THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI NGUYÊN
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
2.2.1. Các nhân tố bên ngoài.
•Môi trường pháp lý:
Nền kinh tế hiện nay ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bị chi phối
bởi các quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chế quản lý của Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường pháp lý.
Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đồng thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Rừ ràng với một cơ chế quản lý tài chớnh chặt chẽ, cú khoa học, hợp quy luật thì việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao, hạn chế được sự thất thoát vốn.
Bên cạnh đó Nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiền tệ. Nhà nước sử dụng những chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm một thành phần kinh tế, một ngành kinh tế hay một lĩnh vực nào đó.
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển và sản xuất kinh doanh, và luôn hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với vấn đề sử dụng VCĐ của công ty cổ phần Tài Nguyên thỡ các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư… gây ảnh hưởng lớn tới quá trình kinh doanh. Đặc biệt là những cơ chế giao vốn , đánh giá TSCĐ, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế vốn, các dự án khuyến khích nhập một số máy móc và thiết bị đều có thể làm tăng và giả hiệu quả sử dụng VCĐ.
•Các yếu tố của thị trường:
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội, thách thức trên thị trường sẽ tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là rất lớn. Điều này thể hiện rất rừ trong cỏc doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc quyền của Nhà nước. Ngược lại với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ rất thấp. Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong cả tương lai. Đối với lĩnh vực hoạt động khoáng sản, bất động sản của Công ty cổ phần Tài Nguyên nói riêng. Hiện nay Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều Công ty khỏc cựng lĩnh vực hoạt động như : Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương hoạt động trong lĩnh vực hướng dẫn lập dự án đầu tư, tư vấn bất động sản, thẩm định giá bất động sản… Công ty Song Phát hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, thương mại và đầu tư…
Thị trường là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của Công ty nói chung và công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. Công ty định hướng cho mình cần chuẩn bị năng lực tư vấn, thiết kế để thâm nhập vào thị trường mà Công ty đã lựa chọn, có chiến lược tiếp cận với các chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác và duy trì thị trường mà Công ty đã có.
2.2.2. Các yếu tố bờn trong doanh nghiệp.
•Khả năng quản lý của doanh nghiệp:
Đây là yếu tố tác động mạnh nhất tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý trong doanh nghiệp bao gồm quản lý tài chính và các hoạt động quản lý khác. Với 2 loại hình kinh doanh đặc thù là khai thác khoáng sản và kinh doanh bất động sản Công ty rất cần chú trọng đến khâu quản lý nguồn tài chính của Công ty mình. Công ty đã tạo lập và phân bổ được nguồn
tài chính luôn tự chủ, độc lập, nâng cao được sức cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đú thỡ hoạt động quản lý về tài sản, con người…cũng không hề bị coi nhẹ. Trình độ chuyên môn, ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao. Các trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng và phương tiện vận tải luôn luôn được kiểm tra và đổi mới nhằm phục vụ tốt quá trình kinh doanh.
•Ngành nghề kinh doanh:
Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại ngành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Tài Nguyên đã lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh đặc thù là khai thác khoáng sản và kinh doanh bất động sản, một lĩnh vực kinh doanh nếu biết khai thác tốt sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho Công ty. Và thực tế trong quá trình hoạt động, Công ty đã rất năng động, sáng tạo trong việc lựa chọn và phát triển ngành nghề mà mỡnh đó chọn. Kết quả đạt được là dự án tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê và biệt thự đang triển khai trên đường Ngụy Như Kon Tum – Lê Văn Thiêm ( Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) với mặt bằng 9.134m2, bao gồm 1 tòa chung cư 27 tầng ( 2 tầng hầm), 1 tòa văn phòng cho thuờ cao cấp 12 tầng và 9 biệt thự nhà vườn lớn được xừy thụ hiện đại, cú tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Dự án BĐS khu phức hợp văn phòng cho thuê, kết hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở chung cư và nhà ở xã hội mang tên TNT tại Hoàng Mai, Hà Nội với tổng vốn dự kiến lên tới 1.200 tỷ đồng; Tại Tuần Giáo Điện Biên , Công ty đã được cấp phép khai thác 1 dự án mỏ chì, kẽm có trữ lượng khai thác gần 1,6 triệu tấn tương đương 99.000 tấn /năm trên diện tích rộng 65 hecta; Dự án titan tại Phù Mỹ Bình Định,với diện tích 10 hecta, sản lượng 3 năm tới đây khoảng 450.000m3 cát quặng, tương đương 9.000 tấn titan; Ngày 21/05/2010 8,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tài Nguyên niêm yết trên sàn HOSE, khẳng định thương hiệu, tăng thanh khoản,
sự minh bạch, nhằm huy động vốn trên thị trường chứng khoán để thực hiện các dự án bất động sản và khoáng sản đầy tiềm năng.
•Trình độ đội ngũ lao động trong doanh nghiệp:
Đội ngũ lao động là yếu tố quyết định đến sản phẩm, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Công tác nâng cao, phát triển và mở rộng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Chế độ khen thưởng mà Công ty đưa ra luôn luôn khuyến khích người lao động, nâng cao năng suất lao động, từ đó năng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
•Quy mô vốn của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, có khả năng tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu chi phí cho việc thay đổi máy móc, thiết bị, chi phớ….Với nguồn vốn lớn doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới, đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao và tạo ra được ưu thế trên thị trường. Trên thực tế thì Công ty từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Tài Nguyên đã tạo lập được cho mình nguồn vốn là 85 tỷ đồng, tăng lên 70 tỷ đồng so với số vốn ban đầu khi thành lập Công ty.
