Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 78)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, về hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần tránh mở rộng hị phần một cách bất chấp bằng việc nới lỏng các điều kiện cho vay để tra h giành khách hàng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính hiện nay, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn v ới các công ty tài chính. Các NHTM cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, hạn chế nợ xấu và có các bi ện pháp tích cực xử lý nợ xấu, chủ động trích lập dự phòng, tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng bằng cách phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, cơ quan đấu giá t ài sản để đẩy nhanh tiến độ thanh lý các tài sản đảm bảo, gia tăng chất lượng tài s ản cho vay, từ đó tối ưu hóa hi ệu quả hoạt động, góp ph ần nâng cao sự ổn định của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn có th ể phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý triệt để các khoản nợ xấu.

Thứ hai, cần nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM. Khi ngân hàng mở rộng hoạt động, tổng tài sản và quy mô ngân hàng t ăng lên, NHTM cần chủ động gia tăng tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không bị sụt giảm để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đồng thời nhằm cải thiện khả năng thanh khoản, đảm bảo chất lượng của tài sản, góp phần làm cho các ngân hàng phát triển bền vững và mở rộng thị phần, nâng cao được hiệu quả tài chính. Theo quy định của Hiệp ước Basel, điều kiện cần và đủ cho các ngân hàng nâng cao s ức mạnh cạnh tranh trên thị trường là nâng cao năng lực tài chính để có đủ tiềm lực áp dụng vận hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng mình và góp ph ần nâng cao sự ổn định tài chính của NHTM. Quy mô vốn lớn thể hiện khả năng ổn định tài chính cao hơn. Bên cạnh đó, vốn của NHTM được xem là “tấm khiên” giúp ch ống lại các tác động từ bên ngoài, b ảo đảm một sự ổn định trong

58

hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp hỗ trợ cho hoạt động mở rộng thị phần, gia tăng khả năng tự chủ tài chính.

Thứ ba, các NHTM cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo trình độ chuyên môn nghi ệp vụ vững vàng, khả năng quản trị điều hành nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hi ệu quả, gia tăng giá trị cho ngân h àng, cho khách hàng, và c ho nền kinh tế. Các ngân hàng cần chú trọng đầu tư cho ho ạt động đào tạo, thông qua sử dụng nguồn lực nội bộ cũng như các chương trình đào tạo bên ngoài nh ằm phổ biến các quy trình, chính sách, các kỹ thuật, nghiệp vụ và các chương trình về quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo các quy định của quốc gia và theo các chuẩn mực và thông l ệ quốc tế. Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ phân loại xử lý nợ, quản lý chất lượng tín dụng để từng bước tiếp cận cách đánh giá rủi ro tín dụng và phân lo ại theo chuẩn quốc tế (Basel II), phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn và cần theo dừi bỏm sỏt tỡnh hỡnh sau cho vay, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn đối với các trường hợp được đánh giá là rủi ro cao để có biện pháp can thiệp cần thiết. Tăng cường k ả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thay vì nới lỏng chính sách cho vay.

Thứ tư, về sản phẩm, các ngân hàng cần có những chiến lược để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sự ổn định tài chính. Ngày nay, trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng cho nên các ngân hàng c ần nắm bắt và đáp ứng kịp thời, đặc biệt là các s ản phẩm dịch vụ tích hợp công nghệ. Đồng thời xây dựng chiến lược Marketing bài bản, xác định đúng phân khúc th ị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có bi ện pháp phù h ợp để tiếp cận khách hàng, hoàn thi ện hệ thống danh mục sản phẩm, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm và xây d ựng các chính sách ưu đãi khuyến mãi và ch ăm sóc hậu mãi phù h ợp cho từng đối tượng khách hàng.

Thứ năm, các ngân hàng luôn ph ải cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất để tránh những cuộc tấn công từ tội phạm công nghệ, bảo vệ tối đa cho chính ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin của khách hàng. Ngoài ra, công ngh ệ kỹ thuật hiện đại chính là điều kiện tiên quyết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh, triển khai hoạt động dịch vụ, cập nhật thông tin nội bộ nhanh chóng

59

và đầy đủ từ đó giảm thiểu rủi ro từ thông tin b ất cân xứng. Mặt khác, công nghệ hiện đại còn giúp ngân hàng gi ảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian giao dịch mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho khách hàng, giúp b ảo vệ khách hàng một cách hữu hiệu. Liên kết với các công ty cộng nghệ để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm trên nền tảng khoa học – công ngh ệ hiện đại. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và giám sát ch ặt chẽ, xử lý nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng.

Cuối cùng, các nhà qu ản trị điều hành ngân hàng trong ho ạt động kinh doanh cần quản lý tốt các khoản chi phí và các kho ản mục đầu tư của ngân hàng. Điều này sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tối đa được những chi phí không cần t iết và để dành nguồn lực đó cho việc gia tăng đầu tư một cách có hi ệu quả. Bên cạ h đó, điều này sẽ giúp các ngâ n hàng thu hút nh ững nhà quản lý tài năng c ũng như giữ chân và thúc đẩy bộ máy điều hành của ngân hàng làm việc tốt hơn. Từ đó, điều này sẽ giúp cho các NHTM gia tăng sự ổn định tài chính.

60

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w