Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Keo trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57 - 60)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Keo trên địa bàn

Trong quá trình kinh doanh rừng trồng thuần loài, biện pháp lâm sinh hết sức quan trọng là điều khiển mật độ rừng. Ở từng giai đoạn sinh trưởng, rừng phải được điều tiết mật độ để đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đáp ứng được mục đích kinh doanh khi khai thác chính, làm cho rừng lợi dụng được tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, năng suất, sản lượng cao, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh v.v...; đồng thời lợi dụng sản phẩm trung gian trong quá trình chặt tỉa thưa. Theo cơ sở lý luận của chặt nuôi dưỡng rừng, xét trên phương diện sinh vật học, thông qua chặt nuôi dưỡng sẽ làm tăng diện tích và thời gian quang hợp cho những cây giữ lại. Qua đó, cây rừng sử dụng được năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả hơn bởi độ tàn che và hình thái tán cây đã được cải thiện. Nhiệm vụ của chặt nuôi dưỡng đối với biện pháp đề xuất là chặt bỏ những cây không mong muốn để làm giảm mật độ lâm phần, cắt tỉa cành nhánh để tăng chiều cao dưới cành, giúp điều chỉnh hình thái tán lá được cân đối nhằm nâng cao chất lượng cho lâm phần.

- Tính toán mật độ tối ưu.

- Tính số lượng cây chặt theo từng tuổi.

- Đường kính, chiều cao của những cây cần giải phóng thông qua cỡ đường kính tán đang có hiện tượng ứ đọng.

- Cách thức chặt, phương thức chăm sóc.

4.5.2. Bin pháp qun lý

Trên thực tế cho thấy, về cơ bản thì người dân trong khu vực đã và đang quản lý diện tích rừng trồng khá tốt, người dân ở khu vực đã biết tỉa cành, tỉa thưa rừng bằng việc chặt hạ những cây còi cọc, chậm phát triển, những cành khô về làm củi đun. Đặc biệt, người dân trong khu vực đã biết phát dọn cây bụi (chủ yếu là cây guột) về để làm nguyên liệu sao chè và tủ gốc chè. Việc làm này vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa làm giảm khả năng cháy rừng vào mùa khô góp phần bảo vệ rừng.

Nhưng vẫn còn có những tồn tại mà cần phải khắc phục bằng công tác quản lý như sau:

- Người dân chưa biết biện pháp lâm sinh tỉa thưa rừng hợp lý mà tỉa thưa chỉ mang tính chất đơn lẻ theo kinh nghiệm.

- Người dân chưa biết kỹ thuật phát dọn thực bì hợp lý để làm giảm nguy cơ cháy rừng cho rừng trồng.

- Vẫn còn tình trạng người dân đốt những lô rừng đã đến tuổi khai thác trên chính lâm phần của mình để cây đổ và được phép khai thác, việc là này rất nguy hiểm có thể làm cho cả diện tích rừng bị cháy.

* Đề xut gii pháp gii quyết nhng tn ti trên:

- Chính quyền địa phương cần liên hệ với những cán bộ khuyến nông khuyến lâm trong khu vực mở các lớp tập huấn cho người dân các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỉa thưa cho rừng trồng để mang lại hiệu quả kinh tế và sinh thái cao nhất cho những diện tích rừng trồng.

- Chính quyền địa phương cần tổ chức mở các lớp tập huấn cho người dân kỹ thuật phát dọn và xử lý thực bì trong rừng trồng để giảm nguy cơ cháy rừng

- Do các lâm phần rừng trồng Keo của người dân nằm trong khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc nên khi một lô rừng hoặc một lâm phần đã đến tuổi khai thác thì người dân phải làm đơn và thủ tục xin phép được khai thác, vì thủ tục quá phức tạp nên người dân trong khu vực đã đốt những lô rừng đã đến tuổi khai thác trên chính lâm phần của mình để cây đổ và được phép khai thác. Việc làm này rất nguy hiểm, có thể làm cho cả lâm phần bị cháy và có thể cháy lan sang các lâm phần khác. Vậy nên chính quyền địa phương cần có những kế hoạch tạo điều kiện người dân được phép khai thác chọn trên lâm phần của mình và hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác hợp lý để người dân phục vụ nhu cầu cuộc sống và làm giảm tình trạng đốt rừng để được khai thác.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)