THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI NGUYÊN
2.1. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
2.1. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty.
• Cơ cấu tài sản của Công ty.
Cơ cấu tài sản của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của Công ty Tài Nguyên từ năm 2009 – 2011.
Đơn vị tính: 1.000đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%) 1. Tài sản
ngắn hạn
5.381.949 27,01 6.582.903 30,11 8.552.868 26,55 2. Tài sản
dài hạn
12.598.427 72,99 15.282.625 69,89 20.895.420 73,45 3. Tổng tài
sản
17.980.377 100 21.865.529 100 28.448.289 100 (Nguồn phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng số liệu tính toán được ở trên ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn.Cụ thể năm 2009, tài sản dài hạn chiếm 72,99%, tài sản ngắn hạn chiếm 27,01% trong tổng tài sản. Năm 2010, tài sản dài hạn chiếm 69,89%, tài sản ngắn hạn chiếm 30,11%. Còn sang năm 2011,thì tài sản dài hạn chiếm 73,45% và tài sản ngắn hạn chiếm 26,55%
trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do Công ty thuộc loại hình kinh doanh, sản xuất nên tập trung chủ yếu vào tài sản dài hạn để đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc, xây dựng nhà xưởng văn phũng…..rồi mở rộng quy mô sản xuất.
Trong 3 năm hoạt động gần đây, tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên tức là đã đảm bảo chủ động trong kinh doanh, chủ động trong nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng tài sản của công ty có chiều hướng tăng lên. Cụ thể là năm 2009, tổng tài sản là 17.980.377.334 đồng, năm 2010 là 21.865.529 nghìn đồng và sang đến năm 2011 là 28.448.289 nghìn đồng. Vì chịu chung sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng có chậm lại nhưng nhìn chung thì việc đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả và Công ty vẫn đang trên đường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa.
• . Cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Tài Nguyên
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%) 1. Nợ phải trả 6.962.935 38,73 5.428.904 24,83 5.033.540 17,69 2. Vốn chủ sở
hữu
11.017.441 61,27 16.436.354 75,17 23.414.749 82,31 Tổng nguồn vốn 17.980.377 100 21.865.529 100 28.448.289 100
( Nguồn Phòng kế toán – Tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng số liệu tính toán ở trên ta nhận thấy rằng Công ty độc lập, tự chủ về tài chính bởi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trong tổng số vốn cao hơn hẳn nợ phải trả. Cụ thể là năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 61,27% và nợ phải trả chiếm 38,73% trong tổng số vốn. Năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 75,17% và nợ phải trả chiếm 24,83%
trong tổng số vốn. Sang đến năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 82,31% và nợ phải trả chiếm 17,69% trong tổng số vốn. Như vậy là từ khi thành lập đến nay, nhất là trong 3 năm hoạt động gần đây, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn chiếm phần lớn trong tổng số vốn, điều đó chứng tỏ sức mạnh về vốn về tài chính của Công ty rất cao.
Còn số nợ phải trả của Công ty có xu hướng giảm, chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, tốc độ quay vòng vốn nhanh đã thanh toán được các khoản vay.
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy rằng tổng số vốn của Công ty đó cú sự gia tăng, cụ thể là từ số vốn 17.980.377 nghìn đồng ( năm 2009), sang năm 2010 số vốn đã tăng lên là 21.865.529 nghìn đồng và đến năm 2011 thì số vốn của Công ty là 28.448.289 nghìn đồng. Điều đó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cao, thể hiện cơ cấu tài sản của công ty ngày càng được mở rộng.
2.1.2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
• Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty từ năm 2009 – 2011.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%) VLĐ 6.092.418 33,88 8.033.128 36,74 10.808.579 37,99 VCĐ 11.887.958 66,12 13.832.401 63,26 17.639.710 62,01 Tổng số vốn 17.980.377 100 21.865.529 100 28.448.289 100
(Nguồn phòng kế toán – tài chính; Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng cơ cấu thể hiện ở trên ta thấy VCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn so với VLĐ trong tổng số vốn của Công ty. Cụ thể năm 2009, VCĐ chiếm tỷ trọng 66,12% trong tổng số vốn của Công ty còn VLĐ chiếm tỷ trọng 33,88%. Năm 2010, VCĐ chiếm tỷ trọng 63,26% trong tổng số vốn của Công ty còn VLĐ chiếm tỷ trọng 36,74%. Năm 2011, VCĐ chiếm tỷ trọng 62,01% trong tổng số vốn của Công ty còn VLĐ chiếm tỷ trọng 37,99%.
Nguyên nhân là do đặc điểm loại hình kinh doanh sản xuất của Công ty với đặc thù là kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản, tỷ trọng VCĐ phải nhiều hơn là do Công ty tập trung khai thác khoáng sản nên cần nhiều máy móc thiết bị nhà xưởng. Tỷ trọng VLĐ cũng có xu hướng đi lên là do Công ty cũng đã quan tâm đến bất động sản, đầu tư các dự án chung cư, nhà ở độc lập, văn phòng cho thuờ….
