá là 140.000 đồng/kg. Từ những dữ liệu như trên, chúng tôi tính được hiệu quả kinh tế tại bảng 3.16.

Kết quả bảng 3.16 cho thấy khi giống ban đầu có sự khác nhau không lớn, lô ĐC cao hơn lô TN1 là 14.500 đồng/con, cao hơn lô TN2 là 12.083 đ/con; còn lô TN2 cao hơn lô TN1 là 2.416 đồng/con. Trong quá trình nuôi dê không bị bệnh gì nên lượng vắc xin và thuốc thú y sử dụng từ ban đầu là như nhau là

33.732 đồng /con. Công lao động trung bình cho một dê trong cả giai đoạn là 200.000 đồng /con. Lượng thức ăn xanh của 3 lô dê TN gần tương đương nhau, lô ĐC cao nhất, cao hơn lô TN1 là 15.758 đồng/con, cao hơn lô TN2 là 15.383 đồng/con, còn lô TN2 cao hơn lô TN1 là 375 đồng/con. Nói chung thức ăn xanh cấu thành chênh lệch về chi phí thức ăn cho dê giữa 3 lô không đáng kể. Tuy nhiên, lượng thức ăn tinh lại có sự khác biệt rất lớn giữa các lô.

Lô ĐC có chi phí thức ăn tinh thấp nhất là 178.200 đồng/con, sau đó là lô TN1 là 259.200 đồng/con và cao nhất là lô TN2 là 302.400 đồng/con. Lô ĐC có chi phí thức ăn tinh thấp hơn lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 81.000 đồng/con và 124.200 đồng/con, còn lô TN1 thấp hơn lô TN2 là 43.200 đồng/con. Từ các kết quả chi này, chúng tôi tính được tổng chi của lô ĐC thấp nhất là 2.354.732 đồng/con;

tiếp đến là lô TN1 là 2.405.474 đồng/con và cao nhất là lô TN2 là 2.451.465 đồng/con.

Căn cứ vào khối lượng dê lúc kết thúc TN và giá bán tại thời điểm kết thúc TN là 140.000 đồng/kg, chúng tôi đã thu được lô ĐC bán được thấp nhất là 2.480.333 đồng/con, tiếp đến là lô TN1 là 2.835.000 đồng/con và cao nhất là lô TN2 là 2.879.333 đồng/con. Trên cơ sở thu trừ chi, chúng tôi tính được hiệu quả kinh tế của lô TN1 là cao nhất là 429.526 đồng/con, sau đó đến lô TN2 là

427.868 đồng/con và thấp nhất là lô ĐC là 125.601 đồng/con. Hiệu quả kinh tế

của lô TN1 số với lô ĐC là 303.925 đồng/con và hơn lô TN2 là 1.658 đồng/con.

Như vậy, phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và thay thế các mức thức ăn hỗn hợp thì ở mức 300 g/con/ngày cho hiệu quả kinh tế nhất, nếu tiếp tục tăng lượng thức ăn hỗn hợp lên thì hiệu quả kinh tế bắt đầu giảm xuống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức thức ăn hỗn hợp đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dê giai đoạn 6 10 tháng tuổi (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w