Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Tài Nguyên (Trang 53 - 67)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI NGUYÊN

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.1. Chủ động xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn hoạt động thì cần phải có vốn, vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được, để đạt tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thiếu vốn là mất đi một nguồn lực quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, việc tổ chức đảm bảo vốn đầy đủ kịp thời có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty không chỉ dựa vào bản thân mình mà còn phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài.

Tuy nhiên dù vốn cố định trong Công ty huy động được các nguồn nào thỡ nú vẫn phải phục vụ tốt mục tiêu cuối cùng củ Công ty đó là lợi nhuận.

Để đạt được điều đó Công ty phải sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Ta thấy trong những năm qua Công ty chưa xác định nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cần thiết theo phương pháp cụ thể nào. Để chủ động hơn trng việc huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đặc biệt là vốn lưu động.

3.3.2. Phân cấp cải tiến , sử dụng đổi mới hiệu quả và quản lý chặt chẽ TSCĐ.

TSCĐ chiếm một vị trí quan trọng, quyết định sự phất triển của công ty.

Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả. Do đó trong thời gian tới công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng đến để tiến hành thanh lý nhượng bỏn chỳng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác

- Ngoài ra công ty phải đầu tư chiều sâu TSCĐ qua 3 năm hoạt động TSCĐ

- Công ty cần tiến hành phân cấp TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ cụng ty. Quy định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của từng công ty. Bên cạnh đó công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá thực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản

- Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn lớn, công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh

tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tính toán lựa chọn, đổi mới TSCĐ một cách tối ưu, để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.

3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu dộng thường xuyên để đảm bảo một đồng vốn lưu động đưa vào lưu thông mang lại nhiều đồng lợi nhuận nhất, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, qua đó nâng cao hiệu quả sử dung vốn. Để thực hiện được điều này, công ty cần triển khai một số biện pháp sau:

• Xác định nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm lờn kế hoạch phõn bổ, sử dụng vốn vào cỏc khừu của quỏ trỡnh luõn chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động rất quan trọng vì nếu nhu cầu vốn quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, khụng tỡm biện phát cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa nhưng nếu xác định nhu cầu vốn lưu động thấp hơn so với thực tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: gián đoạn hoạt động kinh doanh, không có khả năng thanh toán các hợp đồng đã ký với khách hàng ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp....Nhu cầu vốn lưu động cần được xây dựng theo tuần, tháng, quý, năm, và được tổng hợp từ nhu cầu vốn của các bộ phận: kế hoạch trả lãi vay, kế hoạch chi thường xuyên của văn phòng, kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu của các đơn vị thi công, kế hoạch thanh toán cho nhà thầu thực hiện dự án...

• Quản lý vật tư tồn kho dự trữ ở mức cần thiết, khai thác nguồn cung cấp nguyên vật liệu hợp lý nhằm giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho.

Doanh nghiệp cần xây dựng mức dự trữ đối với các loại vật tư, hàng hóa, thường xuyên phân tích để đánh giá mức dự trữ phù hợp với hoạt động của công ty. Việc dự trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn còn dự trữ quá ít có thể làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp kéo theo nhiều hậu quả khác. Duy trì mức tồn kho đúng mức giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn trong việc thi công các công trình đồng thời sử dụng tiết kiệm vốn lưu động.

• Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, nhanh chóng đưa vào hoạt động nhằm tạo ra doanh thu, lợi nhuận của công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong hàng tồn kho mà hàng tồn kho lại là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn lao động. Việc một lượng lớn không nhỏ vốn bị ứ đọng, chưa tham gia vào sản xuất kinh doanh và không có khả năng sinh lời ảnh hưởng làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì thế, trong thời gian tới, công cần tập trung vốn thi công khu đô thị Cái Giá – Cát Bà và khu đô thị mới Xuân Phương để có thể bàn giao đất các khu đã được bán cho người mua và tiếp tục bán những khu tiếp theo. Các khu đô thị này cần hoàn thành nhanh chóng nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng thi công để giữ uy tín của công ty với khách hàng

Đối với các gói thầu do công ty tự làm, công ty cần đôn đốc công việc, thường xuyên kiểm tra giám sát, bên cạnh đó, cần khuyến khích tiết kiệm, tránh lãng phí trong xây dựng. Công ty cũng nên nghiên cứu các biện pháp thi đua khen thưởng giữa các tổ đội khi hoàn thành sớm với chất lượng tốt.

