B- KHÍA CẠNH KĨ THUẬT CỦA DỰ ÁN
2. Công suất của trạm
Theo chỉ tiêu năm 2008 thì PVGC cần thiết thực hiện chiết nạp bình LPG và đưa ra thị trường 16.702 tấn LPG chiếm 5.66% thị trường trong cả nước.
Theo dự kiến thì Miền Nam chiếm 80% thị phần có được khoảng 12.996 tấn, Miền bắc với 16% thị phần khoảng 3038 tấn, Miền Trung 4% thị phần dự kiến có được. Như vậy để có đủ khối lượng bán ra như thế trước mắt PVGC cần phải thuê các dịch vụ chiết nạp và theo tiến độ đã dự kiến về mặt tiếp cận thị trường.
Theo con số thống kê hàng năm thì trong 3 tháng cuối năm nhu cầu sử dụng
LPG đạt mức cao nhất.
Nếu trạm nạp đạt hết công xuất 600 tấn trong một tháng thì lượng chiết nạp được phân bố như sau:
Tấn
3000 2500
2000
Tháng hoạt động năm 2008
Tiêu thụ LPG (tấn)
Thuê nạp (tấn)
Số trạm hoạt động
Khối lượng tự nạp (tấn )
10 1500 1500 0 0
11 2500 2500 0 0
12 3000 2400 1 600
Tổng cộng 7000 6400 600
Bảng 11
Việc thành lập xưởng chiết nạp này tuy không đáp ứng được hết khối lượng chiết nạp dự kiến bán ra thị trường nhưng hỗ trợ cho việc chiếm lĩnh thị phần, mặt khác nó đemlại lợi nhuận và làm bàn đạp cho việc thực hiện mở rộng thị trường của công ty Chế Và Kinh Doanh Các Sản Phẩn Khí miền Bắc.
Theo chỉ đạo của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam, PVGC cần nghiên cứu khả thi trạm chiết nạp LPG, trạm nạp có công suất 600 tấn trong một tháng..
a) Tính số đầu nạp cần thiết
Công thức tính công suất chiết nạp LPG của một máy nạp là:
Cm = Q x G x E x Ca.
Với:
Cm: Công suất của một máy nạp (Kg/Giờ) Q: Lưu lượng LPG nạp của một máy (Lớt/Giờ)
G: Khối lượng riêng trung bình LPG (0,503 Kg/Lớt) E: Hệ số nạp hiệu quả Ca: Số ca làm việc của trạm.
Nếu mỗi ngày trạm đạt lưu lượng 30 lớt/phút (Q= 30 Lớt/Phút) làm việc trong một ca trong một ngày, và mỗi ca làm việc 8 giờ thì công suất chiết nạp của một máy là:
Cm =30 x(60)x.503x.8=724.32 tấn/tháng b) Dung tích buồng chứa
G
V = ___________________
T x kvq x KSB V: Tổng dung tích bồn chứa
G: Lượng LPG qua kho trong 1 năm
T: Số tháng hoạt động trong 1 năm (12 tháng)
Kvq: Số vòng quay trung bình của bồn chứa trong một tháng (Kvq= 19)
Ksd: Hệ số sử dụng bồn chứa (Ksd=0.85)
Vậy theo đơn chào hàng thiết bị của các hãng ta chọn bồn chứa với dung tích 30 tấn làm bồn chứa LPG cho trạm chiết nạp GAS.
3.Chương trình sản xuất.
a) Tính chất của sản phẩm LPG
LPD (iquefied Petroleum Gas): Là tên viết tắt của một số hỗn hợp nhất
định của các khí cacbuahidro như: Butan, Izoprotan, hỗn hợp Butan-Protan, hay các khí hóa lỏng v.v… ở điều kiện bình thường với một áp xuất nhất định. LPG được tồn chứa, được vận chuyển dưới dạng lỏng, nhưng tại áp xuất khí quyển thì LPG hóa hơi và được sử dụng như là khí.
b) Các sản phẩm LBG thương mai.
Protan thương mại:
Đây là thành phần trội hơn của Hidrocacbon C3, ở một số nước Protan thương mại có tỷ lệ Butan và hoặc Butylen thấp và cũng có thể là Ethan và hoặc Ethylen.
Butan thương mại:
Chủ yếu là Hidrocacbon C4 thông thường những thành phần lớn nhất là n.Butan và hoặc Izobutan.
Hỗn hợp Protan-Butan thương mại:
Hỗn hợp này chỉ sử dụng cho một số khu vực, thành phần của sản phẩm của bất kì khu vực nào đều do nhà sản xuất và nhà kinh doanh quy định. Tại các nước Công Nghiệp tiên tiến đặc biệt tại các nước khí hậu ôn hòa người ta thường dùng LPG có tỷ lệ trên 70% hoặc 100% để thay chất đốt, còn Butan được sử dụng nhiều hơn trong Công Nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng LPG có thành phần Butan lớn sẽ có áp xuất hơi bão hòa cao hơn dẫn đến việc đấu tư thiết bị, thiết bị đúng rút, bình chứa, kể cả bếp đun trong gia đình cũng phải chịu áp xuất cao, làm cho chi phí đầu tư tăng đáng kể Nhưng nếu dựng Butan với tỷ lệ thấp (<30%) lại phải đầu tư thâm thiết bị làm bay hơi và cung cấp thêm năng lượng để biến lỏng thành hơi mặc dù lượng này rất nhỏ, nhưng cũng rất tốn kém.
Tại khu vực Đông Nam Á loại LPG thường được sử dụng là hỗn hợp Protan- Butan tỷ lệ pha trộn là 70%-30% nguồn này hoàn toàn dễ mua trong khu vực Đông Nam A.
4. Phương án chọn địa điểm và thời gian xây dựng chạm