3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số lượng và vị trí các ô mẫu
Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của đề tài. Số lượng ô tiêu chuẩn càng nhiều và phân bố càng đều thì độ tin cậy của các kết quả càng cao, song cũng làm cho chi phí tăng lên. Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn này cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong cả miền phân bố rộng của đối tượng nghiên cứu là phù hợp hơn cả. Sau khi tiến hành điều tra sơ thám trên cơ sở phối hợp với bản đồ hiện trạng, tiến hành lập 9 OTC phân phối trên 3 nhóm tuổi rừng và trên các dạng địa hình (chân, sườn, đỉnh).
Số ô mẫu được xác định theo tỷ lệ % rút mẫu theo diện tích. Áp dụng tỷ lệ rút mẫu là 2% diện tích của trạng thái và diện tích ô mẫu là 0,1 ha. Từ đây tính toán số ô mẫu cho từng khối trạng thái: ni = 2% x Diện tích khối trạng thái / Diện tích ô mẫu (Lấy 0,1 ha).
Các ô mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trên bản đồ, sao cho khoảng 10 ha rừng của một trạng thái có một ô đo đếm đại diện.
Hình dạng và kích thước ô mẫu
Ô đo đếm được thiết lập với diện tích OTC là 1000 m2 (25 m x 40 m) dùng để đo cây gỗ, và cây bụi và thảm mục được đo đếm tại các ô dạng bản nhỏ hơn 1 m2 (Hình 3.2). Ô mẫu được lựa chọn trong phạm vi 0,5 ha, tránh đường ranh giới, trừ khi được xác định trước.
y
25 m
40 m x Hình 3.2: Sơ đồ bố trí các ô đo đếm
Cây gỗ lớn.
Cây gỗ nhỏ.
Cây bụi, thảm tươi.
Ô dạng bản đo đếm thảm tươi và tầng thảm mục.
Ô dạng bản lấy mẫu đất.
Hình 3.3: Lập ô tiêu chuẩn ở nhóm tuổi 3 (6 – 7 tuổi) Thu thập số liệu trong OTC:
Trong mỗi OTC tiến hành thu thập các thông tin: Đường kính D1.3; Hvn;
Hdc; Rt. Thu thập số liệu hiện trạng lâm phần bao gồm các đặc trưng về độ dốc, hướng dốc, tình trạng nền đất rừng (cây bụi thảm tươi, mức độ tác động của con người), độ tàn che, mật độ, tuổi, độ giao tán. Cách tiến hành cụ thể ngoài thực địa:
- Đường kính thân cây (D1.3, cm): Trong OTC đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3m cho những cây gỗ sau đó dùng chương trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:
D P
=π
Hình 3.4: Đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m bằng thước dây thợ may
- Chiều cao thân cây (Hvn, Hdc, m): Được xác định bằng thước sào có chia vạch.
Hình 3.5: Đo chiều cao thân cây bằng thước sào có chia vạch
- Bán kính tán (Rt, m): Được xác định bằng thước sào, đo hình chiếu của mép lá theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Hình 3.6: Đo bán kính tán bằng thước sào chia vạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Độ dốc mặt đất: Sử dụng Clinometer tự chế (Hình 3.6) để đo độ dốc:
Chọn một người nào đó có cùng chiều cao với bạn. Tìm một vị trí phù hợp với tầm mắt của bạn (cúc áo, mũi, mắt, v.v.) hoặc gậy gỗ có chiều cao bằng với chiều cao tầm mắt của bạn (có sơn đỏ ở đầu trên của gậy). Đứng ở trung tâm của ô tiêu chuẩn và đối tác của bạn đứng đối diện phía dưới dốc (ít nhất xa 5 m nhưng vẫn còn đứng bên trong ô tiêu chuẩn). Nếu bạn gặp khó khăn khi xác định
Clinometer/ (ống) tại các vị trí đã được xác định trên đối tác của bạn hoặc đầu sơn đỏ của gậy gỗ, sau đó bấm nút giữ/đặt ngón tay của bạn trên sợi dây để xác định giá trị trên thước đo. Góc ghi trên thước đo cho thấy độ dốc (giá trị độ dốc
= 900 – giá trị góc đo ghi được trên thước) và phải được ghi vào bảng dữ liệu (đọc từng số nhỏ trên vạch ngang, trong đó bàn độ được khắc vạch chia độ cách nhau 1 độ).
Hình 3.7: Clinometer tự chế
- Hướng dốc: Được xác định bằng địa bàn cầm tay tại sườn dốc nơi đặt ô tiêu chuẩn.
- Tình trạng nền đất rừng (cây bụi thảm tươi, mức độ tác động của con người): Quan sát trên toàn ô tiêu chuẩn và ghi lại những đặc trưng nổi bật: Tình trạng vệ sinh rừng, phát dọn thực bì, chăn thả gia súc, khai thác gỗ, lấy củi, loài cây bụi chính,v.v...
Hình 3.8: Đo đếm cây bụi thảm tươi trong ô dạng bản