Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 22 - 25)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doan nghiệp. ROE được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân. Thông qua ch ỉ số ROE, chúng ta có th ể biết được với một đồng vốn chủ sở hữu th ì doanh nghiệp có thể thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROE của mỗi doanh nghiệp cao có thể là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn iệu quả. Tuy nhiên, mức ROE hợp lý còn ph ụ thuộc vào đặc điểm cũng từng gà h riêng bi ệt.

Đối với ngành ngân hàng, ch ỉ số ROE cao thể hiện ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra lợi nhuận lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài (2017) cho thấy, rủi ro tín dụng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ác ngân hàng, t ức có mối quan hệ ngược chiều giữa ROE với rủi ro tín dụng. Do đó, kỳ vọng của tác giả giữa chỉ số ROE với sự ổn định tài chính của ngân hàng là m ối quan hệ cùng chi ều.

1.1.5.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài s ản

Tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng có th ể được xem như là một trong những biểu hiện về sức mạnh nội tại của NHTM, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp v à được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Đây cũng là một trong những cơ sở để thu hút vốn tiền gửi, điều chỉnh hoạt động đầu tư và điều chỉnh hoạt động tín dụng. Do ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù nên t ỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là khá th ấp.

ỷ số này cũng phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của vốn chủ sở hữu với các cam kết hoàn trả của ngân hàng như là “một tấm đệm” để giữ vững sự ổn định của ngân hàng khi g ặp những cú sốc. Nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2015) đã chỉ ra mối quan hệ cùng chi ều giữa chỉ tiêu này v ới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với sự ổn định tài chính của ngân hàng là m ối quan hệ cùng chi ều.

12

1.1.5.3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn l ại sau khi ngân hàng trừ đi hết các chi phí hoạt động và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này th ể hiện khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng năm đo lường mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.

Khi lợi nhuận gia tăng thì sẽ bổ sung thêm nguồn lực hoạt động cho ngân h àng, do đó mối quan hệ giữa tăng trưởng lợi nhuận sau thuế với sự ổn định tài chính c ủa ngân hàng là m ối quan hệ cùng chiều.

1.1.5.4. Quy mô t ổng tài s ản

Tổng tài sản có thể đại diện cho quy mô của ngân hàng, tổ g tài sản càng lớn tức quy mô ngân hàng càng l ớn, trong đó tiền gửi huy động v à cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, tổng tài sản càng lớn chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi càng mạnh và dư nợ cho vay cao. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông l ệ quốc tế.

Theo Hiệp ước Basel, năng lực tài c ính mạnh là điều kiện cần và đủ để ngân hàng nân g cao khả năng cạnh tranh trên th ị trường, có đủ tiềm lực để áp dụng vận hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, tăng khả năng thanh khoản, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn từ đó đảm bảo an to àn hoạt động của ngân hàng mình nói riêng và an toàn toàn hệ thống tài chính nói chung. Saunders & cộng sự (1990) hay Chen & cộng sự (1998) đều tìm ra kết quả quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng. Do đó, quy mô tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng thường có mối quan hệ cùng chi ều.

1.1.5.5. Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng

Ngân hàng được xem là một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cấp tín dụng.

Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng được huy động từ tiền gửi của khách hàng và ngu ồn vốn này sẽ được sử dụng để cấp tín dụng.

Khi tỷ lệ dư nợ khách hàng trên ti ền gửi khách hàng cao, tức ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn của mình sẽ khiến cho thu nhập của ngân hàng tăng, tuy nhiên đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng cường kiểm soát rủi ro. Tiền nghiên cứu của Keeton (1999) đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng tùy thu ộc vào nguyên nhân c ủa sự tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tăng không có thể

13

làm giảm rủi ro tín dụng cho toàn bộ dư nợ nếu nó bắt nguồn từ việc nguồn cầu vốn tăng chứ không phải do nguồn cung vốn. Như vậy, mối quan hệ giữa tỷ lệ dư nợ khách hàng trên ti ền gửi khách hàng với sự ổn định tài chính của ngân hàng thường là mối quan hệ cùng chi ều.

1.1.5.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài s ản

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thể hiện cho khả năng kiểm soát rủi ro và y ếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, còn th ể hiện khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro từ các khoản cho vay của ngân hàng.

Khi dư nợ cho vay tăng lên sẽ giúp thu nhập của ngân hàng tăng tuy nhiên ngân hàng phải tăng cường kiểm soát và lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay. Hoặc khi tổng tài sản của ngân hàng giảm xuống sẽ khiến quy mô hoạt động của ngân hàng thu nhỏ và làm gi ảm khả năng thanh khoản, bù đắp rủi ro ủa ngân hàng. Do đó, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng có th ể cùng chi ều hoặc ngược chiều.

1.1.5.7. Tỷ lệ thu nhập lãi c ận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là ph ần tră m chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Đây được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Khi gân hàng càng cho vay nhi ều, thì mức độ rủi ro tín dụng tăng lên và buộc ngân hàng nân g tỷ lệ trích lập dự phòng r ủi ro, các ngân hàng phải tính toán lợi nhuận cao h n để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến.

Khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, t ức các ngân hàng đang theo đuổi mức rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại. Các nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguy ễn Thị Ngọc Hương (2013), Vừ Phỳc Tr ường Thành (2019) đó thể hiện mối quan hệ cựng chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với rủi ro tín dụng. Do đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với sự ổn định tài chính của các ngân hàng thường sẽ có mối quan hệ ngược chiều.

14

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w