Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung của lâm phần rừng Keo trồng thuần loài, khác tuổi tại Xã Tân Thái, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
4.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngang
4.2.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính
Phân bố số cây theo đường kính thân (N/D1.3) là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng. Chỉ tiêu này phản ánh sự sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian. Nó được xem như một cấu trúc cơ bản nhất vì đường kính là một thành phần tham gia tạo nên thể tích thân cây cũng như trữ lượng rừng. Phân bố số cây theo đường kính phản ánh mức độ tăng trưởng của cây gỗ trong hệ sinh thái rừng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của rừng và theo mỗi mục tiêu khác nhau thì phân bố N/D1.3 cũng có sự khác biệt.
Nếu lấy mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm làm định hướng cho lâm phần thì phân bố N/D1.3 của các trạng thái rừng là cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý, hướng các khu rừng hiện có phát huy mạnh mẽ chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái ổn định, bền vững.
Ngược lại, nếu trên quan điểm kinh doanh, trong mỗi đơn vị phân loại cần chọn lâm phần đạt sản lượng cao, tỷ lệ gỗ lợi dụng lớn, có quy luật phân bố N/D1.3 phù hợp với mục đích kinh doanh và ổn định làm định hướng phát triển cho các lâm phần khác.
Do vậy nghiên cứu phân bố số cây theo đường kính là cơ sở cho đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao giá trị kinh tế và khả năng phòng hộ của rừng, đặc biệt là giữ vững tính ổn định của cấu trúc.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1993) [8] cho rằng, phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng trong tương lai. Sự phân bố số cây theo cấp đường kính được trình bày trong bảng 4.3 và biểu đồ như sau:
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính
Tuổi OTC
Tổng số cây/OTC
(cây)
Phân bố số cây theo cấp đường kính 1 - 5
(cm)
5 - 10 (cm)
10 - 15 (cm)
15 - 20 (cm)
20 - 25 (cm)
2 - 3
3 124 87 37 0 0 0
5 123 25 98 0 0 0
7 128 27 101 0 0 0
4 - 5
4 97 0 25 72 0 0
6 105 0 31 74 0 0
9 98 0 31 67 0 0
6 - 7
1 83 0 0 45 38 0
2 81 0 0 55 26 0
8 85 0 0 63 22 0
Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy số lượng cây gỗ ở cấp đường kính từ 1 – 5 cm là 139 cây chiếm tỷ lệ trung bình là 15 cây/OTC. Số lượng cây gỗ ở cấp đường kính từ 5 – 10 cm là 323 cây chiếm tỷ lệ trung bình là 36 cây/OTC. Số lượng cây gỗ ở cấp đường kính từ 10 – 15 cm là 376 cây chiếm tỷ lệ trung bình là 42 cây/OTC. Số lượng cây gỗ ở cấp đường kính từ 15 – 20 cm là 86 cây chiếm tỷ lệ trung bình là 10 cây/OTC. Số lượng cây gỗ ở cấp đường kính từ 20 – 25 cm là 0 cây chiếm tỷ lệ trung bình là 0 cây/ha.
Như vậy, ta có thể thấy: Ở cấp đường kính từ 10 – 15 cm số lượng cây gỗ nhiều nhất. Để thấy rừ sự phõn bố số lượng cõy gỗ phõn bố theo cấp chiều cao, sự khác nhau đó được thể hiện qua hình 4.3
0 20 40 60 80 100 120
1 - 5 (cm) 5 - 10 (cm) 10 - 15 (cm)
15 - 20 (cm)
20 - 25 (cm)
OTC 3 OTC 5 OTC 7 OTC 4 OTC 6 OTC 9 OTC 1 OTC 2 OTC 8
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính
Qua bảng số liệu 4.3 và biểu đồ cho ta thấy, số cây tập trung nhiều nhất theo cấp đường kính là trong khoảng từ 10 – 15 cm có 376 cây. Sau đó là cấp đường kính từ 5 – 10 cm có 323 cây. Tiếp sau đó là cấp đường kính từ 1 – 5 cm có 139 cây. Tiếp sau đó là cấp đường kính từ 15 – 20 cm có 86 cây. Cuối cùng là từ 20 – 25 cm không có cây nào. Số lượng các cây có đường kính lớn không nhiều có thể do các nguyên nhân như thời gian trồng chưa lâu nên chúng chưa
đạt đến giới hạn cao nhất của loài hoặc có thể bị sâu bệnh hại nên khả năng phát triển kém.
Vậy nên cần phải có biện pháp phòng trừ sâu hại hợp lý như: phát dọn cây bụi trong rừng để làm giảm mầm bệnh, tạo không gian dinh dưỡng và giảm nguy cơ cháy rừng. chặt hại những cây còi cọc và sâu bệnh... Và cần có các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa rừng để tạo không gian dinh dưỡng giúp tăng đường kính thân cây.