• Đối với các khoản phải thu: Công ty cần quản lý tốt các khoản này, đôn đốc thu hồi công nợ, giảm các khoản phải thu này xuống càng nhỏ càng tốt, tránh để bị chiếm dụng vốn. Khi ký kết hợp đồng, công ty cần quy định các điều khoản chặt chẽ về loại hàng, điều kiện giao nhận, giá cả, đặc

biệt là về thời hạn, phương thức thanh toán, các hình thức xử phạt nếu vi phạm hợp đồng và thường xuyờn theo dừi sỏt sao, đụn đốc cỏc khỏch hàng, đối tác thực hiện đúng theo hợp đồng. Việc áp dụng các hình thức phạt vi phạm hợp đồng sẽ ràng buộc chặt chẽ hơn trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Công ty cần thường xuyên lập bảng theo dừi, phõn tớch cỏc khoản phải thu theo dừi chi tiết từng khỏch hàng theo từng hợp đồng, cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng để nắm bắt được quy mô, thời hạn thanh toán, khả năng thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra, việc áp dụng chiết khấu thanh toán một cách linh hoạt cũng là biện pháp để sớm thu hồi nợ. Trong trường hợp khách hàng nợ quá hạn, công ty cần tìm hiểu tình hình, nguyên nhân chủ quan, khách quan để phân loại và tìm biện pháp xử lý phù hợp như: áp dụng phạt vi phạm, gia hạn nợ, thỏa thuận xử lý nợ hoặc yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc tòa án kinh tế can thiệp theo giao ước trong hợp đồng. Bên cạnh đó công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp, xem xét khách hàng đến khi nào có khả năng trả nợ nhất.

Đối với vốn bằng tiền: Quản lý tốt quỹ tiền mặt là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Lượng vốn bằng tiền vừa đủ sẽ đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của doanh nghiệp, giúp công ty tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán, chi trả đồng thời làm giảm chi phí lưu giữ tiền mặt. Mức dữ trữ tiền mặt phải căn cứ vào kế hoạch chi thường xuyên, cân đối các khoản phải thu, phải trả trong kỳ, tránh hiện tượng ứ đọng vốn bằng tiền trong khi doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để sinh lời, thậm chí doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay làm tăng chi phí sử dụng vốn. Để quản lý tốt vốn bằng tiền, bộ phận tài chính cần lập kế hoạch thu chi theo tuần, tháng, quý, năm để doanh nghiệp chủ động nguồn tiền mặt, đưa ra mức dự trữ hợp lý nhất trong mỗi thời điểm. Trên cơ sở kế

hoạch đã lập, bộ phận tài chính so sánh với thực tế phát sinh để tìm nguyên nhân của chênh lệch, cố gắng hạn chế các khoản chi lớn, bất thường so với kế hoạch, thường xuyên cân đối thu chi. Nếu thấy bội thu có thể sử dụng tiền để đầu tư ngắn hạn mang lại doanh lợi cho công ty hoặc nếu thấy bội chi thỡ cú biện pháp thích hợp bổ sung vốn hoặc gia hạn nợ. Nhìn vào nguồn vốn của công ty qua các năm, nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của công ty, trong khi nợ phải tả của công ty chiếm tỷ trọng thấp. Một cơ cấu vốn hợp lý là phải cân đối vốn giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Để hiệu quả trong việc sử dụng vốn công ty cần ứng trước tiền hàng của khách hàng, đi vay ngân hàng…

Xây dựng định mức tiêu hao vật tư, công cụ, dụng cụ: Hiện nay, công ty chưa xây dựng được định mức này nên việc quản lý công cụ dụng cụ còn lỏng lẻo, thiếu kế hoạch. Vì vậy công ty cần xây dựng, cân đối định mức tiờu hao, theo dừi cả về mặt hiện vật và giỏ trị của dụng cụ, vật tư.

• Cụng ty cần cú bảng theo dừi lập kế hoạch cho chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần đạt được, định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý), so sánh với kế hoạch, phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động. Trong trường hợp ngược lại thì kịp thời cú cỏc biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. Để góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì cần lưu ý đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng doanh thu trong kỳ. Để thực hiện được những biện pháp này, bộ phận tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho Ban giám đốc, thường xuyên cập nhất, thống kê,

phân tích số liệu theo từng kỳ để tổng hợp, so sánh giữa các kỳ và làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch.