Trong số đú thỡ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn, điều đó thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Công ty, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh bất động sản và khoáng sản được phát triển hơn nữa.
2.3. Đánh giá chung
về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ta cần tính ra các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Đơn vị tinh: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị
% tăng, giảm so với
năm 2009
Giá trị
% tăng, giảm so với năm 2010 Vốn chủ sở hữu 11.017.441 16.436.354 49,18 23.414.749 42,46 Doanh thu thuần 9.420.883 14.109.481 49,77 21.546.272 52,71 Lợi nhuận trước
thuế
2.980.377 5.021.249 68,48 7.255.247 44,5 Tổng số vốn 17.980.377 21.865.529 21,61 28.448.289 30,11 Doanh thu/Tổng
số vốn
0,52 0,65 0,92
Lợi nhuận trước thuế/Tổng số vốn
0,17 0,23 0,25
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
0,27 0,3 0,31
(Nguồn phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011) Qua bảng số liệu tính toán được ở trên ta thấy:
Chỉ tiêu Doanh thu/ Tổng số vốn cho biết bình quân cứ một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Năm 2009 là 0,52; năm 2010 là 0,65; năm 2011 là 0,92. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu lúc này lại bắt đầu có sự gia tăng ( từ 49,77% lên 52,71%) và vượt qua tốc độ tăng của tổng số vốn ( từ 21,61% lên 30,11%), trong các năm hoạt động gần đây, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao,dẫn tới doanh thu thu về cao. Biểu hiện đó nói lên rằng Công ty đang dần dần lấy lại số vốn ban đầu đã bỏ ra để đầu tư, đó cú sự gia tăng lợi nhuận, thu hồi vốn về để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo của Công ty.
Tiếp theo xét đến chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế/ Tổng số vốn, chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận mà một đồng vốn đưa vào kinh doanh mang lại là bao nhiêu, để phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta. Từ số liệu tính toán được ở trên ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên.
Năm 2009 chỉ tiêu này đạt 0,17; năm 2010 đạt 0,23; năm 2011 đạt 0,25.
Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này tăng lên là do tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế ( năm 2010/2009 là 68,48; năm 2011/2010 là 44,5) cao hơn so với tỷ trọng của tổng số vốn (năm 2010/2009 là 21,61; năm 2011/2010 là 30,11). Có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng lên.
Và cuối cùng xét đến chỉ tiêu Doanh lợi vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng. Năm 2009 là 0,27; năm 2010 là 0,3; năm 2011 là 0,31. Nguyên nhân là do tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế ( năm 2010/2009 là 68,48; năm 2011/2010 là 44,5) cao hơn so với tỷ trọng của vốn chủ sở hữu bình quân ( năm 2010/2009 là 49,18; năm 2011/2010 là 42,46) . Công ty đang tiến hành một số hoạt động kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất nờn ớt bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu.
Tóm lại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2009, 2010, 2011 nhìn chung thì vẫn đạt hiệu quả, vẫn có sự gia tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng dần quy mô sản xuất nhưng bên cạnh đú thỡ một số nguồn vốn vẫn chưa thực sự được phát huy hết khả năng. Công ty cần đi sâu hơn nữa vào việc phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
2.3.1. Các thành tựu chủ yếu
Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Tài Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra những biện pháp để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình.
Hiện nay công ty đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm mới một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phũng…mà nhờ đó đã tiết kiệm được các chi phí phát sinh không cần thiết.
Trong công tác quản lý VLĐ, Công ty đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sủ dụng VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Năng suất làm việc, tiến độ công việc cũng được nâng cao và đẩy nhanh rừ rệt. Đời sống vật chất tinh thần của cỏn bộ cụng nhõn viờn trong Cụng ty ngày càng được cải thiện. Công ty luôn khuyến khích nhân viên làm theo năng lực, hưởng theo lao động.Thu nhập của người lao động đó tăng rừ rệt phần nào đảm bảo đời sống của họ.
Công ty đã tiến hàng tinh giảm bộ máy quản lý theo hướng chuyên môn hóa cao. Tách biệt quản trị công ty với quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Tiến hành thanh lý , giải thể các hoạt động kinh doanh không hiệu quả…
Hiện nay lợi nhuận và doanh thu không ngừng tăng lên, nộp ngân sách đủ, đúng hạn, góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho ngân sách quốc gia.
Công ty cũng đó cú hướng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý để có thể nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Ban giám đốc có đường lối chiến lược đúng đắn,sử dụng đúng người, đúng việc. Nhờ vậy, Công ty đã lập được những kế hoạch huy động, sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
2.3.2. Các hạn chế chủ yếu
Nhu cầu về vốn đối với Công ty là rất lớn trong điều kiện kinh tế khủng hoảng này, khả năng huy động tương đối khó khăn. Tuy nhiên Công ty đó cú định hướng về kế hoạch huy động vốn để đảm bảo kịp thời cho sản xuất kinh doanh bằng cách chuyển đổi thành Công ty đại chúng.
Ở nước ta, việc vay vốn từ ngân hàng thương mại là hết sức khó khăn.
Công ty cũng huy động vốn từ nguồn này nhưng được cho vay rất ít. Để vay được vốn Công ty phải làm các thủ tục phức tạp như trình phương án kinh doanh, có tài sản thế chấp là các bất động sản hoặc sổ tiết kiệm nhưng số lượng vay được là không nhiều. Đây là hạn chế lớn vì nguồn vốn này có số lượng lớn và lãi suất thấp.
Tiếp nữa, Công ty chủ yếu là dùng vốn tự có, nên khả năng chiếm dụng của khách hàng ít, việc vay ngắn hạn cũng không nhiều…
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA