1.4.1. Phải luôn cập nhật các chuẩn mực, nhất là các chuẩn mực về tính trọng yếu trong kiểm toán
Từ sự phá sản của các công ty hàng đầu trên thế giới, từ sự thất bại trong cuộc kiểm toán của Arthur Anderson, các quốc gia trên thế giới đã hiệu đính chuẩn mực, đặc biệt chuẩn mực về trọng yếu nhằm làm rừ những vần đề phức tạp, giỳp cỏc KTV dễ dàng hơn trong việc áp dụng vào thực tế . Nói cách khác, để chuẩn mực kiểm toán
,
là nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ thì cần thiết phải cập nhật để có thể vận dụng một cách hiệu quả và linh hoạt chuẩn mực kiểm toán nói chung và chuẩn mực kiểm toán về trọng yếu nói riêng.
1.4.2. Phải có hướng dẫn chi tiết như Hoa Kỳ
Chuẩn mực kiểm toán chỉ là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ. Do vậy, để áp dụng trong thực tế luôn cần có những hướng dẫn chi tiết. Việt Nam nên có các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện kiểm toán BCTC mà cụ thể là phải có hướng dẫn chi tiết về vận dụng tính trọng yếu như của Hoa Kỳ.
1.4.3. Cần dựa vào tính trọng yếu để hoàn thiện quy trình kiểm toán phù hợp KTV và công ty kiểm toán cần phải thực hiện một quy trình kiểm toán phù hợp với mục tiêu kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến tính “trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu” của BCTC. Để thực hiện được điều này, KTV phải xây dựng và thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán phù hợp, nhất là quy trình vận dụng tính trọng yếu.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần hiểu biết về khách hàng và môi trường mà khách hàng đang hoạt động. Đó là cơ sở tiếp cận khách hàng và tiếp cận về người sử dụng BCTC của khách hàng. Việc xác định mức trọng yếu dựa vào yếu tố nào của BCTC mà người sử dụng BCTC quan tâm nhất.
Trong giai đoạn thực hiện, KTV nên vận dụng mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục để chọn mẫu và ước tính các sai lệch của tổng thể được suy ra từ kết quả của mẫu.
Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, KTV cần phải tiếp xúc với Nhà quản lý cấp thích hợp để có được sự giải trình cũng như sự chấp thuận về các bút toán điều chỉnh khác biệt trong kiểm toán.
1.4.4. Cần hồ sơ hóa tài liệu về trọng yếu
KTV cần phải hồ sơ hóa các vấn đề về trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV phải ghi vào hồ sơ kiểm toán các cơ sở cho
,
việc xác định các mức trọng yếu (chẳng hạn các chỉ tiêu cơ sở của việc tính toán có phù hợp với kỳ vọng của người sử dụng BCTC hay không). Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV phải hồ sơ hóa về công thức lấy mẫu dựa vào trọng yếu khoản mục, cũng như các thay đổi về mức trọng yếu cho phù hợp với nội dung, lịch trình và qui mô của thủ tục kiểm toán bổ sung. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, KTV phải có hồ sơ chứng minh được ý kiến của mình về các sai lệch chưa điều chỉnh và bảng tổng hợp các sai lệch, kể cả sai lệch đã phát hiện và có thể xảy ra.
Tài liệu hóa nhằm giúp xem xét công việc của KTV, xem xét việc tuân thủ chuẩn mực cũng như góp phần nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1.4.5. Thông báo với ban lãnh đạo
KTV nên thông báo các sai lệch chưa điều chỉnh (bao gồm các sai lệch đã phát hiện và sai lệch ước tính) cho Ban lãnh đạo của đơn vị. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán, KTV cần thông báo với Ban lãnh đạo của đơn vị về trách nhiệm Ban lãnh đạo của đơn vị về các bút toán chưa điều chỉnh và các ảnh hưởng của các bút toán đề nghị điều chỉnh này, nhằm tăng cường khả năng vận dụng tính trọng yếu trong khi thực hiện kiểm toán.
Tóm lại, xét về nội dung thì việc vận dụng tính trọng yếu theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ khá tương đồng với nhau, chính vì thế đối với ngành kiểm toán non trẻ như Việt Nam cần vận dụng linh hoạt các yêu cầu mang tính nguyên tắc của chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như các hướng dẫn chi tiết như của Hoa Kỳ trong việc vận dụng tính trọng yếu cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
,