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty:
Thông thường người ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các chỉ tiêu như: sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố đinh, suất hao phí của tài sản cố định. Các chỉ tiêu này của Công ty được tính toán trên bảng như sau:
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Tài Nguyên Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu thuần 9.420.883 14.109.481 21.546.272
2. Lợi nhuận trước thuế 2.980.377 5.021.249 7.255.247
3. VCĐ bình quân 11.887.958 13.832.401 17.639.710
4. Sức sản xuất của TSCĐ=(1)/(3)
0,79 1,02 1,22
5. Sức sinh lợi của TSCĐ=(2)/(3)
0,25 0,36 0.41
6. Suất hao phí của TSCĐ=1/(4)
1,27 0.98 0,82
(Nguồn phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Doanh thu Sức sản xuất của TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân
Lợi nhuận trước thuế Sức sinh lợi của TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân 1
Suất hao phí của TSCĐ =
Số vòng quay của TSCĐ Qua bảng số liệu tính toán ở trên ta thấy rằng:
Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2009, sức sản xuất của tài sản cố định đạt 0,79, sang đến năm 2010, sức sản xuất của TSCĐ đạt 1,02 và cho đến năm 2009, sức sản xuất của TSCĐ đạt 1,22. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ thì làm được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vậy chỉ tiêu này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty tăng lên. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản của Công ty ngày càng đem lại hiệu quả cao, Công ty đã quản lý và sử dụng tốt mọi nguồn lực con người cũng như đồng vốn kinh doanh. Mặc dù năm 2011 là năm có sự biến động trong nền kinh tế, tình trạng lạm pháp lên đến 18,58% nhưng sức sản xuất TSCĐ vẫn tăng lên. Điều đó nói lên khả năng quản lý và điều hành của Ban giám đốc kèm theo trách nhiệm, tinh thần làm việc cao, trình độ chuyên môn vững vàng của đội ngũ cán bộ công nhân
viên trong Công ty đã góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn VCĐ của Công ty. Đây là mặt tích cực mà Công ty cần phải phát huy hơn nữa trong các năm tới.
Tiếp đến là chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ. Năm 2009 sức sinh lợi của TSCĐ là 0,25. Năm 2010, sức sinh lợi của TSCĐ là 0,36. Năm 2011 sức sinh lợi của TSCĐ là 0.41. Ta thấy rằng qua các năm hoạt động kinh doanh gần đây thì chỉ tiêu này cũng có xu hướng tăng lên. Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy, Công ty sử dụng nguồn VCĐ của mình rất hiệu quả, kết quả đạt được là hiệu quả sử dụng VCĐ ngày càng tăng lên. Nguyên nhân cũng như chỉ tiêu sức sản xuất TSCĐ ở trên, là do trình độ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của Công ty kết hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất, tỡm cỏc đối tác kinh doanh cùng ngành, tạo uy tín, vị thế của Công ty trong môi trường kinh doanh……
Và cuối cùng xét đến chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ, ta thấy rằng chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2009, chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ là 1,27, sang năm 2010 còn 0.98 và cuối cùng đến năm 2011 thì suất hao phí TSCĐ giảm xuống còn 0,82. Chỉ tiêu này càng giảm, càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty ngày càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Nhìn chung thì nguồn VCĐ của Công ty đang được sử dụng hiệu quả, đem lại kết quả kinh doanh cao. Công ty cấn sử dụng TSCĐ sao cho hiệu quả và tiết kiệm hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất.
2.1.3. Tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
• Cơ cấu vốn lưu động của Công ty.
Nguồn vốn lưu động của Công ty được thể hiện như sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu VLĐ của công ty cổ phần Tài Nguyên
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ
trọng
(%) Giá trị Tỷ
trọng (%) Tiền và các
khoản tương đương tiền
2.463.264 40,43 4.457.632 55,49 6.830.816 63,19
Các khoản phải thu
2.290.788 37,6 1.873.576 23,32 1.478.817 13,68 Hàng tồn kho 385.660 6,33 262.525 3,27 216.637 2,01 TSLĐ khác 952.705 15,64 1.439.394 17,92 2.282.307 21,12 Tổng cộng
TSLĐ
6.092.418 100 8.033.128 100 10.808.579 100
(Nguồn phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu thể hiện sự chênh lệch giữa các năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.994.367 80,96 2.373.184 53,24 Các khoản phải thu - 417.212 - 18,21 - 385.758 - 21,07
Hàng tồn kho - 123.134 - 31,93 - 45.887 - 17,48
TSLĐ khác 486.689 51,08 842.912 58,56
Tổng cộng TSLĐ 1.940.709 81,9 2.784.450 73,25
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy:
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ của Công ty. Năm 2009 là 2.463.264 nghìn đồng, tương đương 40,43%;