Tăng khả năng thanh toán: Chúng ta thấy công ty cần khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán tức thời. Có nghĩa là lượng tiền rất ít, tiền mặt là tài sản linh động nhất có thể dựng đờ thanh toán các khoản nợ, trang trải các khoản chi phí, giúp công ty chủ động trong hoạt động của mình, từ đó tận dụng tối đa những cơ hộ mà công ty gặp. Vì vậy công ty cần tăng khả năng thanh toán tức thời bằng cách: Tăng lượng tiền mặt trong ngân quỹ lên, tăng nhanh khoản thu hồi công nợ, giảm thiểu tối đa hàng tồn kho.

3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

• Quản lý tốt tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty đa số còn mới, giá trị còn lại tương đối lớn và được đầu tư đồng bộ. Vì thế, công ty cần cú kế hoạch theo dừi chặt chẽ nhằm khai thỏc tối đa năng lực của hệ thống tài sản cố định này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng đã hệ thống hóa các tài sản cố định, dán nhãn mã thẻ tài sản cố định và tiến hành kiểm kê hàng năm. Bên cạnh đó, công ty nên tiến hành đánh giá, kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của các tài sản có giá trị lớn hàng năm để xác định giá trị thực còn lại của TSCĐ tránh việc khai thác quá mức thác tài sản cố định nhưng lại không tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên làm ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của các tài sản này. Việc xem xét lại danh mục tài sản giúp người quản lý có thể phân tích đánh giá việc đầu tư danh mục nào là hợp lý, có hiệu quả, danh mục nào không để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Công ty cũng cần chú trọng nâng cao hiệu quả công suất tài sản cố định kết hợp với việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo danh mục tài sản cố định, cú sổ theo dừi việc bảo trỡ, bảo dưỡng để nõng cao tuổi thọ của tài sản, trỏnh những rủi ro khi tài sản hoạt động.Việc theo dừi tỡnh trạng vận hàng của tài sản cố định cần được tiến hành thường xuyên sát sao để đảm bảo tài sản

hoạt động đúng mục đích và hiệu quả, tận dụng tối đa công suất thiết kế và tuân thủ theo đúng quy trình công nghệ.

Trong trường hợp cần thiết đầu tư, đổi mới thiết bị, công ty cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư, tránh tình trạng đầu tư vào những tài sản đã lạc hậu, công nghệ thấp dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả đầu tư mang lại để đảm bảo tăng cường TSCĐ đúng chỗ và kịp thời. Khi đầu tư mới tài sản cố định cần chú trọng mua sắm những tài sản có chu kỳ sống cao, công nghệ hiện đại. Công ty cũng cần lựa chọn đối tác cung cấp máy móc có uy tín, đã qua thẩm định chất lượng. Khi mua máy móc, cần bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, ý thức để giám sát hoặc thuê tư vấn để tránh mua phải những thiết bị không đủ chất lượng, lỗi thời.

Khi đầu tư TSCĐ, công ty cần lựa chọn nguồn vốn tài trợ để có thể vừa phát huy quyền tự chủ tài chính, vừa phân tán bớt rủi ro cho các chủ thể kinh tế khác. Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ nờn dựng từ quỹ khấu hao, nguồn vốn dài hạn, tránh đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn không phù hợp với thời hạn sử dụng của TSCĐ.

Thực hiện thuê tài chính hoặc thuê vận hành các TSCĐ lớn. Việc sử dụng tín dụng thuê mua tài chính giúp công ty không phải ngay lập tức bỏ ra một khoản tiền lớn đầu tư vào những TSCĐ có giá trị lớn, có thể sử dụng khoản tiền này vào đầu tư các dự án khác nhằm đem lại khả năng sinh lời cao hơn. Biện pháp này có thể phát huy được ưu điểm này trong điều kiện công ty đang cần vốn để tiếp tục đầu tư các dự án như hiện nay

Công ty cần bố trí người thích hợp quản lý và vận hành tài sản cố định để vừa khai thác được năng lực của TSCĐ vừa tránh được những tổn thất, hư hao do sử dụng sai quy cách, phát huy tối đa hiệu quả làm việc của con người cũng như máy móc. Đồng thời việc nâng cao tay nghệ vủa công nhân trực tiếp vận hành máy móc cũng hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Tài Nguyên (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w