CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
2.3 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG TÍNH TRỌNG YẾU TRONG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.3 Kết quả khảo sát
2.3.3.3 Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ
Tính đến nay đã có hơn 100 công ty kiểm toán có quy mô nhỏ và trung bình được thành lập và hoạt động trên địa bàn cả nước mà tập trung chủ yếu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định tại Thông tư 60/2006/TT-BTC hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán, quy định về người làm Giám đốc. Theo đó, thành viên được cử làm Giám đốc phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
Nhưng thực tế các KTV này cũng không phải là nhân sự thường trực của công ty mà kiêm nhiệm một công việc khác ở một đơn vị nào đó. Về nhân sự trợ lý KTV thì cũng được đào tạo theo một quy trình nghiệp vụ riêng của công ty mà chủ yếu là vừa học vừa làm.
Thêm vào đó có cả một bộ phận sinh viên thực tập tại các trường đại học cũng được tham gia trực tiếp vào một số hợp đồng kiểm toán. Có thể nói tuy không phải ở tất cả nhưng ở nhiều công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, chất lượng về trình độ nghiệp vụ của KTV chưa đồng nhất và chưa đạt mức chuyên môn cao. Rất ít công ty có được một quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho công tác đào tạo cũng như tác nghiệp.
Các KTV thường tiến hành công việc dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sẵn có.
Tuy nhiên có một số công ty kiểm toán này nhờ xây dựng được mối quan hệ với các giảng viên đại học ngành kiểm toán và tiếp cận được quy trình kiểm toán quốc tế (dưới dạng thành viên) nên bước đầu thực hiện được những yêu cầu chuyên môn nhất định. Cũng phải kể đến những công ty kiểm toán này được hình thành do các cá nhân tách ra từ công ty kiểm toán có vốn Nhà nước hoặc công ty kiểm toán quốc tế nên được kế thừa thành quả nghiệp vụ lẫn thị phần.
2.3.3.3.2. Kết quả khảo sát
,
a) Về các giai đoạn vận dụng tính trọng yếu
Khảo sát cho thấy các công ty kiểm toán này (chẳng hạn như Công ty Kiểm toán Mỹ) chỉ đưa ra cách xác định mức trọng yếu và thực hiện đánh giá với các sai lệch chưa điều chỉnh trong giai đoạn lập kế hoạch và hoàn thành kiểm toán.
Có thể nói tuy không phải ở tất cả nhưng ở nhiều công ty kiểm toán này thường chỉ quan tâm đến tính trọng yếu khi phát hiện các sai lệch chưa điều chỉnh trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Các KTV không xem đó cơ sở để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của cuộc kiểm toán.
b) Về cơ sở xác lập mức trọng yếu
Thông qua khảo sát, các công ty kiểm toán này do được tiếp nhận từ các quy trình kiểm toán từ các công ty quốc tế nên các chỉ tiêu lựa chọn tương đồng với với các hướng dẫn trên thế giới, cũng như với các công ty kiểm toán Việt Nam khác, cụ thể như sau:
• Lợi nhuận thuần trước thuế
• Tổng doanh thu
• Tổng tài sản
• Kết hợp hai hoặc ba chỉ tiêu trên.
c) Về quy trình vận dụng tính trọng yếu
Xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và cho từng khoản mục trong giai đoạn lập kế hoạch
Việc xác định mức trong yếu trong giai đoạn lập kế hoạch thường không được lập hoặc nếu có chỉ mang tính chất hình thức, không phải lập để dựa vào mức trọng yếu thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Mức trọng yếu khoản mục thường không được thiết lập trong giai đoạn này.
Áp dụng mức trọng yếu khoản mục trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Việc vận dụng mức trọng yếu để lựa chọn các phần tử của mẫu trong thử nghiệm cơ bản hầu nhưng chưa được thực hiện. Việc chọn mẫu trong giai đoạn này phần lớn
,
để đảm bảo được sự tin cậy số dư của từng khoản mục hoặc số phát sinh của các loại nghiệp vụ.
Đối với các công ty kiểm toán này, cũng chưa đánh giá các sai lệch ước tính cũng như các sai lệch phát hiện với mức trọng yếu khoản mục trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Đánh giá các sai lệch chưa được điều chỉnh với mức trọng yếu được xác lập ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán.
Chỉ so sánh các bút toán không điều chỉnh của khách hàng với mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch (nếu có) để cho ý kiến kiểm toán phù hợp trên báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, KTV chưa thực hiện các ước tính sai lệch tổng thể từ sai lệch của mẫu, cũng như sai lệch ước tính của toàn bộ BCTC và so sánh mức sai lệch ước tính với mức trọng yếu tổng thể.
2.3.3.3.3. Nhận xét và đánh giá tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ
Ngoài những hạn chế do các nguyên nhân chung giống như các công ty kiểm toán tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước (thuộc Bộ tài chính & Sở tài chính) đã được trình bày ở trên, còn có một số yếu tố chi phối như sau
Nhân sự và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ còn quá mỏng và hạn chế. Thời gian và nhân sự cho tác nghiệp kiểm toán trực tiếp đối với một hợp đồng kiểm toán là ít nên việc tuân thủ và triển khai quy trình kiểm toán còn hạn chế.
Giá phí kiểm toán thấp cũng là một đặc thù phổ biến tại các công ty kiểm toán này và từ đó phần nào đã ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp kiểm toán nói chúng cũng như khả năng phát huy tính năng tác dụng của vận dụng mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán nói riêng.
Một đặc tính nữa của các công ty kiểm toán này đó là tình hình nhân sự không ổn định cũng như việc vận dụng mạng lưới cộng tác viên kiểm toán quá nhiều làm cho điều kiện để nâng cao chuyên môn chuyên sâu của các KTV bị hạn chế.
,