Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 66)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

2.3.1. Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score

Dựa trên công th ức tính toán đã được Bourkhis và Nabi (2013), Beck và c ộng sự (2013) sử dụng để tính Z-score đo lường sự ổn định tài chính của các ngân hàng, tác giả đã tính chỉ số Z-score cho 19 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018 dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính thường niên đã kiểm toán của các ngân hàng. Theo đó, ngân hàng SHB vào năm 2014 có chỉ số Z-score cao nhất là 91,88624, ngược lại, ngân hàng được ghi nhận có Z-score thấp nhất là 9,366592 là VPB vào năm 2014. Z-score trung bình trong cả giai đoạn này của các NHTM Việt Nam là 37,03, cao hơn so với mức 32,65 trong giai đoạn 2005-2013 (Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng S ơn, 2015). So sánh với các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại các nươc và khu vực trên thế giới thì mức Z-score bình quân 37,03 này cao hơn so với mức 30,59 của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2009

43

(Fu & ctg, 2014), thấp hơn mức 41,78 bình quân của 12 quốc gia Châu Á giai đoạn 2001-2007 (Soedarmono & ctg, 2011), mức 46,50 của các NHTM thuộc khối OECD giai đoạn 1994-2004 (Hesse & Cihák, 2007) và thấp hơn khá nhiều so với mức 86,57 của bình quân của các ngân hàng thuộc 12 nước Châu Âu hoạt động ổn định trong giai đoạn 2008-2011 (Chiaramonte & ctg, 2015). Có th ể thấy, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam những năm gần đây đã cải thiện tính ổn định hơn so với các ngân hàng cả trong nước lẫn các nước khác trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009, tuy nhiên vẫn bất ổn định hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển như ở Châu Âu hay các nước thuộc k ối OECD.

36.88 37.00

36.00 36.00

35.00 34.53

34.00 33.00 32.00

2014 2015 2016 2017 2018

Hình 2.1: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.1 thể hiện sự biến động của sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Bắt đầu ở mức Z-score khá cao vào năm 2014 với 39,40 điểm, chỉ số này giảm dần đều chỉ còn 38,36 vào năm 2015 và 36,88 vào năm 2016, trước khi giảm nhẹ mạnh còn 34,53 vào năm 2017 và giữ ổn định vào năm cuối cùng của giai đoạn. Nhìn chung, xu hướng chung của chỉ số Z-score của các NHTM Việt Nam qua các năm là giảm, cho thấy hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện các cơ chế và chính sách quản lý.

44

90.00

80.00 70.00

60.00

50.00 40.00

30.00

20.00 10.00

0.00

Hình 2.2: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.2 mô t ả chỉ số Z-score trung bình của 19 ngân hàng các năm từ 2014 – 2018, trong đó 5 ngân hàng có Z-score cao nhất là PGBank với 84,1 điểm, tiếp theo là 4 ngân hàng STB, BID, MSB, CTG với lần lượt là 81,78; 58,27; 53,32; 51,09. Ngân hàng có Z -score bình quân thấp nhất trong mẫu nghiên cứu là VIETBANK với 12,08;

điều này được giải thích bởi lợi nhuận năm 2014 của ngân hàng này gi ảm mạnh khiến chỉ số ROA của ngân hàng bị giảm xuống mức âm đồng thời khiến độ lệch chuẩn SDROA tăng lên, khiến cho sự ổn định tài chính của ngân hàng này su ốt giai đoạn 5 năm là ất thấp. Ngược lại, PGBank có độ lệch chuẩn ROA trong 5 năm là khá thấp cộng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài s ản EA luôn duy trì ở mức cao từ 12 – 14% nên ngân hàng này nh ận được chỉ số Z-score cao nhất trong mẫu nghiên cứu.

45

2.3.1.1. So sánh sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng có hình th ức sở hữu khác nhau

60 55.54

50

40

30

20

10

0

Hình 2.3: Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước và NHTM tư nhân (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.3 mô t ả chỉ số Z-score bình quân của các ngân hàng thuộc hai hình thức sở hữu là có v ốn của nhà nước và không v ốn của nhà nước. Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 3 ngân hàng là CTG, VCB, BID còn 16 ngân hàng còn l ại thuộc khối NHTM tư hân. Nhìn chung trong cả giai đoạn, bình quân chỉ số Z-score của hai nhóm đều có xu hướng giảm, tuy nhiên nhóm ngân hàng có v ốn của nhà nước vẫn có sự ổn định tài chính cao hơn nhóm NHTM tư nhân. Cụ thể, năm 2014, cả hai nhóm có ch ỉ số Z-score bình quân khá chênh lệch là 55,54 đối với NHTM có vốn nhà nước và 36,38 đối với NHTM tư nhân. Tuy nhiên trong năm tiếp theo, Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước giảm mạnh xuống còn 49,93 trong khi v ới nhóm NHTM tư nhân thì chỉ số này là không thay đổi đáng kể. Điều tương tự lặp lại cho năm 2016 khi sự ổn định tài chính của nhóm ngân hàng có v ốn nhà nước giảm xuống còn 44,67 và nhóm NHTM tư nhân giảm nhẹ xuống 35,42. Đặc biệt, chỉ số Z-score bình quân của cả hai nhóm chạm đáy vào năm 2017, cụ thể là 40,23 và 33,46 l ần lượt cho NHTM có v ốn nhà nước và NHTM tư nhân, trước khi chỉ số này tăng nhẹ trở lại vào năm 2018, lần lượt đạt 41,7 và 34,93. Có th ể thấy, tình hình biến động chỉ số Z-