năm 2010 là 4.457.632 nghìn đồng, tương đương 55,49%; Năm 2011 là 6.830.816 nghìn đồng, tương đương 63,19%. Như vậy sau 3 năm hoạt động gần đây thì tiền và các khoản tương đương tiền đó cú sự gia tăng, cụ thể từ 2.463.264 nghìn đồng năm 2009 lên 4.457.632 nghìn đồng năm 2010, và sang năm 2011 là 6.830.816 nghìn đồng. Công ty tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của mình, số tiền có trong quỹ nhằm đáp ứng tối đa và hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các khoản phải thu qua các năm có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2009 là 2.290.788 nghìn đồng, tương đương 37,6%; năm 2010 là 1.873.576 nghìn đồng, tương đương 23,32%; năm 2011 là 1.478.817 nghìn đồng, tương đương 13,68%. Sau 3 năm, số khách hàng nợ cua Công ty đã giảm đi mặc dù chưa thật sự cao nhưng với tình hình kinh tế hiện nay thì có thể nói công tác thu hồi nợ của Công ty đã tiến hành sát sao thể hiện năng lực của Ban giám đốc cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Lượng hàng tồn kho năm 2009 là 385.660 nghìn đồng chiếm 6,33%, năm 2010 là 262.525 nghìn đồng, chiếm 3,27%, năm 2011 là 216.637 nghìn đồng, chiếm 2,01%. Như vậy qua 3 năm, lượng hàng tồn kho của Công ty đã giảm xuống. Nhìn trực tiếp ta có thể thấy rằng mặt tốt của việc lượng hàng tồn kho giảm xuống là Công ty không bị ứ đọng vốn. Nhưng mặt xấu ở chỗ là nếu sang năm tiếp theo Công ty muốn dự trữ để khi giá của mặt hàng đó tăng thì bán ra. Lúc đó lại không đủ lượng hàng sẽ làm mất đi lợi nhuận của Công ty.
TSLĐ khác qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Năm 2009 là 952.705 nghìn đồng chiếm 15,64%, năm 2010 là 1.439.394 nghìn đồng, chiếm 17,92%, năm 2011 là 2.282.307 nghìn đồng, chiếm 21,12%. Như vậy là Công ty cũng rất chú trọng đến việc phân bổ và phát triển đều các nguồn lực.
Bên cạnh đó nhìn vào bảng biểu ta cũng thấy rằng nguồn VLĐ của Công ty cũng đó cú sự gia tăng. Cụ thể là từ 6.092.418 nghìn đồng năm 2009 tương đương 15,64% lên 8.033.128 nghìn đồng năm 2010 tương đương 17,92% và 10.808.579 nghìn đồng năm 2011 tương đương 21,12% .Điều này chứng tỏ việc sử dụng hiệu quả VLĐ của Công ty, quy mô của Công ty ngày càng mở rộng.
• Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Tài Nguyên
Đơn vị tính : 1.000đồng
Chỉ tiêu NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1. Doanh thu thuần 9.420.883 14.109.481 21.546.272 2. Lợi nhuận trước
thuế
2.980.377 5.021.249 7.255.247
3. VLĐ bình quân 6.092.418 8.033.128 10.808.579
4. Số vòng quay của VLĐ=(1)/(3)
1,55 1,76 1,99
5. Sức sinh lợi của VLĐ=(2)/(3)
0,48 0,63 0,67
6. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ=1/(4)
0,65 0,57 0,5
7. Thời gian của 1 vòng luân chuyển
232,26 204,55 180,9
(Nguồn phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011) Qua bảng số liệu tính toán được ở trên ta thấy:
Chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ có xu hướng tăng lên qua các năm gần đây. Cụ thể là năm 2009 là 1,55, năm 2010 là 1,76, sang năm 2011 là 1,99.
Chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ cho biết trong 1 kỳ VLĐ luân chuyển được bao nhiêu lần hay nói cách khác chỉ tiêu này còn cho biết cứ một đồng VLĐ
bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ chu kỳ hoạt động của Công ty đã đi vào quỹ đạo của nó, lượng hàng tồn kho bắt đầu giảm đi, doanh số bán hàng tăng lên, nguồn vốn bỏ ra đang được thu hồi dần.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của VLĐ tăng giống chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ. Chỉ tiêu sức sinh lợi của VLĐ phản ánh một đồng VLĐ làm ra mấy đồng lợi nhuận. năm 2009 chỉ tiêu này đạt 0,48, năm 2010 là 0,63, sang đến năm 2011 là 0,67. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động có hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VLĐ có xu hướng giảm đi. Cụ thể là năm 2009 là 0,65, năm 2010 là 0,57, năm 2011 là 0,5. Có nghĩa là trong các năm hoạt động gần đây Công ty đang tiến hành thu hồi đồng vốn của mình bỏ ra, đang tập trung mọi nỗ lực vào việc xả hết hàng tồn kho.
Chỉ tiêu thời gian của 1 vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết cho số VLĐ quay được 1 vòng. Chỉ tiêu này giống như chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VLĐ là có xu hướng giảm. Năm 2009 là 232,26, năm 2010 là 204,55, sang năm 2011 là 180,9. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do sự luân chuyển của đồng vốn tăng lên. Hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra đã thay đổi chu trình luân chuyển của VLĐ.
Nhìn chung qua các con số tính toán các chỉ tiêu thể hiện ở bảng trên ta thấy rằng các chỉ tiêu này có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm nhưng vẫn nói lên được hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.