46

score của cả hai nhóm đều khá giống nhau, hàm ý sự ổn định tài chính của hai nhóm hình thức sở hữu này là tương đồng trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có s ự sở hữu của nhà nước vẫn luôn có ch ỉ số Z-score bình quân cao hơn đối với nhóm còn l ại, cho thấy yếu tố hình thức sở hữu cũng ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Cụ thể, các NHTM có vốn nhà nước thường có quy mô l ớn hơn và lâu đời hơn các ngân hàng còn l ại do đó rủi ro tín dụng và r ủi ro thanh khoản của nhóm này thấp hơn nhóm còn l ại. Kết luận này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hammami & Boubaker (2015), với Z-score c ủa nhóm ngân hàng có s ở hữu nhà nước là 133,21, trong khi Z-score của nhóm ngân àng tư nhân là 52,99.

2.3.1.2. So sánh sự ổn định tài chính của các ngân hà ng niêm yết và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán

Theo số liệu cập nhật tại trang web finance.vietstock.vn (truy cập 21/02/2020) thì số lượng ngân hàng niêm y ết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 12 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, HDB, TCB, TPB,VPB, SHB và STB. Các ngân hàng còn l ại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết. Biểu đồ trên thể hiện bình quân chỉ số Z-score của nhóm ngân hàng niêm y ết trên sàn ch ứng khoán và nhóm ngân hàng chưa niêm yết. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2018 chỉ số Z- score bình quân cả hai nhóm đều có xung hướng là giảm tuy nhiên nhóm NHTM không niêm y ết có Z-score cao hơn nhóm còn l ại. Năm 2014, Z-score bình quân của nhóm NHTM niêm y ết là 37,91 sau đó giảm dần đều qua các năm trước khi tăng nhẹ trở lại vào năm 2018, đạt 35,1 điểm. Trong khi đó, bình quân Z-score của nhóm NHTM ch a niêm yết có xu hướng ổn định hơn khi chỉ giao động từ 41,96 đến 42,35 trong 3 năm đầu tiên, trước khi giảm mạnh xuống 37,29 vào năm 2017 và ổn định ở mức 37,54 ở năm cuối của giai đoạn.

47

45.00

40.00 35.00

30.00 25.00

20.00 15.00 10.00 5.00 0.00

Hình 2.4: Bình quân chỉ số Z-score của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết giai đoạn 2014 – 2018

(Nguồn: Tính toán của tác giả) Đồ thị trên hình 2.4 cho thấy, các NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa chắc có được sự ổn định như nhóm còn l ại. Mặc dù vi ệc niêm yết sẽ mang lại một số lợi thế cho các NHTM như khả năng huy động được vốn lớn khi có nhu cầu từ thị trường chứng khoán, nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu ngân hàng, quảng bá thương hiệu, tăng uy tín của ngân hàng. Bên c ạnh những điểm mạnh thì việc niêm yết trên thị trường chứ g khoán cũng mang lại nhiều áp lực thách thức cho các NHTM Việt Nam. Theo quy định về công bố thông tin, tất cả tổ chức tín dụng đều là công ty đại chúng quy mô lớn, nên đều phải thực hiện công bố thông tin về quản trị công ty. Thực tế, tất cả tổ chức tín dụng có đặc thù riêng, đó là đều chịu sự quản lý chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà n ước, nên việc báo cáo tình hình tài chính, tình hình hoạt động phải thực hiện thường xuyên, liên t ục. Có nghĩa là các ho ạt động của ngân hàng đều chịu sự giám sát ch ặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng khi được niêm yết trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phải được công khai minh b ạch hơn với công chúng, với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thách thức từ tính minh bạch hóa đã tạo nên một áp lực vô cùng l ớn đối với các NHTM niêm yết, từ các cơ quan quản lý và cổ đông đại chúng, thị trường, đối tác. Nếu như các NHTM chưa niêm yết

48

có th ể dùng bi ện pháp giao dịch kỹ thuật để điều chỉnh các chỉ số, nợ xấu, tổng tài sản, làm thể hiện khác đi bản chất thì nay, với các quy định phải bóc tách hết số liệu và thông qua giám sát t ừ xa, thanh tra trực tiếp, các ngân hàng niêm y ết buộc phải minh bạch hoá thông tin. Ngoài ra, các NHTM niêm y ết còn có áp l ực rất lớn lên Ban lãnh đạo, cổ đông của ngân hàng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hi ệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thực tế, cho thấy những diễn biến trên thị trường gần đây, việc giao dịch cổ phiếu đã khiến cho cơ cấu cổ đông của các NHTM niêm yết thường xuyên thay đổi, dẫn đến sự mất ổn định trong quá trình quản lý ngân hàng và có th ể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. Như vậy những yêu cầu, đặc điểm, và hoạt động của các NHTM niêm y ết trên sàn có th ể làm cho nó b ất ổn hơn. Những thách thức và rủi ro đối với Ngân hàng niêm y ết càng nhiều hơn trong một thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn phát tri ển toàn diện như Việt Nam bao gồm các áp lực về công khai thông tin và những rủi ro khi công khai thông tin, rủi ro về những tin đồn thất thiệt, áp lực về nâng cao chất lượng quản trị, chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường.

2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w